Cách miễn phí để có liều thuốc giá 50 tỷ đồng điều trị bệnh hiếm

Theo dõi VGT trên

Trong năm 2022 và 2023, lần lượt 7 trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương may mắn có thuốc trị bệnh teo cơ tủy miễn phí.

Trên thị trường, đây là liều thuốc trị bệnh hiếm có giá tới 50 tỷ đồng.

Gánh nặng chi phí điều trị bệnh hiếm

Theo thông tin tại tọa đàm Tăng cường quản lý bệnh hiếm tại Việt Nam ngày 29/2, hiện nay trên toàn cầu có khoảng 400 triệu người mắc bệnh hiếm. Trong đó, 50% số bệnh nhân là trẻ em; 30% số bệnh nhi mắc bệnh hiếm tử vong trước 5 tuổi. Riêng tại Việt Nam có tới 6 triệu người mắc bệnh hiếm. Tuy nhiên, 95% số bệnh hiếm không có thuốc điều trị.

Phó giáo sư, bác sĩ Trần Minh Điển – Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương ( Hà Nội) cho rằng, gánh nặng chi phí về bệnh hiếm là “khủng khiếp”. Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2023 đã nâng chi phí mua thuốc lên tới hơn 500 tỷ đồng cho nhóm bệnh hiếm nhưng chỉ đủ cho một số rất nhỏ, còn nhiều bệnh hiếm vẫn cần thuốc.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Khánh Phương – Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), trên toàn cầu tổng chi phi điều trị cho bệnh hiếm ngang với ung thư, suy tim, Alzheimer. Ngoài ra, bệnh hiếm còn gây tổn thất chi phí cho xã hội như người bệnh tử vong sớm, không thể lao động. Theo Statista, trong vòng 10 năm (2010 – 2020), toàn cầu chi 169 tỷ USD để điều trị các bệnh hiếm, tăng bình quân 9,4% mỗi năm.

Cách miễn phí để có liều thuốc giá 50 tỷ đồng điều trị bệnh hiếm - Hình 1
Tiến sĩ Nguyễn Khánh Phương – Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) chia sẻ về gánh nặng bệnh hiếm. Ảnh: P.V.

Loại thuốc đắt nhất thế giới được dùng điều trị cho bệnh lý teo cơ tủy (SMA – một căn bệnh di truyền nguy hiểm) có giá 50 tỷ đồng/liều. Hằng năm Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) định kỳ gửi mã số bệnh nhân đến một công ty dược tại Mỹ để quay xổ số, tìm cơ hội ngẫu nhiên giành được lọ thuốc đắt đỏ này. Mỗi năm, chương trình chỉ cấp 50 lọ nhưng có rất nhiều bệnh nhi ở các nước tham gia.

Trong năm 2022 và 2023, lần lượt 7 trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương may mắn có thuốc. Năm 2023, 1 bệnh nhi ở TP.HCM được tặng thuốc.

Video đang HOT

Đối với bệnh Hemophilia A, hiện 3.600 bệnh nhân tại Việt Nam được chẩn đoán và quản lý, chiếm khoảng 50% so với thực tế. Trong năm 2021 – 2023, 78 người bệnh có thuốc thông qua chương trình tài trợ nhân đạo Hemophilia thế giới và hỗ trợ miễn phí một phần từ công ty dược với số tiền lên tới 290 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tại thuốc sắp hết visa, chương trình hỗ trợ có thể bị gián đoạn.

Từ các dữ liệu chi phí điều trị lớn, thuốc điều trị hiếm, ông Điển cho biết, chúng ta cần xây dựng các dữ liệu tổng thể để có kế hoạch chính sách chi trả cho nhóm bệnh hiếm. Tại nước ta, một số thuốc hiếm đã có visa nhưng các cơ quan cần đánh giá tác động tài chính liên quan trực tiếp tới thuốc hiếm. Ông Điển đề xuất xem xét đưa thuốc hiếm vào danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) và thanh toán giảm gánh nặng cho người bệnh.

Hiện 92/200 quốc gia có chính sách nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận thuốc hiếm của người bệnh. Một số nước có quỹ chi trả cho thuốc hiếm như Hà Lan, Australia, Bỉ. Một số nước đưa vào luật, chính sách như Luật về thuốc mồ côi, luật về bệnh hiếm.

Trong thời gian tới, Tiến sĩ Phương cho rằng chúng ta cần có chiến lược tài chính, chính sách thuốc hiếm. Thuốc hiếm cần có tiêu chí phê duyệt đặc biệt trong chương trình thanh toán của Chính phủ hoặc BHYT khác với thuốc thông thường.

Ngoài ra, Bộ Y tế có thể nghiên cứu áp dụng thí điểm cơ chế, sáng kiến tài chính mới mở ra cơ hội tăng cường tiếp cận thuốc hiếm, chi phí cao.

Mẹ day dứt vì gần 10 năm chạy chữa mới biết con bị bệnh hiếm

Khi chị Tô Thị Trang vô tình biết con mắc một loại bệnh hiếm thì không còn cơ hội chữa trị. Lúc này, cậu bé 13 tuổi đã mất khả năng nghe và nói, teo não, mắc bệnh tim.

Từ Đồng Nai, chị Tô Thị Trang cùng con trai L.T.T (13 tuổi) có mặt tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM vào Ngày hội bệnh hiếm diễn ra sáng 28/2. Ngày này được tổ chức cho những đứa trẻ đặc biệt và kiên cường.

Chị Trang cho biết ngay từ khi con trai được 3 tuổi, chị đã đưa T. đi khám nhiều nơi vì bàn tay có hình dáng khác thường. Tuy nhiên, đến khi T. 10 tuổi, các bệnh viện vẫn không xác định được nguyên nhân khiến bé còi cọc, khuôn mặt thô, chậm phát triển, nói ít, hay đau nhức cơ thể.

Khoảng 3 năm trước, chị Trang vô tình đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Bác sĩ đề nghị thực hiện một xét nghiệm đặc biệt và cuối cùng, chẩn đoán T. bị bệnh MPS - một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa hiếm gặp trên thế giới. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cũng cho thấy T. đã bị teo não, suy tim, nhiễm trùng khớp, gan lớn...

Bệnh Mucopolysaccharide (MPS) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa hiếm gặp trên thế giới (khoảng 4,5/100.000 trẻ sơ sinh) do thiếu hụt 1 loại enzyme. Bệnh được chia thành nhiều thể phụ thuộc enzyme thiếu hụt, gây tổn thương đa cơ quan và tiến triển tăng dần dẫn đến tàn phế hoặc tử vong sớm.

"Những năm qua, hai mẹ con đi viện liên tục, từ Đồng Nai lên TP.HCM, đi đủ nơi cũng không ra bệnh. Ban đầu, con còn nói được một ít, sau này không nghe, không nói được nữa. Vì là bệnh hiếm gặp nên phát hiện khi đã quá trễ, tôi tự trách mình lắm. Giá như biết đúng nơi để khám sớm hơn vài năm, con đã không bị nặng như thế này", chị Trang nói.

Bệnh khiến cậu bé 13 tuổi còi cọc, ăn uống rất khó khăn, ăn cháo hay uống nước cũng phải đút từng thìa (muỗng) nhỏ, tránh bị sặc. T. cũng đau ốm nhiều hơn, vừa phải điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, vừa phải uống thuốc của Viện Tim TP.HCM.

Mẹ day dứt vì gần 10 năm chạy chữa mới biết con bị bệnh hiếm - Hình 1
Ngày hội bệnh hiếm lần thứ 3 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.

"Con không nói được nên tôi phải để ý kỹ xem con khó chịu ở đâu. Lúc ngủ, con đập chân rất nhiều xuống giường, đi khám thì biết bị viêm nhiễm trùng khớp. Khi con ôm tai nhăn nhó thì phát hiện viêm tai giữa. Chỉ mẹ mới chăm sóc được thôi, tôi không nhờ ai cả vì sợ không để ý kỹ. Con mình mà, chăm sóc vậy nhưng không thấy vất vả đâu", chị Trang mỉm cười nhìn con.

