Cách mạng 4.0 đến, một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội đã sa thải 80% công nhân vì robot
Đức Giang là công ty hóa chất hàng đầu Việt Nam, có mã giao dịch trên sàn chứng khoán là DGC. Mới đây, vị Tổng giám đốc công ty đã có chia sẻ chua xót: &’Nhà máy 100 người thì chỉ còn 10 -15 người trụ lại, chúng tôi cũng đau xót lắm’.
3 tháng trước, Đại học Oxford công bố lộ trình mất việc vào tay robot của loài người. Đến thời điểm 1 tháng trước, một nhà máy ở Bình Dương cũng phải cho 90% công nhân nghỉ việc vì đã có hệ thống robot làm thay các công việc.
Lúc này, những người công nhân trình độ thấp, trên toàn thế giới hay là tại cả 340 khu công nghiệp ở Việt Nam, có lẽ đang rất lo lắng rằng rồi mình sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo bị đào thải bởi robot.
Với doanh nghiệp chúng tôi: &’Các anh cứ yên tâm’!
Mới đây, lần đầu tiên, một lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam đã lên tiếng về câu chuyện này trong một hội thảo về cách mạng 4.0 hồi giữa tháng 8. Cụ thể, ông Đào Hữu Huyền, Công ty Cổ phần bột giặt và hóa chất Đức Giang cho rằng nguy cơ robot thay thế con người là hoàn toàn có thật ở Việt Nam.
Cũng nói về trào lưu này, ông Huyền cũng chia sẻ một cách chua xót: “Với doanh nghiệp thì &’có thể theo kịp được’, nhưng với các công nhân thì thực sự &’rất đau xót’.
Ông Đào Hữu Huyền (hàng trên, bên phải)
Theo ông Huyền thì thuật ngữ &’cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đối với doanh nghiệp Việt Nam, nên được hiểu đơn giản là việc tự động hóa đến mức tối đa khâu sản xuất. Và hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu bắt kịp, hoặc là đã ý thức được với một xu hướng đang lên trên thế giới.
“Nói về cách mạng công nghiệp 4.0 thì tôi nói thật là bây giờ dưới các xí nghiệp chúng tôi đã triển khai tự động hóa rồi, đã ý thức người máy hơn hẳn người bình thường rồi”, vị giám đốc này chia sẻ.
Đối với riêng Đức Giang, việc để máy móc tự làm giờ đây đã được ứng dụng vào nhiều khâu sản xuất khác nhau như bón phân, đóng gói hoàn toàn. “Không cần nói đâu xa 4.0, nói chung là chúng tôi đã tự động hóa tối đa khâu sản xuất”, ông nói.
Nâng cao sự hiện diện của máy móc cũng đồng nghĩa với vai trò của con người được giảm bớt. Theo vị tổng giám đốc công ty Đức Giang thì giờ đây tại Việt Nam, khái niệm nhà máy với chỉ vài ba người đã bắt đầu trở thành phổ thông, chứ không chỉ là từ ngữ trên báo chí.
Những robot thay thế hàng nghìn con người trong sản xuất
Video đang HOT
Tất nhiên những nhân lực này là những người có trình độ cao, sẽ thực hiện công việc điều phối hoạt động của cả nhà máy. Ông Huyền đặt niềm tin vào điều này bởi theo ông thì “các kỹ sư Việt Nam giờ đây đã rất nhanh nhạy với cái mới, chịu học hỏi và bắt kịp rất nhanh”.
Nói chung, những lời bộc bạch rất thật của ông khiến người ta tin rằng doanh nghiệp Việt đang trên đường theo kịp với xu hướng &’robot hóa’ hiện diện trên thế giới. “Nhân hội nghị hôm nay, chúng tôi nói những cái thực chất, các anh cứ yên tâm với sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”, ông Huyền lạc quan cho biết.
Cũng theo dự đoán của ông thì trong tương lai, bên cạnh máy móc thì một tầng lớp người lao động mới sẽ xuất hiện. “Tương lai tôi nghĩ công ty sẽ chỉ có vài trăm công nhân, văn phòng được tự động hóa. Chúng tôi sẽ mời các nhân sự có khả năng công nghệ thông tin cao về làm việc”, doanh nhân này trầm ngâm cho biết.
Nhưng với người công nhân bị robot cướp việc: &’Thực tại đau xót lắm’
Bên cạnh nhiều điểm sáng, điều ông Huyền trăn trở nhất chính là những gì đang thực sự diễn ra dưới các phân xưởng với những công nhân Việt Nam hàng ngày phải &’ấm ức’ nhìn robot cướp đi việc làm của mình.
Và có vẻ như, những gì báo chí cảnh báo thời gian qua là chẳng hề phóng đại. Dưới góc độ doanh nghiệp, công nghệ mang đến nhiều lợi ích cho Đức Giang, nhưng lại đang gây khó cho các công nhân của ông Huyền và hàng trăm nghìn đồng nghiệp của họ tại Việt Nam.
Từ chính công ty mình, ông Huyền chia sẻ về chuyện tự động hóa đã &’tiêu diệt’ sức sản xuất của những công nhân tại Đức Giang một cách nhanh chóng như thế nào.
“Cứ 1600 người thì 300 người bị mất việc, các phòng ban của công ty tôi giờ hoạt động tự động hết. Cứ thế này thì tôi lo ngại vài năm nữa gánh nặng an sinh xã hội tỉnh Lào Cai (Đức Giang có 1 nhà máy sản xuất tại Lào Cai-pv) chắc sẽ tăng lên rất nhanh”, Ông Huyền chia sẻ.
Thậm chí tốc độ mất việc còn khủng khiếp hơn đối với các công nhân của ông Huyền tại nhà máy tại Long Biên. