Cách nào cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt?
Một hoặc hai tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu, bạn có thể thấy chướng bụng, đau đầu, thay đổi tâm trạng hoặc những thay đổi khác về thể chất và cảm xúc. Các triệu chứng hàng tháng này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Ảnh minh họa
Khoảng 85% phụ nữ trải qua PMS ở một mức độ nào đó. Một số ít có các triệu chứng nghiêm trọng hơn làm gián đoạn công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân, được gọi là rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt (PMDD).
Các triệu chứng của PMS
Nhiều phụ nữ có cảm giác thèm ăn khi hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra, thường là các món ngọt hoặc mặn như bánh sô cô la. Những phụ nữ khác có thể chán ăn hoặc đau bụng. Đầy hơi và táo bón cũng thường gặp.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt và nó không chỉ ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến các tuyến trên da tiết nhiều bã nhờn hơn. Chất nhờn này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn – lời nhắc nhở rõ ràng rằng kỳ kinh của bạn đang đến gần.
Đau
Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây ra nhiều loại đau nhức như: đau lưng, nhức đầu, căng tức ngực, đau khớp.
Thay đổi tâm trạng
Khó chịu, tức giận, dễ khóc, trầm cảm và lo lắng có thể đến và đi trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ thậm chí gặp rắc rối với trí nhớ và sự tập trung trong thời gian này.
Ai có thể bị hội chứng tiền kinh nguyệt?
Bất kỳ phụ nữ nào có kinh nguyệt đều có thể bị hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng một số phụ nữ có nhiều khả năng có các triệu chứng nghiêm trọng hơn:
- Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40, PMS có thể trầm trọng hơn vào những năm 40 tuổi.
- Phụ nữ đã từng mang thai ít nhất một lần dễ bị PMS hơn.
Video đang HOT
- Phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác có thể có nhiều triệu chứng PMS hơn.
Các triệu chứng của PMS có thể giống hoặc trùng lặp với các tình trạng khác như: Tiền mãn kinh, trầm cảm hoặc lo lắng, hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh tuyến giáp, bệnh ruột kích thích. Sự khác biệt chính là các triệu chứng PMS đến và đi theo một mô hình rõ ràng, tháng này qua tháng khác.
PMS có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một số bệnh mãn tính như: Hen suyễn và dị ứng, trầm cảm và lo âu, rối loạn co giật, chứng đau nửa đầu.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt
Nguyên nhân chính xác của hội chứng tiền kinh nguyệt không rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học tin rằng sự suy giảm nồng độ hormone estrogen và progesterone gây ra các triệu chứng của PMS. Những thay đổi về hóa chất trong não hoặc sự thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Tiêu thụ quá nhiều thức ăn mặn, rượu hoặc caffein cũng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Khi các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt khiến bạn lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày thì nên gặp bác sĩ.
Các yếu tố nguy cơ của rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt bao gồm tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị trầm cảm, rối loạn tâm trạng hoặc chấn thương.
Một số biện pháp khắc phục
Tập luyện thường xuyên
Tập thể dục có thể giúp cải thiện tâm trạng và chống lại sự mệt mỏi. Để có được những kết quả tích cực, bạn cần phải tập thể dục thường xuyên, không chỉ khi các triệu chứng PMS xuất hiện. Nên dành thời gian 30 phút để hoạt động thể chất vào các ngày trong tuần.
Cải thiện chế độ ăn
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B có thể giúp chống lại hội chứng tiền kinh nguyệt. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng, phụ nữ ăn thực phẩm giàu thiamine (thịt lợn) và riboflavin (trứng, các sản phẩm từ sữa) ít có nguy cơ bị PMS hơn.
- Ăn nhiều chất xơ có thể giữ cho lượng đường trong máu ở mức đều, có thể làm dịu tâm trạng thất thường và cảm giác thèm ăn. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt phong phú cũng có vitamin B chống PMS, thiamine và riboflavin.
- Bạn có thể giảm bớt các triệu chứng PMS bằng cách cắt giảm những thực phẩm sau:
Muối có thể làm tăng đầy hơi
Caffeine có thể gây khó chịu
Đường có thể làm cho cảm giác thèm ăn trở nên tồi tệ hơn
Rượu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng
Giảm căng thẳng
Vì PMS có thể gây căng thẳng, lo lắng và cáu kỉnh, điều quan trọng là phải tìm ra những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng. Bạn có thể tập yoga, thiền, mát xa, viết nhật ký hoặc đơn giản là nói chuyện với bạn bè để giải tỏa những căng thẳng, lo lắng. Các hoạt động này cũng giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bạn.
Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm dịu một số triệu chứng thể chất của PMS như căng ngực, đau đầu, đau lưng hoặc chuột rút. Thuốc không kê đơn có tác dụng tốt đối với những triệu chứng này bao gồm: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen.
Những sai lầm khi giảm cân mà nhiều người thừa cân hay mắc phải
Khi nói đến giảm cân, nhiều người mắc phải rất nhiều sai lầm ngớ ngẩn. Họ tin vào những điều hoang đường và những quan niệm sai lầm đang lan truyền giữa mọi người hoặc tin vào lời của ai đó mà họ biết.