Cũng với tình yêu thương ấy, chị Võ Thị Mai Thy (40 tuổi, Đồng Tháp) đã đồng hành với con gái 4 năm qua. Cô bé mắc bệnh pompe thể thiếu niên, một loại bệnh chuyển hóa di truyền. Năm 2020, bệnh nhi này nhập viện vì ngưng tim. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, suốt 3 tháng, các bác sĩ nỗ lực tìm ra căn bệnh hiếm khiến em nguy kịch.

"Khi nghe con bị bệnh hiếm, tôi muốn ngất đi, đầu óc không còn bình thường nữa, các bác sĩ tâm lý lên trò chuyện với con rồi điều trị cho mẹ luôn. Hồi đầu, con bị yếu cơ, nằm xụi lơ, đầu gục xuống như con búp bê vải. Bác sĩ nói nếu không được tiếp cận thuốc, con sẽ yếu cơ dần, cơ hô hấp cũng liệt, nằm một chỗ rồi cứ thế lịm dần. Thuốc điều trị rất đắt và phải dùng liên tục", chị Thy kể.

Để điều trị, bệnh nhân phải truyền thuốc suốt đời. Cứ 2 tuần, cô bé lại truyền một đợt từ 13-15 lọ thuốc đặc biệt. Theo chị Thy, hóa đơn thuốc có khi lên đến hơn 300 triệu đồng. May mắn là gần 4 năm qua, một công ty dược đã hỗ trợ loại thuốc này để cô bé điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.

Bệnh nhân đáp ứng thuốc, đáp ứng dinh dưỡng và tăng cân. Từ chỗ không thể nhúc nhích được cơ thể, nay em có thể tự ngồi xe lăn và chủ động sinh hoạt cá nhân. Cô bé phải mở khí quản vì không đủ sức tự thở, luôn phải mang theo máy hút đờm. Dù không thể nói chuyện nhưng em luôn nỗ lực tập luyện, tự làm hoa bằng len để tặng các bác sĩ trong Ngày hội bệnh hiếm.

"Tôi không cho phép mình bị bệnh để còn chăm con. Dù thế nào, tôi cũng thấy may mắn ở chỗ dù là bệnh hiếm nhưng vẫn còn thuốc chữa", chị Thy tâm sự.

Mẹ day dứt vì gần 10 năm chạy chữa mới biết con bị bệnh hiếm - Hình 2
Cô bé mắc bệnh hiếm và giỏ hoa do em tự làm để tặng các bác sĩ.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh hiếm là bệnh có tỷ lệ gặp một trên 2.000 người. Ước tính khoảng 3,5-6% dân số thế giới mắc bệnh hiếm, tương đương 300-450 triệu người. Khoảng 7.000 bệnh hiếm đã được biết đến, trong đó 72-80% nguyên nhân do di truyền, còn lại là nhiễm trùng, dị ứng, bệnh tự miễn.

Do phần lớn nguyên nhân từ di truyền, nên tác động của bệnh hiếm thường kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống từ nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi Trung ương đi đầu trong chẩn đoán và điều trị bệnh hiếm. Khoảng 5 năm gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã tập trung vào hướng đi này, mở ra cơ hội cho trẻ mắc những căn bệnh hiếm gặp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho hay nơi này quản lý khoảng 500 trẻ mắc bệnh hiếm, với các nhóm bệnh khác nhau. Mỗi năm, có thêm hơn 50 bệnh nhi được phát hiện nhưng một số trẻ cũng tử vong.

Tại Ngày hội bệnh hiếm, bác sĩ Hương vui mừng thông báo thuốc điều trị bệnh Pompe đã được Bảo hiểm y tế chi trả tại Bệnh viện Nhi đồng 1, mở ra cơ hội rất lớn cho trẻ mắc những căn bệnh đặc biệt này. Mức trần của Bảo hiểm y tế cho bệnh hiếm tại Bệnh viện Nhi đồng 1 khoảng 10 tỷ đồng/năm.

Việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh hiếm gặp rất nhiều khó khăn. Bác sĩ Hương cho rằng điều quan trọng nhất là bác sĩ phải nghĩ đến khả năng trẻ mắc bệnh. Khi đó, trẻ mới được thực hiện các xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán và có hướng điều trị.

