Cách nào để trẻ an toàn trong vùng dịch?
Bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình thật đáng yêu, khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng được như thế.
Gần đây, nhiều phụ huynh rầu rĩ than thở trên trang blog, facebook cá nhân, thể hiện sự lo lắng về dịch bệnh đang bùng phát, đặc biệt là bệnh tay chân miệng (TCM). Làm thế nào để con trẻ luôn được an toàn trong vùng dịch chính là đề tài được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Không đủ giường bệnh nên người nhà và bệnh nhi phải nằm tạm ngoài hành lang bệnh viện.
Kinh nghiệm từ bệnh tay chân miệng
Chị Thái Thị Nhật (quận Phú Nhuận, TPHCM) như được &’trút bỏ gánh nặng’, chị sống vui hơn khi nhìn con khỏe lại từng ngày. Bây giờ, tiền thu nhập từ đồng lương ít ỏi của giáo viên, chị đều để dành mua những thực phẩm tốt nhất, ngon nhất cho con, đặc biệt chị quan tâm kỹ hơn tới sức đề kháng của con. Bởi vì hơn ai hết, chị đã trải nghiệm cảnh con chị đau đớn do bệnh TCM như thế nào.
Nhớ lại những ngày tháng vất vả đó, chị nghẹn ngào: “Khi phát hiện con bị TCM, tôi bối rối lắm, không hiểu do đâu bé vướng phải bệnh vì tôi chăm bé rất sạch sẽ, ăn uống no đủ mà. Tôi cũng nghĩ quẩn khi nghe tin nhiều trẻ tử vong vì bệnh này và chưa có thuốc đặc trị. Tôi lại không chủ động được gì, nhìn thấy các vết bỏng nước làm con đau, thậm chí ngồi hay ngủ cũng đau… tôi cảm thấy bất lực quá!”
Video đang HOT
Miệng nổi bóng nước nên cho bé ăn là một việc không hề đơn giản. Chị vẫn nhớ như in cảnh vất vả cho con uống từng ngụm sữa, đút từng miếng cháo, thấm biết bao nước mắt. Tay và chân bé có nhiều bóng nước nên bé cử động rất khó khăn, quấy khóc liên tục, có khi khóc đến khản cổ… Những khi ấy chị không cầm lòng được, quay mặt đi khóc thầm thương con quá! Mỗi lần thấy băng ca đẩy ngang phòng là chị sợ hãi. Chị sợ bệnh tình của con trở nặng và phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chị lại càng bối rối bởi theo bác sĩ hiện vẫn chưa có vac-xin ngừa bệnh TCM.
Bóng nước nổi đầy trên tay, chân bé nên mỗi lần vận động lại làm bé đau đớn.
Chính vì thế, từ sau lần đó, chị quan tâm hơn trong việc tìm hiểu thông tin về bệnh TCM cũng như dịch bệnh nói chung, cũng như nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ nhi. Bây giờ, ngoài việc cho con ăn uống đủ dinh dưỡng, chăm con sạch sẽ, chị còn chủ động phòng bệnh cho con bằng cách bổ sung vitamin C hàng ngày để tăng đề kháng và hệ miễn dịch cho con.
Không được chủ quan!
Bệnh TCM thường xảy ra với trẻ dưới 10 tuổi, nhưng cũng không chừa một ai, cả người lớn vẫn sẽ bị mắc phải, bệnh một lần rồi vẫn có thể mắc lại. Do đó, nhiều bà mẹ thắc mắc: “Làm sao con tôi có thể an toàn trong vùng dịch, trong mùa dịch?” khi vẫn còn tới 43,000 ca mắc bệnh, cho đến đầu năm 2012, dù Cục Y tế dự phòng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Một số mẹ khá chủ quan vì nghĩ rằng mình chăm con khá kỹ và cung cấp đủ Vitamin C qua thức ăn mỗi ngày cho bé. Tuy nhiên, ít mẹ biết đến 70% vitamin C trong thực phẩm hàng ngày có thể bị thất thoát trong quá trình chế biến và bảo quản, trong khi virút và các vi khuẩn gây hại luôn rình rập bé bất cứ mọi nơi. Ngoài ra, cơ thể chúng ta không thể tự tống hợp Vitamin C, nó lại bị hao hụt theo hoạt động sống mỗi ngày, nếu không được bổ sung mỗi ngày thì rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu Vitamin C, nhất là ở trẻ em. Theo nội dung khuyến cáo mới nhất từ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương – Bộ Y tế cho biết, trẻ cần được bổ sung Vitamin C mỗi ngày để tăng cường đề kháng và chủ động phòng bệnh TCM.
Tăng cường đề kháng bằng cách dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung vitamin C hằng ngày để giúp bé an toàn trong vùng dịch và phát triển toàn diện.
Con cái là tất cả tình yêu thương của bố mẹ, nên bố mẹ nào cũng muốn cung cấp cho con mọi điều kiện tốt nhất để có thể phát triển toàn diện. Một trong những điều kiện tối ưu đó là có một cơ thể khỏe mạnh, một sức đề kháng tốt để bé có thể học tập, vui chơi và khám phá cuộc sống. Hãy bổ sung 70 – 100mg Vitamin C mỗi ngày để tăng đề kháng, giúp bảo vệ bé an toàn trước dịch bệnh nhé!
Theo SKDS
Việt Nam: Điểm nóng của các bệnh mới nổi
Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 2 loại bệnh nguy hiểm chưa từng xuất hiện hoặc rất hiếm gặp trên thế giới nhưng đã được ghi nhận tại nước ta. Tính rộng hơn trong 10 năm qua, số loại bệnh mới nổi ở Việt Nam được ghi nhận nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trong khu vực.