Nhìn chung, những sai lầm phổ biến này là nguyên nhân cản trở quá trình giảm cân của nhiều người thừa cân hoặc đang phải vật lộn với chứng béo phì. Dưới đây là những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi đang nỗ lực giảm cân.
Không tiêu thụ đủ protein
Nạp đủ protein là cực kỳ quan trọng nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Trên thực tế, protein đã được chứng minh là giúp giảm cân theo một số cách.
Nó có thể làm giảm sự thèm ăn, tăng cảm giác no, giảm lượng calo, tăng tỷ lệ trao đổi chất và bảo vệ khối lượng cơ trong quá trình giảm cân.
Ăn nhiều protein giúp giảm cảm giác thèm ăn, tăng cảm giác no và thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất.
Một chế độ ăn uống giàu protein lành mạnh giúp bạn no lâu hơn trong thời gian dài. Bên cạnh việc cung cấp năng lượng tối đa cho cơ thể, nó còn giúp bạn tránh được những thức ăn có hàm lượng calo cao.
Điều này giúp giảm trọng lượng cơ thể và cũng tăng tỷ lệ trao đổi chất và bảo vệ khối lượng cơ trong quá trình giảm cân.
Chọn chế độ ăn ít chất béo
Với những ai đang cố gắng giảm cân, chế độ ăn kiêng ít chất béo thường thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Tuy nhiên, nó không phải là giải pháp lâu dài cho mục tiêu giảm cân của bạn.
Thực phẩm chế biến ít chất béo hoặc "ăn kiêng" thường được coi là lựa chọn tốt để giảm cân, nhưng chúng thực sự có thể có tác dụng ngược lại.
Nhiều sản phẩm trong số này được bổ sung đường để cải thiện hương vị của chúng. Thay vì giữ cho bạn no, các sản phẩm ít chất béo có thể khiến bạn đói hơn, vì vậy bạn sẽ ăn nhiều hơn.
Chẳng hạn như, một cốc sữa chua ít béo (245 gram), có hương vị trái cây có thể chứa một lượng đường khổng lồ khoảng 47 gram.
Chọn một chế độ ăn ít chất béo sẽ không kiểm soát được cảm giác thèm ăn và khiến bạn đói hơn. Điều này sẽ chỉ dẫn đến tình trạng ăn nhiều và có thể phá vỡ quá trình giảm cân của bạn.
Ăn nhiều calo hơn mức bạn đốt cháy
Lượng calo thâm hụt là cần thiết để giảm cân. Điều này có nghĩa là bạn cần đốt cháy nhiều calo hơn mức tiêu thụ.
Đối với những người thừa cân, có thể cực kỳ khó tránh khỏi các loại thực phẩm ngon, không lành mạnh. Do đó, sai lầm lớn nhất mà họ có thể mắc phải là ăn nhiều calo hơn là đốt cháy chúng.
Chìa khóa để giảm cân là tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn đạt được điều đó.
Chỉ tập trung vào cân nặng
Rất phổ biến khi bạn cảm thấy mình không giảm cân đủ nhanh, mặc dù đã trung thành với chế độ ăn kiêng của mình.
Tuy nhiên, con số trên cân chỉ là một thước đo thay đổi trọng lượng. Cân nặng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm sự dao động của chất lỏng và lượng thức ăn còn lại trong hệ thống của bạn.
Cân nặng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, bao gồm sự dao động của chất lỏng và lượng thức ăn còn lại trong hệ thống của bạn. Ảnh: NHẬT LINH
Trên thực tế, cân nặng có thể dao động tới 1,8 kg trong suốt một ngày, tùy thuộc vào lượng thức ăn và chất lỏng bạn đã tiêu thụ.
Ngoài ra, mức độ estrogen tăng lên và những thay đổi nội tiết tố khác ở phụ nữ có thể dẫn đến việc giữ nước nhiều hơn, được phản ánh qua trọng lượng cân.
Do đó, nếu chỉ tập trung vào cân nặng bạn có thể bỏ qua nhu cầu dinh dưỡng của mình. Điều này có thể tạo ra những vấn đề lớn hơn cho sức khỏe trong tương lai. Thay vào đó, hãy tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Không nâng tạ
Nhiều người trong khi cố gắng giảm cân không tin vào việc nâng tạ. Tuy nhiên, nâng tạ và rèn luyện sức bền mới là thứ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ thể và cải thiện thành phần cơ thể tổng thể. Đặc biệt, khi bạn đang muốn giảm mỡ bụng và đùi, bạn nên tập luyện cường độ cao.
Các nghiên cứu cho thấy, nâng tạ là một trong những chiến lược tập thể dục hiệu quả nhất để tăng cơ và tăng tỷ lệ trao đổi chất. Nó cũng cải thiện thành phần cơ thể tổng thể và tăng cường giảm mỡ bụng, theo The Times of India.
Giảm nhẹ hội chứng tiền kinh nguyệt với 1001 tác dụng chưa biết của gừng Mỗi khi đến kì kinh nguyệt nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng "lên bờ xuống ruộng", nhẹ thì đổ mồ hôi, nặng thì nằm bẹp trên giường gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Một nghiên cứu trên tạp chí Journal Of Alternative And Complementary Medicin e cho thấy, gừng là một thực phẩm tốt cho sức...