"Các em là những mầm sống mãnh liệt và cha mẹ hãy tin rằng mình không đơn độc. Bác sĩ, nhân viên y tế sẽ không bao giờ buông tay và vì vậy, các anh chị đừng bao giờ từ bỏ", bác sĩ Hương chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cứ ba người lớn sẽ có một người bị zona
06:02:57 21/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
7 dấu hiệu báo động về sức khỏe không nên phớt lờ
09:23:58 21/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Nhà khoa học đưa ra độ tuổi nên ngừng uống bia, rượu
06:04:02 21/11/2024
Đứng làm việc nhiều không tốt cho sức khỏe
08:09:21 21/11/2024

Tin đang nóng

1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024

Tin mới nhất

5 lợi ích tuyệt vời khi ăn mật ong hàng ngày vào buổi sáng

18:22:43 21/11/2024
Các chất chống oxy hóa này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, làm giảm khả năng bị cảm lạnh, cúm. Bằng cách thường xuyên đưa mật ong vào chế độ ăn uống, sẽ giúp hỗ trợ cho cơ chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn.

Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc

17:21:47 21/11/2024
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến thực phẩm, không phải loại phụ gia nào cũng an toàn cho sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng quá liều lượng hoặc trong các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Những thực phẩm không ăn cùng với cá kẻo tự 'rước họa vào thân'

09:50:58 21/11/2024
Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột như khoai tây, mì ống. Việc kết hợp này không chỉ khiến lượng calo và carbohydrate nạp vào quá cao mà còn làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn, khiến bạn nhanh đói và tăng cảm giác thèm ă...

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

09:20:33 21/11/2024
Nếu sau hơn 2 tháng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn đau mạn tính, nhức nhối triền miên, ảnh hưởng chức năng vận động trầm trọng.

Bất ngờ cách ăn khoai tây để giảm cân ít người biết

08:07:11 21/11/2024
Ngoài ra, khoai tây còn là nguồn cung cấp tinh bột kháng tuyệt vời, có lợi cho việc nuôi dưỡng vi khuẩn lành mạnh trong ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cao và giảm cân.

Bỏng lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?

08:04:53 21/11/2024
Chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ăn các loại hạt giàu protein này để kiềm chế cơn đói và duy trì mức năng lượng

07:19:15 21/11/2024
Loại hạt giàu protein này có 5,73 gam protein mỗi ounce và 9 loại axit amin thiết yếu, hạt dẻ cười là một nguồn protein hoàn chỉnh. Hạt dẻ cười cũng giàu chất xơ và phytosterol, giúp kiểm soát cân nặng và giảm cholesterol.

Điều cần làm để tránh tái nhiễm giun kim

07:16:31 21/11/2024
Nếu bạn không chắc nước có an toàn hay không, hãy đun sôi trước khi uống. Nước sôi 1-3 phút sẽ giết chết ký sinh trùng. Chờ cho đến khi nước nguội trước khi uống

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

06:02:25 21/11/2024
Qua kết quả chụp CT Scan có thuốc cản quang cho thấy ống tiêu hóa sau tái tạo hoạt động tốt, không có dấu hiệu xì rò đoạn hầu - thực quản đã được tái tạo. Dự kiến bệnh nhân sẽ chuyển khoa để được xạ - hóa trị nhằm phòng ngừa bệnh tái ph...

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu

17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.

4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'

17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

Có thể bạn quan tâm

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.

Đại Nghĩa nghẹn ngào trước người vợ ung thư vẫn gồng gánh gia đình khi chồng mất

Tv show

22:23:07 21/11/2024
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Vi Thị Bảo Trâm trong Mái ấm gia đình Việt khiến Đại Nghĩa và dàn khách mời không khỏi xót xa.

Nữ diễn viên 'Hồng lâu mộng' qua đời

Sao âu mỹ

21:54:46 21/11/2024
Theo Sina hôm 21.11, nữ diễn viên Trịnh Tranh vừa qua đời ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bạo bệnh. Bà quen thuộc với nhiều khán giả khi đóng vai Uyên Ương trong phim Hồng lâu mộng (1987).