Cách nào chữa hiếm muộn?
Vợ chồng tôi lấy nhau 3 năm chưa có con. Mới đây đi khám ở bệnh viện sản, bác sĩ kết luận tôi bị tắc vòi trứng và cả buồng trứng đa nang.
Trường hợp của tôi muốn có con buộc phải làm thụ tinh ống nghiệm hay còn cách nào khác không bác sĩ? Trần Hồng Hà (Hưng Yên).
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn!
Tắc vòi trứng hay còn gọi tắc vòi tử cung, là một trong những nguyên nhân hay gặp ở hiếm muộn nữ. Bản thân vòi trứng là nơi mà trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh nên việc tắc vòi trứng sẽ cản trở sự gặp gỡ này. Tắc vòi trứng cũng sẽ gặp những mức độ và vị trí khác nhau, cũng tùy thuộc vào đó mà bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị theo các hướng khác nhau.
Video đang HOT
Với tắc xa, tiên lượng mở thông được vòi trứng và tinh trùng tốt, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để mở thông vòi trứng, sau đó theo dõi tự nhiên hoặc thực hiện phương pháp bơm tinh trùng và buồng tử cung. Với tắc đoạn gần như tắc đoạn kẽ hay đoạn eo của vòi trứng, phẫu thuật nội soi mở thông rất khó khăn nên bác sĩ chỉ định thụ tinh ống nghiệm.
Vấn đề về buồng trứng đa nang cũng cần lưu tâm. Bản chất hội chứng buồng trứng đa nang là tập hợp những triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, cường Androgen… Trong đó tình trạng đặc trưng gây khó có con là hiện tượng rối loạn phóng noãn kèm rối loạn chuyển hóa. Hội chứng buồng trứng đa nang thường gặp ở 5 đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, một số trường hợp có thể có con tự nhiên. Với hội chứng này, chỉ định được bác sĩ ưu tiên là sử dụng thuốc kích thích buồng trứng để giải quyết vấn đề phóng noãn.
Với trường hợp của bạn, bác sĩ sẽ dựa vào chẩn đoán hình ảnh như chụp tử cung vòi trứng và siêu âm tử cung phần phụ để đánh giá tình trạng của vòi trứng, đưa ra chỉ định phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp thêm thông tin về tinh trùng của chồng, để bác sĩ có thể kết hợp điều trị.
Điều trị hiếm muộn là điều trị kết hợp cả vợ và chồng, nên chúng ta cần đánh giá toàn điện cả hai phía. Mặt khác, trong điều trị vô sinh hiếm muộn, bác sĩ thường tư vấn và chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị từ đơn giản đến phức tạp, từ chi phí thấp tới chi phí cao, phù hợp với nguyên nhân vô sinh, tình trạng sức khỏe cụ thể của vợ chồng.
Chúc bạn sớm có tin vui!
Sinh đôi trai gái sau 18 năm hiếm muộn
18 năm sau khi sinh con đầu lòng, chị Lê Thị Kim Sang, 38 tuổi, mới được tận hưởng lại niềm vui mang thai lần nữa.
Chị Sang kết hôn với anh Lê Văn Biên, năm 2000, sinh con gái đầu lòng năm 2001. Tích góp dần, cả hai quyết định sinh thêm, cũng mong có được con trai. Chờ đợi một năm, hai năm... mãi không có tin vui.
Đầu năm 2010, hai vợ chồng đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán một bên vòi trứng của chị hạn chế dẫn đến việc khó có con. Chạy chữa hai năm, chị Sang mang thai ngoài tử cung, không giữ được, còn phải cắt bỏ một bên vòi trứng.
Tiếp đó, hai vợ chồng đến nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội, uống mọi loại thuốc từ thuốc tây đến thuốc nam.
Tháng 11/2017, khi 36 tuổi, chị đến Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội điều trị. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, cho biết chị chỉ có 20% hy vọng. Bệnh nhân nội tiết kém, từng có thai ngoài tử cung, cắt một bên vòi trứng khiến dự trữ buồng trứng kém.
"Bệnh nhân chỉ có thể làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và phải làm sớm nếu không sẽ hết trứng", bác sĩ Nhã tư vấn.
Lần chuyển phôi đầu thất bại. Chị được bác sĩ tư vấn xin trứng từ người khác, song từ chối. May mắn lần chuyển phôi thứ hai thành công và thai đôi.
Trong suốt thai kỳ, chị Sang gần như sống ở viện. Những bà mẹ làm IVF "có thai đã khó, giữ thai càng khó hơn". Chị còn mang thai đôi nên càng cẩn trọng. Đến tuần 36, chị bị tiền sản giật phải nhập viện. Một tuần sau, bác sĩ chỉ định mổ đẻ.
Hai em bé chào đời ngày 28/11/2019 tại Bệnh viện Bưu điện. Bé gái được đặt tên Lê Thị Kim Ngân, nặng 2,8 kg; bé trai Lê Minh Nguyên, nặng 3,1 kg, đều hoàn toàn khỏe mạnh.
Hai con chị Kim Sang chào đời ở bệnh viện Bưu Điện tháng 11/2019. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Từ ngày có thêm hai con, gia đình tất bật hơn vì cùng lúc chăm sóc hai con nhỏ. Cô con gái lớn năm nay 18 tuổi cũng thường xuyên về nhà, phụ giúp chăm em. Chị Sang khó khăn hơn khi gần như học lại từ đầu cách làm mẹ.
"Trước đây hay dùng tã, bây giờ thường dùng bỉm, trẻ bịt quá kín dễ bị nóng, nổi rôm...", chị tâm sự.
Điều khác biệt là cuộc sống hiện thoải mái, giải tỏa áp lực sau 18 năm hiếm muộn. Chị nói, sinh con khi tuổi đã lớn rất nguy hiểm, nhưng là bất đắc dĩ.
Giọng chùng xuống, chị nói về khoản nợ lớn treo lơ lửng sau hàng chục năm chi phí chữa hiếm muộn. Động viên vợ, "có con là có của", anh Biên vẫn cố gắng làm việc dù đã ngoài 40 tuổi. Ước mong lớn nhất bây giờ của hai vợ chồng là nhìn các con khỏe mạnh, nên người.
"Bao nhiêu năm cũng xứng đáng bởi hành trình tìm con chưa bao giờ dễ dàng. Cảm ơn y học đã cho tôi cơ hội được làm mẹ thêm một lần nữa", chị Sang chia sẻ.
Cặp sinh đôi Kim Ngân và Minh Nguyên gần 6 tháng tuổi. Ảnh: Nhân vật cung cấp
5 căn bệnh ở buồng trứng dễ gây vô sinh mà phái nữ không nên chủ quan bỏ qua Buồng trứng vốn là cơ quan sinh sản quan trọng của phái nữ nên nếu gặp phải một số bệnh lý ở khu vực này thì hội con gái nên chủ động đi chữa trị ngay. Viêm buồng trứng Viêm buồng trứng có thể gây ra tình trạng rối loạn rụng trứng và làm ảnh hưởng trực tiếp tới ống dẫn trứng. Lúc...