Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời

Theo dõi VGT trên

Cách mạng tháng 8 là một trong những sự kiện trọng đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới.

LTS: Tiếp tục loạt bài về chủ đề “Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9″, Đại tá Đặng Việt Thủy đã gửi tới Tòa soạn bài viết này, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

1. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt chế độ quân chủ ở Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam hơn 1.000 năm. Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến đã thoái vị, nhường quyền điều hành đất nước cho chính quyền cách mạng. Sự kiện trọng đại này diễn ra sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Huế chỉ vài ngày.

Sáng ngày 29 tháng 8 năm 1945, nhân dân Huế tổ chức mít tinh trọng thể ở Sân vận động để hoan nghênh phái đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời từ Hà Nội vào nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Phái đoàn gồm có: Trần Huy Liệu – Trưởng đoàn, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận. Buổi lễ được tổ chức long trọng trên cửa Ngọ Môn.

Đúng 4 giờ, xe phái đoàn chính phủ cách mạng cầm cờ đỏ sao vàng tiến thẳng vào cửa chính của Ngọ Môn giữa tiếng hoan hô nhiệt liệt của hơn 5 vạn nhân dân nội, ngoại thành Huế. Bảo Đại quấn khăn vàng, mặc áo vàng, quần trắng ra đón phái đoàn.

Buổi lễ bắt đầu. Ông Trần Huy Liệu giải thích cho đồng bào rõ ý nghĩa của việc phái đoàn thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời vào nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại và đọc cho đồng bào nghe bức điện mới nhận được từ Hà Nội đán.h vào cho Chính phủ lâm thời sẽ làm lễ ra mắt quốc dân tại Thủ đô Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Trần Huy Liệu cũng đọc cho đồng bào nghe danh sách Chính phủ lâm thời. Sau đó, Bảo Đại đọc tờ chiếu thoái vị một cách xúc động.

Bảo Đại đọc xong thì trên kỳ đài, cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm năm cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm, cắt ngang bởi 24 phát sún.g lệnh vang lên chào quốc kỳ mới của Tổ quốc hồi sinh.

Tiếng sún.g lệnh chấm dứt, vua Bảo Đại hai tay đưa lên trao cho ông trưởng đoàn đại biểu Chính phủ chiếc Quốc ấn bằng vàng nặng gần 10kg và chiếc Quốc kiếm để trong vỏ bằng vàng, nạm ngọc.

Sau đó, ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của đoàn đại biểu Chính phủ, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm tranh đấu anh dũng, kiên cường, bền bỉ của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ và nhấn mạnh chính sách của Chính phủ dân chủ là đoàn kết mọi tầng lớp quốc dân để giữ nước và dựng nước.

Lắng nghe bản tuyên bố của đoàn đại biểu Chính phủ xong, mấy vạn đồng bào lại vỗ tay và hô khẩu hiệu vang lên cả một góc trời: “Việt Nam độc lập muôn năm!”, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!”.

Cuối cùng, theo đề nghị của Bảo Đại, đoàn đại biểu Chính phủ đã tặng ông huy hiệu cờ đỏ sao vàng, ông Nguyễn Lương Bằng cài huy hiệu lên ngực Bảo Đại; từ nay Bảo Đại trở thành người công dân Vĩnh Thụy.

Ông Cù Huy Cận công bố điều ấy cho đồng bào biết và đề nghị đồng bào hoan nghênh người công dân Vĩnh Thụy. Vĩnh Thụy tươi cười giơ tay vẫy chào đồng bào và ra về.

Vua Bảo Đại thoái vị là một sự kiện có tính bước ngoặt của lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ thế kỷ XVI, khi chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu đi vào con đường suy tàn và mục ruỗng, nhân dân Việt Nam đã phải sống một cuộc đời đói khổ và phiêu bạt vì những cuộc nội chiến do các tập đoàn phong kiến gây ra.

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời - Hình 1

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời

Thắng lợi của khởi nghĩa nông dân Tây Sơn tưởng như có thể đổi đời cho những người nông dân “chân lấm tay bùn” nhưng rồi cũng đi vào “vết xe đổ” và cuối cùng chính quyền lại rơi vào tay tập đoàn phong kiến khác, đó là tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn.

Khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn với vai trò là lực lượng lãnh đạo đất nước đã không làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình và để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Rõ ràng, chế độ phong kiến Việt Nam đã đến thời kỳ diệt vong.

Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, nhà Nguyễn như là một công cụ chính trị đắc lực mà thực dân Pháp lợi dụng để cai trị Việt Nam. Vai trò của nhà Nguyễn tiếp tục được duy trì khi phát xít Nhật nhảy vào Việt Nam thay chân Pháp.

Chế độ phong kiến Việt Nam giờ đây như những cây “tầm gửi” chỉ sống được nhờ sự nuôi dưỡng của các “thân chủ”, đó là thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Khi cách mạng vùng lên, dân tộc Việt Nam “giũ bùn đứng dậy” lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật thì chế độ phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn mất chỗ dựa, mất đi người nuôi dưỡng, bao bọc nên sự sụp đổ của nhà Nguyễn là một tất yếu.

Cách mạng giành thắng lợi, vua Bảo Đại thoái vị đã kết thúc thời kỳ tồn tại chế độ phong kiến, mở ra một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam tiến lên theo con đường dân chủ cộng hòa. Lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang một trang mới.

2. Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng họp (ngày 26/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản “Tuyên ngôn độc lập” (từ ngày 26 đến 31/8/1945) tại phố Hàng Ngang, Hà Nội.

Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng.

Trong cuộc họp này, Thường vụ quyết định một số chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời.

Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thường vụ nhất trí mở rộng hơn nữa thành phần Chính phủ lâm thời, chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.

Việc chuẩn bị ngày lễ Độc lập được tiến hành khẩn trương, gấp rút. Nhưng gấp rút nhất, quan trọng nhất là dự thảo bản Tuyên ngôn độc lập.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Thường vụ Trung ương Đảng tín nhiệm đề cử chịu trách nhiệm chính soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.

Từ “Nam quốc sơn hà” thế kỷ XI đời Lý, “Bình Ngô đại cáo” thế kỷ XV đời Lê, đến “Tuyên ngôn độc lập” thời đại Hồ Chí Minh thế kỷ thứ XX, khoảng cách dài gần 10 thế kỷ, ngót nghìn năm; tầm vóc phải khác xưa.

Trong căn phòng nhỏ của ngôi nhà ba tầng số 48 Hàng Ngang – một cơ sở Đảng trong lòng Hà Nội hồi bị địch chiếm, nơi Người sống trong những ngày mới về Hà Nội, Người làm việc miệt mài suốt ngày đêm, khi viết, khi đán.h máy, lúc lại im lặng suy nghĩ.

Người thay mặt cho dân tộc thảo lời tuyên bố kết thúc chế độ thực dân đã ngự trị gần một thế kỷ trên đất nước ta và sự ra đời của một chế độ xã hội mới, thành quả của những năm tháng đấu tranh cách mạng cực kỳ gian khổ. Sau này, chính Bác kể rằng trong đời mình chưa bao giờ Bác lại cảm thấy xúc động và phấn khởi như trong những giờ phút thảo “Tuyên ngôn độc lập”.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo.

Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào dự thảo Tuyên ngôn độc lập.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lậptrong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bản Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với vận mệnh của dân tộc. Nó tiếp nối truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông ta thuở trước.

Thời thế đã đổi thay, song chí khí hào hùng của nhân dân ta trong bài thơ mà Lý Thường Kiệt đọc ở phòng tuyến sông Cầu: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”, trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vẫn thắm đượm trong từng lời, từng chữ của Tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bản Tuyên ngôn độc lập là bản hùng ca viết tiếp những trang sử huy hoàng của ngàn năm về trước, đã đán.h dấu thắng lợi của một thế kỷ ngoan cường chống thực dân và phong kiến và mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta.

Bản Tuyên ngôn độc lập chẳng những đã khai sinh một nhà nước – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước độc lập đầu tiên trong hệ thống thuộc địa thế giới, mà còn báo hiệu sự thành lập một chế độ xã hội mới – chính quyền công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, từ đây với tư cách người chủ thực sự của đất nước, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến.

Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào, là một mốc son chói lọi trên con đường dài đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

Đó thực sự là lời tuyên bố đanh thép về sự cáo chung của chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức. Đồng thời nó cũng báo hiệu sự mở đầu của một thời đại mới, thời đại trỗi dậy của các dân tộc nhược tiểu đứng lên làm chủ vận mệnh của mình.

3. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công trong cả nước đã chấm dứt thời kỳ nô lệ của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Chính quyền phong kiến triều Nguyễn đã sụp đổ hoàn toàn.

Chủ quyền đất nước đã về tay nhân dân. Biết bao công việc bộn bề đang đặt ra trước mắt: chiến tranh tàn phá, kinh tế kiệt quệ, hậu quả tai hại của nạn đói chế.t 2 triệu người đầu năm Ất Dậu, mối đ.e dọ.a của lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ và nguy cơ trở lại xâm lược của thực dân Pháp ở trong Nam.

Trong tình hình phức tạp muôn vàn thử thách đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung giải quyết vấn đề cơ bản của cách mạng là thiết lập chính quyền nhân dân trong cả nước.

Từ sáng sớm ngày 2 tháng 9 năm 1945, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đổ dồn về phía Ba Đình. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt – Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố.

Ý chí của nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chế.t”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Lễ đài bằng gỗ đơn sơ được dựng lên giữa Quảng trường Ba Đình, các đội tự vệ vũ trang cùng những đơn vị Quân giải phóng đội mũ ca lô, quân phục nghiêm trang, hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài.

Những chiến sĩ cách mạng đã từng anh dũng chiến đấu ở Bắc Sơn, Vũ Nhai, đã lập nên các chiến công Nà Ngần, Phai Khắt, vừa cùng nhân dân vùng dậy cướp chính quyền, giờ đây vẫn nắm chắc tay sún.g bảo vệ nền Độc lập mới ra đời.

Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng giờ này, nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội đợi chờ.

Đúng 14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ lên ngang tai, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trong bộ quần áo ka-ki và đôi dép cao su tiến ra trước máy phóng thanh. Thay mặt Chính phủ lâm thời – tức Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam – Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Đọc nửa chừng, Người dừng lại hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”. Hơn 50 vạn người cùng đáp “Có!”.

Tiếp đó, toàn thể nhân viên trong Chính phủ làm lễ tuyên thệ trước Quốc kỳ. Sau lễ tuyên thệ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp trình bày về tình hình trong nước và những chính sách của Chính phủ.

Tiếp đến, ông Trần Huy Liệu – Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền báo cáo về việc Đoàn đại biểu Chính phủ đi tước ấn kiếm Bảo Đại và trình bày với quốc dân chiếc “Ấn quốc bảo” và thanh kiế.m vàn.g mà Bảo Đại mới trao trả cho nhân dân.

Ông Nguyễn Lương Bằng, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh nói về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Minh và hô hào nhân dân đoàn kết ủng hộ Chính phủ, thi hành triệt để chương trình kiến quốc của Việt Minh.

Tới 15 giờ, toàn thể quốc dân tuyên thệ. Sau mỗi lời thề, toàn thể đồng bào đều giơ tay hô lớn “Xin thề!”, tỏ rõ ý chí bền vững không gì lay chuyển nổi của một dân tộc tự đứng lên giành tự do độc lập.

Cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước ra lễ đài một lần nữa. Người kêu gọi nhân dân kiên quyết hy sinh giữ vững nền độc lập vừa mới giành được. Lễ mít tinh bế mạc biến thành một cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại trong thành phố.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc – ngày độc lập đầu tiên của nước Việt Nam sau ngót một thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, ghi nhận chiến công của Việt Nam – một dân tộc tiên phong trong sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và bị áp bức trên thế giới.

Video đang HOT

Ngày 2 tháng 9 đã trở thành ngày Quốc khánh của nước Việt Nam, của nhân dân Việt Nam và đó cũng là cái mốc chấm dứt lịch sử cận đại Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc ta.

Cách mạng tháng Tám thành công là thắng lợi của truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, quyết chiến đấu vì độc lập, tự do, không cam chịu làm nô lệ.

Đó là kết quả của 80 năm đấu tranh kiên cường, anh dũng, đầy hy sinh, gian khổ của dân tộc Việt Nam chống ách thống trị của thực dân Pháp, là thành quả suốt 15 năm chuẩn bị và đấu tranh gian khổ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương; là kết quả của quá trình vận động cách mạng qua nhiều cao trào, cùng với sự vận động chiến lược, sách lược, tạo và nắm thời cơ tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cách mạng tháng Tám cũng đậ.p tan ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật đổ chế độ quân chủ, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Đó là nhà nước kiểu mới, nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, đại biểu cho quốc gia, dân tộc, mang bản chất của giai cấp công nhân do Đảng lãnh đạo. Từ đây, dân tộc Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và xã hội chủ nghĩa.

Với ý nghĩa đó, Cách mạng tháng Tám và Nhà nước mới ra đời mở đầu cho các thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và giành thắng lợi hoàn toàn.

Cách mạng tháng Tám đã tạo nên bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc.

Đó là một cuộc đổi đời chưa từng thấy đối với mỗi người dân Việt Nam, lật đổ ách thống trị phát xít, thực dân, phong kiến trở thành một nước tự do, độc lập, đưa dân tộc Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên vị trí người làm chủ đất nước.

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương – người lãnh đạo sự nghiệp vẻ vang đó đã trở thành một Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. Đảng đại biểu cho lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc, lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền quốc gia.

Từ đây, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đồng thời, sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thắng lợi của con đường cách mạng Hồ Chí Minh. Đó là con đường giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Con đường đó phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của đội tiên phong của giai cấp công nhân.

Cách mạng tháng Tám đã thực hiện hóa và khẳng định những giá trị cao cả của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa bằng cách mạng vô sản. Nó chứng minh sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cách mạng tháng Tám không những có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế rộng lớn. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lê nin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã góp phần xương má.u của mình vào cuộc chiến đấu đán.h thắng hoàn toàn chủ nghĩa phát xít trên thế giới. Nó cổ vũ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Đông Nam Á và ảnh hưởng trực tiếp đến thắng lợi của cách mạng Lào và Cam-pu-chia anh em.

Thắng lợi đó cũng đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần mở ra thời kỳ suy sụp, tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Nó báo hiệu thời điểm giải phóng các dân tộc bị áp bức đã đến và thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

Về ý nghĩa dân tộc và quốc tế của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Chẳng những giai cấp lao động mà nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổ.i đã lãnh đạo cách mạng thành công nắm chính quyền toàn quốc”.

* Nguồn trích dẫn:

- “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội – 1994.

- “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975)”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội – 2005.

- “Năm 1945 – Những sự kiện lịch sử trọng đại “, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội – 2010.

Đại tá Đặng Việt Thủy

Theo giaoduc

Thời cơ đã đến, những quyết định lịch sử trọng đại trong CMT8/1945

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, chúng ta cùng nhớ lại một số sự kiện lịch sử trọng đại tháng 8/1945.

LTS: Năm 1945, một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại, có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của dân tộc ta, đất nước ta: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 70 Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1945-2015), Đại tá Đặng Việt Thủy giúp chúng ta nhìn lại một số sự kiện trọng đại trong tháng 8/1945.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết này, mở đầu cho loạt bài chào mừng 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9.

Trong lúc cả nước Việt Nam sôi sục không khí cách mạng thì Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào những ngày kết thúc. Ngày 7/5/1945, phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.

Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô đán.h tan đội quân Quan Đông, chủ lực của phát xít Nhật; sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Nhật chỉ còn tính từng giờ. Tình hình thế giới lúc này có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam.

1. Hội nghị toàn quốc Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành từ ngày 13-15/8/1945 quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước

Để kịp thời nắm bắt tình hình cách mạng đang diễn ra hết sức mau lẹ và đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa, ngày 13/8/1945, theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị toàn quốc Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương đã được triệu tập ở Tân Trào.

Hội nghị diễn ra (từ ngày 13-15/8/1945) trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi: phát xít Đức đã thất bại (tháng 5/1945), phát xít Nhật đang bị quân Đồng minh dồn vào bước đường cùng rồi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Các nước Đồng minh đi đến thỏa thuận: sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Thực dân Pháp dựa vào quân Đồng minh ráo riết chuẩn bị lực lượng trở lại khôi phục địa vị thống trị ở Đông Dương.

Các lực lượng phản động, tay sai của Nhật ra sức tìm chủ mới, bọn phản động người Việt lưu vong dựa thế quân đội nước ngoài, rắp tâm trở về nắm chính quyền. Tình thế đó đòi hỏi Đảng phải có hành động kiên quyết, linh hoạt, mau lẹ, kịp thời để lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.

Tham dự Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng gồm có đại biểu các đảng bộ Bắc, Trung, Nam, đại biểu hoạt động ở nước ngoài, đại biểu khu giải phóng và các chiến khu.

Hội nghị nhận định: "Nhật đổ, hàng ngũ chỉ huy của chúng ở Đông Dương bị chia rẽ đến cực điểm; quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần, bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ...

Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương như đã chín muồi... Cơ hội tốt cho ta giành chính quyền độc lập đã tới".

Từ đó, Hội nghị quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Anh, quân Tưởng vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật và trước khi quân Pháp đưa lực lượng trở lại xâm lược nước ta.

Hội nghị đề ra nguyên tắc hành động là tập trung, thống nhất, kịp thời. Phương châm hành động trong khởi nghĩa là phối hợp chặt chẽ giữa chính trị và quân sự; phải đán.h chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành thị hay nông thôn; phải làm tan rã tinh thần quân địch, và dụ chúng hàng trước khi đán.h; phải thành lập chính quyền cách mạng ở những nơi giành được quyền làm chủ.

Hội nghị đã quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại trong thời kỳ đầu sau khi giành chính quyền.

Về đối nội, thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Về đối ngoại, thực hiện chính sách "thêm bạn, bớt thù", triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc Pháp - Anh và Mỹ - Tưởng về vấn đề Đông Dương, tránh trường hợp một mình phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù, đồng thời cần chuẩn bị ứng phó với việc Anh - Mỹ - Tưởng nhân nhượng Pháp, cho Pháp trở lại Đông Dương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, của nhân dân Pháp, nhân dân Trung Quốc và của lực lượng tiến bộ thế giới.

Hội nghị nhấn mạnh vấn đề đào tạo cán bộ, sử dụng và phân phối cán bộ hợp lý, hết sức giúp đỡ cán bộ Việt Minh, kết nạp đảng viên mới. Chú ý vấn đề kinh tế, giao thông liên lạc.

Đối với vấn đề kinh tế thì phải "làm sao cho có lương thực và những thứ cần dùng cho chiến đấu, dù trong hoàn cảnh gay go cũng không thiếu".

Đối với vấn đề giao thông liên lạc, phải đặc biệt củng cố giao thông giữa các xứ và các cấp Đảng bộ, tích cực tổ chức giao thông trong các ngành vận tải; lập ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm nhiệm vụ.

Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương bổ sung thêm một số ủy viên: Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn Tấn, Vũ Anh, Võ Nguyên Giáp...

Vì tình thế gấp rút, Hội nghị bế mạc vào ngày 15/8/1945 để số đại biểu dự Đại hội Quốc dân kịp trở về địa phương lãnh đạo Tổng khởi nghĩa.

Chủ trương khởi nghĩa của Hội nghị đã được Đại hội Quốc dân tán thành. Sau khi Đại hội Quốc dân bế mạc, Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến.

Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!".

Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng tháng 8/1945 có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta.

Hội nghị đã đề ra chủ trương khởi nghĩa kịp thời, đề ra kế hoạch khởi nghĩa đúng đắn và biểu thị sự đoàn kết nhất trí cao độ của toàn Đảng, toàn dân trong giờ phút quyết định.

Những tư tưởng trong Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng còn có tác dụng chỉ đạo cách mạng sau khi giành được chính quyền, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng.

2. Ngày 13/8/ 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố Quân lệnh số 1, quyết định Tổng khởi nghĩa

Khi Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa khai mạc vào ngày 13/8/1945 thì có tin Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của toàn dân. Ủy ban khởi nghĩa gồm 5 người: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn, do đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng trực tiếp phụ trách.

Đúng 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa đã ban bố Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Nội dung của văn kiện lịch sử này như sau:

"Hỡi quân dân toàn quốc!

12 giờ trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận. Kẻ thù chúng ta đã ngã gục.

Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!

Mang nhiệm vụ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa toàn quốc cho đến toàn thắng, Ủy ban khởi nghĩa đã thành lập.

Hỡi các tướng sĩ và đội viên Quân giải phóng Việt Nam!

Dưới mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, các bạn hãy tập trung lực lượng, kíp đán.h vào các đô thị và trong trận của quân địch; đán.h chẹn các đường rút lui của chúng, tước võ khí của chúng! Đạp qua muôn trùng trở lực, các bạn hãy kiên quyết tiến!

Hỡi nhân dân toàn quốc!

Dưới mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, đồng bào hãy đem hết tâm lực ủng hộ đạo Quân giải phóng, sung vào bộ đội, xông ra mặt trận đán.h đuổi quân thù.

Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!

Tổ quốc đang đòi hỏi những hy sinh lớn lao của các bạn!

Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!" [1]

Quân lệnh số 1 đã được đông đảo đồng bào, chiến sĩ đón nhận với một tinh thần phấn khởi cao độ.

Chiều ngày 16/8/1945, dưới bóng đa cổ thụ, gần ngôi nhà Hội đồng Cứu quốc xã Tân Trào, các đại biểu từ mọi miền của Tổ quốc về dự Quốc dân Đại hội và đại biểu nhân dân địa phương có mặt đông đủ dự lễ xuất quân. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay trong nắng.

Các chiến sĩ Quân giải phóng đội ngũ chỉnh tề, đứng nghiêm nghe đọc bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa, rồi thẳng tiến về phía Nam trong lời ca hào hùng "Cờ giải phóng phất cao, mau thẳng tiến! Trời phương Nam, dân chúng đang ngóng chờ...".

Theo tinh thần của Quân lệnh số 1, ngay trong ngày 16/8/1945, hai chi đội Giải phóng quân từ căn cứ được lệnh "Nam tiến" đã tiến công thị xã Thái Nguyên nhằm hai mục tiêu:

Thứ nhất là đán.h chiếm thị xã Thái Nguyên làm bàn đạp mở thông cửa ngõ từ Chiến khu Việt Bắc về đồng bằng Bắc Kỳ.

Thứ hai là lấy việc tiến công đán.h chiếm thị xã Thái Nguyên làm bài học rút kinh nghiệm cho phát động vũ trang cách mạng ở các địa phương khác.

3. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh ra lời "Hiệu triệu" quốc dân đồng bào

Ngày 14/8/1945, Hội đồng chiến tranh tối cao nội các Nhật Bản thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Cùng ngày này, Tổng bộ Việt Minh ra lời "Hiệu triệu" nêu rõ: Nhật đã đầu hàng, quân Đồng minh sắp vào Đông Dương: "Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến: Dân tộc Việt Nam đã đến lúc vùng dậy, cướp lại chính quyền độc lập của mình.

Trước cơ hội có một không hai này, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo Quân giải phóng Việt Nam, tung xương má.u ra đán.h đuổi giặc Nhật, đòi lấy tự do hạnh phúc cho nhân dân".

4. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân khai mạc tại đình Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang)

Sáng kiến về việc triệu tập Quốc dân Đại hội của Hồ Chí Minh đã được hình thành từ Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5/1941) nhằm phát động cao trào giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh để đán.h đuổi Nhật - Pháp và "lập nên một Chính phủ cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo tinh thần tân dân chủ, chính phủ do Quốc dân Đại hội cử lên".

Tháng 10/1944 trong Thư gửi đồng bào, cùng với dự đoán thiên tài về "cơ hội dân tộc ta giải phóng chỉ trong một năm hoặc năm rưỡi nữa", Người nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân để thành lập "một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta".

Cơ cấu tổ chức đó "phải do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra".

Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và uy tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang.

Thời cơ đã đến, những quyết định lịch sử trọng đại trong CMT8/1945 - Hình 1

Những quyết định lịch sử trọng đại trong tháng 8/1945 (Ảnh: doisongphapluat.com)

Tháng 8/1945, khi chủ nghĩa phát xít đầu hàng Đồng minh và lực lượng cách mạng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong cả nước, trước thời cơ có một không hai để giải phóng dân tộc, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 13/8/1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa và Quốc dân Đại hội được tiến hành trong bối cảnh đó.

Quốc dân Đại hội có hơn 60 đại biểu tham dự, bao gồm các đại biểu cho các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo, đại biểu Bắc, Trung, Nam và Việt kiều ở ngoài nước tham dự.

Tuy chỉ họp trong thời gian ngắn song Quốc dân Đại hội đã thay mặt toàn thể dân tộc quyết định những vấn đề hệ trọng trong bước ngoặt lịch sử của cách mạng nước ta, đó là:

- Nhất trí tán thành chủ trương của Đảng phát động Tổng khởi nghĩa trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

- Thông qua các chủ trương chính sách lớn về đối nội, đối ngoại (bao gồm 10 điểm) ngay sau khi giành được chính quyền, trong đó có việc xây dựng Nhà nước Dân chủ Cộng hòa, xây dựng lực lượng vũ trang, giảm tô, giảm thuế, xóa nợ, hoãn nợ, chính sách văn hóa - giáo dục, ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân...; về đối ngoại, xác định mối quan hệ với Pháp, Đồng minh và các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền của nhân dân ta.

- Bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng (sau này thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) do Hồ Chí Minh đứng đầu.

Ủy ban thường trực gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng và Dương Đức Hiền. Ngay sau đó, Ủy ban Dân tộc giải phóng đã nghiêm trang tuyên thệ:

"Kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt má.u cuối cùng cũng quyết không lùi bước".

Quốc dân Đại hội Tân Trào chính là kết tinh cho ý chí độc lập tự do, cho khát vọng và quyết tâm đứng lên giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong thời đại mới.

Quốc dân Đại hội Tân Trào là hình ảnh tiêu biểu của khối đại đoàn kết, một "Hội nghị Diên Hồng", mang nội dung mới nhằm thực hiện ý chí của toàn dân, tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quyết định xoay chuyển vận nước bằng phương thức Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Đại hội đã động viên tập hợp khối đoàn kết toàn dân thực hiện tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công", góp phần tích cực vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong điều kiện lịch sử lúc đó, Quốc dân Đại hội thật sự là một cơ cấu quyền lực có đủ uy tín để quyết định nhiệm vụ đối nội và đối ngoại, thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn sau khi giành chính quyền, bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng, thể hiện sự sáng tạo độc đáo về tư tưởng dân quyền và xác lập cơ cấu quyền lực toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ngay trong tiến trình giải phóng dân tộc, tư tưởng đó đã phát triển và hoàn chỉnh ngay sau Quốc dân Đại hội, trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 và đã được thực hiện trong toàn bộ quá trình đấu tranh để bảo vệ và xây dựng đất nước ta suốt 70 năm qua.

Đại hội tán thành chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa và thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh là nội dung Nghị quyết của Quốc dân Đại hội như sau:

a) Ở châu Âu, chủ nghĩa phát xít Ý, Đức đã chế.t, phong trào dân chủ mới đang tiến tới.

Sau khi giúp một phần lớn trong việc tiê.u diệ.t chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, Nga Xô viết ngày 8/8/1945 đã tuyên chiến với Nhật, quyết cùng với quân Đồng minh đán.h trận cuối cùng để tiê.u diệ.t bọn phát xít ở

châu Á.

Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Đồng minh sắp kéo vào nơi nào có quân Nhật đóng.

Phong trào dân tộc độc lập và dân chủ mới càng thêm bồng bột và lan tràn trên thế giới.

b) Ở nước ta, chính quyền của Nhật đang tan rã. Nhận thấy cơ hội thuận tiện, Ủy ban khởi nghĩa do Tổng bộ Việt Minh lập ra đã ra lệnh cho đội Quân giải phóng tước khí giới của tàn binh Nhật và mở rộng phạm vi hoạt động.

c) Quốc dân Đại hội thiết tha hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạng kịp thời đứng lên đoàn kết phấn đấu, để thi hành 10 điều sau đây:

1. Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập.

2. Võ trang nhân dân. Phát triển Quân giải phóng Việt Nam.

3. Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt gian, tùy từng trường hợp sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo.

4. Bỏ các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và nhẹ.

5. Ban bố những quyền của dân cho dân.

- Nhân quyền.

- Tài quyền (quyền sở hữu).

- Dân quyền: Quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền.

6. Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân.

7. Ban bố Luật Lao động; ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm.

8. Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp. Mở quốc gia ngân hàng.

9. Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hóa mới.

10. Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ.

d) Để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc giải phóng của chúng ta cho thắng lợi. Quốc dân Đại hội quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Ủy ban này cũng như Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam trước khi thành lập một chính phủ chính thức. Ủy ban này thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước.

đ) Thì giờ cấp bách. Phải hành động cho kịp thời, Ủy ban giải phóng dân tộc giao toàn quyền chỉ huy cho Ủy ban khởi nghĩa.

e) Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết. Khôn khéo để tránh những sự không lợi cho ta.

Kiên quyết để giành cho được nền hoàn toàn độc lập. Trên thế giới, sau cuộc chiến tranh này, một dân tộc quyết tâm và nhất trí đòi quyền độc lập thì nhất định được độc lập. Chúng ta sẽ thắng lợi".

Đại hội cũng quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, Quốc ca là bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao.

5. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ Trung ương lâm thời) đã ra Tuyên ngôn và Thông cáo (số 1) về Tổng khởi nghĩa toàn quốc.

Nội dung Tuyên ngôn của Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam như sau:

"Cuộc quốc dân đại hội đã cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam. Đại hội ấy do Tổng bộ Việt Minh chiêu tập. Ủy ban dân tộc giải phóng có nhiệm vụ như một Chính phủ lâm thời Việt Nam lãnh đạo tất thảy nhân dân phấn đấu để thực hiện mục đích tối cao của mình là làm cho nước nhà được hoàn toàn độc lập.

Ủy ban lâm thời giải phóng có lời hiệu triệu quốc dân chặt chẽ đoàn kết dưới lá cờ giải phóng. Đoàn kết là Sống, không đoàn kết là Chế.t.

Trước tình thế cấp bức này, toàn dân phải muôn người như một, hãy tin cậy và phục tùng mệnh lệnh của Ủy ban, rập ràng phấn đấu, vượt qua tất cả bước khó khăn, đem lại vinh quang cho Tổ quốc.

Việt Nam hoàn toàn độc lập.

ỦY BAN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG VIỆT NAM

(Chính phủ Trung ương lâm thời)"

Nội dung Thông cáo (số 1) của Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam như sau:

"1. Ở châu Âu, chủ nghĩa phát xít Ý - Đức đã chế.t; phong trào dân chủ mới đang tiến tới.

Ở châu Á phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh.

Phong trào dân tộc độc lập và dân chủ mới càng thêm bồng bột và lan tràn trên thế giới.

2. Đã đến lúc toàn thể quốc dân đứng dậy, đoàn kết, phấn đấu để tranh lấy những quyền lợi sau này:

a) Thực hiện quyền tự do dân chủ: tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do đi lại, v.v......

b) Dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền.

c) Xây dựng nền kinh tế của dân, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.

d) Xây dựng nền quốc dân giáo dục: chống nạn mù chữ, cưỡng bách giáo dục, kiến thiết nền văn hóa mới.

đ) Xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoàn toàn độc lập.

3. Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam đã được Quốc dân Đại hội giao cho cái nhiệm vụ lãnh đạo toàn thể nhân dân như một Chính phủ lâm thời.

Toàn thể đồng bào hãy tin cậy thi hành những mệnh lệnh của Ủy ban giành lại quyền độc lập tự do".

6. Đảng Cộng sản Đông Dương ra Lời hiệu triệu gửi quốc dân đồng bào, các đoàn thể cách mạng và toàn thể đảng viên

Nội dung Lời hiệu triệu của Đảng Cộng sản Đông Dương như sau:

"Hỡi quốc dân đồng bào!

Hỡi các đoàn thể cách mạng!

Hỡi các đồng chí cộng sản!

Phát xít Nhật đã chế.t gục theo phát xít Đức, Ý. Quân đội Nhật đang bị tan rã và bị tước khí giới ở khắp các mặt trận. Quân Đồng minh sắp kéo vào Đông Dương. Giờ hành động quyết liệt đã đến.

Đồng bào và các đoàn thể cứu quốc, dưới quyền chỉ huy của Ủy ban dân tộc giải phóng, Ủy ban khởi nghĩa hãy cùng với Giải phóng quân và tự vệ đội nổi dậy đán.h chiếm các đồn các huyện lỵ, phủ lỵ và các tỉnh lỵ, tước khí giới của giặc Nhật.