3,5 triệu người mắc mỗi năm
Ngày 9/10, trao đổi với báo chí, PGS - TS. Phan Trọng Lân, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế cho biết, những bệnh mới nổi, bệnh không rõ nguyên nhân là thách thức đối với các nhà khoa học và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, khả năng gây đại dịch rất lớn.
Trong năm 2012, nước ta ghi nhận thêm 2 loại bệnh chưa rõ nguyên nhân là hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (còn gọi là "bệnh lạ" ở Quảng Ngãi) và hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS.
Mới đây lại xuất hiện 2 trường hợp tử vong ở phía Nam do nhiễm "amip ăn não người" - loại bệnh cũng chưa từng xuất hiện tại nước ta trước đây. Những "bệnh lạ" này cùng với các bệnh mới nổi khác trong 10 năm qua như SARS, cúm A(H5N1), cúm A(H1N1) đại dịch, tay chân miệng..., cộng thêm sự quay trở lại của các bệnh như lao, sốt rét đã ảnh hưởng và đe dọa rất lớn đến sức khỏe người dân.
Theo ông Phan Trọng Lân, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hàng năm nước ta có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm với hàng nghìn trường hợp tử vong. Bệnh mới nổi có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, như bệnh bò điên xuất hiện ở Anh, bệnh viêm gan C ở Nhật, Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia khác, bệnh cúm A(H5N1) ở 15 nước khu vực châu Á, châu Phi... Trong đó, khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam, nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển nên đây chính là "điểm nóng", là trung tâm của các dịch bệnh mới nổi trong khu vực. Hơn nữa, đây cũng là khu vực phát triển năng động, có sự giao thương lớn, trong khi điều kiện sống của người dân vẫn còn khó khăn, mật độ dân số ngày càng đông, ý thức phòng bệnh của người dân không đồng đều, còn nhiều hành vi gây hại cho sức khỏe như tình trạng sử dụng thực phẩm biến đổi gene gia tăng báo động, tạo điều kiện cho các bệnh mới nổi xuất hiện.
"Bệnh lạ" ở Quảng Ngãi vẫn chưa xác định được nguyên nhân
Cần chủ động đối phó
Nói về khả năng đáp ứng của Việt Nam trước những căn bệnh mới xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, PGS - TS. Phan Trọng Lân cho rằng, đây thực sự là thách thức rất lớn bởi với bệnh mới xuất hiện thì chúng ta không có những thông tin đầy đủ về đặc điểm dịch tễ học, tác nhân gây bệnh, phương thức lây truyền và cách phòng, chống.
Khoảng 60% các bệnh ở người có nguồn gốc từ động vật và 75% các bệnh mới nổi có nguồn gốc từ động vật, trong đó một số bệnh bình thường chỉ lưu hành ở động vật nhưng do biến đổi có thể lây truyền và gây bệnh sang người như cúm A(H5N1), cúm A(H1N1). Chính điều đó khiến cho người dân dễ hoang mang, lo lắng khi nhận được những thông tin về số mắc, chết do các loại bệnh "lạ", mới nổi này.
Mặt khác, công tác y tế dự phòng vẫn còn yếu kém. Ngay cả đội ngũ cán bộ y tế dự phòng ở tuyến tỉnh cũng chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu (cả về số lượng và chất lượng), ở tuyến huyện đáp ứng được 41,6% nhu cầu về nhân lực và hầu hết chưa có cơ sở làm việc độc lập, chưa có trang thiết bị phục vụ trong lĩnh vực này...
Theo Duy Tiến (An ninh thủ đô)
Bệnh tay chân miệng vào trường học Trong tuần lễ vừa qua, một số trường mầm non trên địa bàn các quận Bình Thạnh, Tân Bình, quận 11... đã rộ bệnh tay-chân-miệng (TCM). Bé H.A.M, năm tuổi, học sinh lớp lá Trường Mầm non 19, quận Bình Thạnh, mắc bệnh TCM đã được vài ngày. Mẹ cháu cho biết nhà có hai anh em cùng mắc bệnh một lúc dù...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả
Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng Dương Gió Tai thông báo mất con thứ 2, liền bị nói câu view
Netizen
07:00:42 03/04/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Hành xử lố lăng còn ích kỷ, đẹp đến mấy cũng không cứu nổi
Phim việt
06:55:06 03/04/2025
Đã đến lúc phải thừa nhận, G-Dragon không còn như xưa!
Nhạc quốc tế
06:46:38 03/04/2025
Đã rõ nghi vấn Trúc Anh (Mắt Biếc) phẫu thuật thẩm mỹ hậu tăng cân
Sao việt
06:41:55 03/04/2025
Kim Soo Hyun nhận thêm tin dữ sau họp báo đẫm lệ, cơ quan chức năng xác nhận 1 điều
Sao châu á
06:35:23 03/04/2025
Bức ảnh hiếm tiết lộ áp lực đổi mới của Ukraine đảm bảo sự sống còn trong xung đột
Thế giới
06:18:42 03/04/2025
Tháng 4, hãy dùng 3 loại thịt này nấu các món ăn giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho não và giảm bốc hỏa
Ẩm thực
06:09:52 03/04/2025
Phim Hàn chưa chiếu đã hot rần rần: Dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, cặp chính là "thánh visual" hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
06:06:19 03/04/2025
Mẹ vợ suốt ngày càm ràm con rể nhưng trước lúc mất, bà để lại cho rể một bức thư và cuốn sổ đỏ, đọc xong, ai cũng nhòe lệ
Góc tâm tình
06:03:04 03/04/2025
Hành trình hóa siêu điệp viên 'độc - lạ' của Rami Malek trong 'Tay nghiệp dư'
Phim âu mỹ
05:58:13 03/04/2025