Các đồng chí phải sáng suốt trong việc lãnh đạo và cương quyết hy sinh trong cuộc chiến đấu để giành quyền độc lập cho Tổ quốc, để xứng đáng là một đội quân tiề.n phong của dân tộc.

Giờ khởi nghĩa đã đến, ngày vinh quang của Tổ quốc đã bùng nổ.

Quyết chiến, quyết chiến, quyết chiến!

Thắng lợi nhất định về ta.

ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG"

7. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa tới đồng bào cả nước.

Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời, do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:

"Hỡi đồng bào yêu quý!

Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đồng bào ta đoàn kết. Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được Độc lập, tự do.

Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nước. Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) có hàng chục triệu đội viên, gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh, gồm đủ các dân tộc Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán. Trong Việt Minh đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt trai, gái, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo.

Vừa đây Việt Minh lại triệu tập "Việt Nam quốc dân đại biểu đại hội", cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam để lãnh đạo toàn quốc nhân dân kiên quyết đấu tranh kỳ cho nước được độc lập.

Đó là một tiến bộ rất lớn trong lịch sử tranh đấu giải phóng của dân tộc ta từ ngót một thế kỷ nay.

Đó là một điều khiến cho đồng bào ta phấn khởi và riêng tôi hết sức vui mừng.

Nhưng chúng ta chưa thể cho thế là đủ. Cuộc tranh đấu của chúng ta đương còn gay go, dằng dai. Không phải Nhật bại mà bỗng nhiên ta được giải phóng, tự do. Chúng ta vẫn phải ra sức phấn đấu. Chỉ có đoàn kết, phấn đấu, nước ta mới được độc lập.

Việt Minh là cơ sở cho sự đoàn kết, phấn đấu của dân tộc ta trong lúc này. Hãy ra nhập Việt Minh, ủng hộ Việt Minh, làm cho Việt Minh rộng lớn mạnh mẽ.

Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cũng như Chính phủ lâm thời của ta lúc này. Hãy đoàn kết chung quanh nó, làm cho chính sách và mệnh lệnh của nó được thi hành khắp nước.

Như vậy thì Tổ quốc ta nhất định mau được độc lập, dân tộc ta nhất định mau được tự do.

Hỡi đồng bào yêu quý!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ.

Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!".

Thực hiện những lời kêu gọi và hiệu triệu trên, nhân dân cả nước ta đã đồng lòng đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 lịch sử.

* Nguồn trích dẫn:

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng ton tập, tập 7 (1940-1945), Nxb ChÝnh trị quốc gia, H. 2000, tr. 421-422.

- "Văn kiện Đảng toàn tập" - Tập 7, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000.

- "Năm 1945 - Những sự kiện lịch sử trọng đại" - Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2010.

Đại tá Đặng Việt Thủy

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Học sinh nhập viện, lộ ra sự việc bất thường của nhà trường
10:12:09 27/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu
14:27:35 27/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo "dỗi" vì phụ huynh không hỗ trợ mua laptop: Xin lỗi vì gây hiểu nhầm, mong được sửa sai
20:26:33 28/09/2024
NSX Anh Trai Say Hi treo poster thiếu hẳn 1 nghệ sĩ, xử lý thiếu chuyên nghiệp khiến netizen khó chịu vô cùng!
18:19:09 28/09/2024
TP.HCM: Tạm ngưng phân lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop cá nhân
18:24:23 28/09/2024
Em trai của bà Trương Mỹ Lan "năn nỉ" toà xin lại 10 tỷ để trị bệnh
18:38:35 28/09/2024
Cô bé 13 tuổ.i thừa kế gần 30 tỷ, bố mẹ ruột bất ngờ tìm đến hé lộ sự thật gây xôn xao
18:54:37 28/09/2024
Lộ thời điểm nghi Hoa hậu Lê Hoàng Phương và "bà trùm Hoa hậu" trục trặc?
19:52:58 28/09/2024
Sự thật bất ngờ về Yeo Jin Go - sao nhí 'chìm nghỉm' nay đã thành siêu sao màn ảnh Hàn Quốc
20:00:44 28/09/2024
Sau loạt phốt phát ngôn tục tĩu, một bộ phận fan của rapper mang tiếng "phông bạt" đồng loạt "quay xe"
18:11:40 28/09/2024

Tin mới nhất

Quân đội chuẩn bị những bước cuối cùng thiết lập cầu phao Phong Châu

21:11:27 28/09/2024
Khoảng 29 đốt cầu phao dã chiến đang được lực lượng công binh thả xuống khu vực cầu phao Phong Châu, chuẩn bị cho việc thiết lập cầu phao, phục hồi giao thông hai bờ những ngày tới.

Hà Nội: Cháy xưởng tái chế nhựa rộng 500m2, 1 người t.ử von.g

21:05:36 28/09/2024
Vụ cháy xưởng tái chế nhựa với diện tích khoảng 500m2 xảy ra vào rạng sáng 28/9, tại huyện Hoài Đức làm 1 người t.ử von.g.

Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân

21:00:28 28/09/2024
Trường Tiểu học Chương Dương sẽ ký hợp đồng thỉnh giảng với một giáo viên bên ngoài để bảo đảm các hoạt động học tập của lớp 4/3 vẫn diễn ra bình thường, không làm gián đoạn việc học của học sinh.

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đậ.p Thác Bà, đê Hoàng Long

18:27:49 28/09/2024
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.

Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"

18:25:19 28/09/2024
Nữ giáo viên xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân gây bức xúc đã thừa nhận lỗi sai và mong được cho cơ hội sửa sai.

Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng

17:41:30 28/09/2024
Giá vàng nhẫn chứng kiến đà tăng phi mã suốt một tuần nay, vọt lên 83 triệu/lượng, lập kỷ lục. Ghi nhận của phóng viên Dân trí cho thấy người dân tiếp tục đổ xô mua vào, giao dịch sôi động khiến không ít nơi cháy hàng .

Hậu quả bão Yagi hết sức nặng nề, gây sang chấn tinh thần người dân

16:51:58 28/09/2024
Đó là lý do Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi) được tổ chức cả vào ngày thứ bảy, ngày 28/9, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Vụ học sinh nhập viện, lộ bất thường của trường: Thành phố họp vào tuần tới

13:13:17 28/09/2024
Liên quan đến việc một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột không đóng tiề.n BHYT cho hàng chục học sinh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã có buổi làm việc với nhà trường.

Hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh: Báo cáo trong hôm nay

13:10:37 28/09/2024
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đề nghị UBND 2 quận tìm hiểu, xác minh liên quan đến vụ việc hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh đúng hạn.

Vụ tung tin giả có bom trên máy bay Đà Nẵng-Bangkok: Lời kể nhâ.n chứn.g

10:41:09 28/09/2024
Do một hành khách trên chuyến bay VZ961 từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan) tung tin có bom, chị A. (sống ở Đà Nẵng) đến Pattaya muộn hơn so với lịch trình dự kiến ban đầu.

Metro số 1 TPHCM còn nhiều tồn tại, chưa đủ điều kiện nghiệm thu

20:20:24 27/09/2024
Căn cứ vào tình hình thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch chi tiết tiến độ hoàn thành các hạng mục, công việc còn lại làm cơ sở nghiệm thu hoàn thành dự án.

Công an đề nghị lập tổ chuyên môn xác định nguyên nhân sập cầu Phong Châu

20:14:57 27/09/2024
Công an tỉnh đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thành lập tổ giám định xác định nguyên nhân đổ trụ cầu T7 và sập 2 nhịp cầu 6, 7 của cầu Phong Châu; phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Negav phát ngôn "sốc óc" tại concert Anh Trai Say Hi: Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa!

Nhạc việt

23:42:30 28/09/2024
Ngay lúc này, cư dân mạng liên tục bàn tán về những sân khấu, khoảnh khắc tại show diễn của 30 anh trai. Negav lại trở thành tâm điểm tranh cãi vì một phát ngôn.

Hoa hậu Khánh Vân mặc crop top chụp ảnh cưới, Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc

Sao việt

23:36:57 28/09/2024
Diễn viên Lan Phương khoe cơ bụng săn chắc sau hơn 6 tháng sinh em bé thứ hai. Hoa hậu Khánh Vân diện áo crop top phối cùng chân váy ngắn, tạo dáng trên xe mui trần chụp ảnh cưới.

Mỹ nhân thị phi "Đảo thiên đường": Nhan sắc ngọt ngào, học thạc sĩ ở Hàn

Tv show

23:26:35 28/09/2024
Khác với hình ảnh gây tranh cãi trong chương trình hẹn hò Đảo thiên đường , ngoài đời, Yuna Vũ mang đến hình ảnh tích cực, nhiều năng lượng.

Pulisic thăng hoa

Sao thể thao

23:23:54 28/09/2024
Rạng sáng 28/9 (giờ Hà Nội), Christian Pulisic tiếp tục tỏa sáng giúp AC Milan đè bẹp Lecce 3-0 ở vòng 6 Serie A 2024/25.

Siêu mẫu Naomi Campbell bật khóc khi bị cấm hoạt động từ thiện

Sao âu mỹ

23:16:24 28/09/2024
Tổ chức từ thiện của siêu mẫu Naomi Campbell đang bị điều tra và phải đóng cửa, sau khi cảnh sát phát hiện ra phần lớn số tiề.n quyên góp được dùng sai mục đích.

Thông điệp Tarot ngày 28/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu bốc lá The Devil, Thiên Bình bốc lá Knight of Swords

Trắc nghiệm

22:29:18 28/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 28/9/2024 nhé. Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử (21/5 - 20/6)

Baifern Pimchanok ngày càng quyến rũ sau khi chia tay bạn trai

Sao châu á

22:24:18 28/09/2024
Nhiều dân mạng nhận định Baifern Pimchanok ngày càng đẹp sắc sảo và sexy hơn sau khi chia tay bạn trai Nine Naphat.

NSND Kim Xuân trải lòng khi đồng hành cùng các chương trình về HIV

Hậu trường phim

22:20:43 28/09/2024
NSND Kim Xuân mong muốn qua dự án, các bạn trẻ sẽ lắng nghe và tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS một cách văn minh, rõ ràng, từ đó lan tỏa thông điệp tích cực cho xã hội.

Phim hoạt hình kinh điển 'Mộ đom đóm' ra rạp Việt

Phim châu á

22:16:16 28/09/2024
Bộ phim hoạt hình (anime) nổi tiếng về nước Nhật trong Thế chiến thứ hai là Mộ đom đóm của đạo diễn gạo cội Isao Takahata sẽ chiếu thương mại rộng rãi tại VN từ ngày 4.10.

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng tấ.n côn.g CSGT ở Hà Tĩnh

Pháp luật

22:10:05 28/09/2024
Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Văn Hào (SN 1992, trú xã Kỳ Bắc) về tội Chống người thi hành công vụ .

Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc

Thế giới

22:08:53 28/09/2024
Iran tuyên bố mọi phong trào vũ trang do Tehran hậu thuẫn ở Trung Đông sẽ đồng lòng ủng hộ Hezbollah và cảnh báo Israel sẽ phải hối tiếc.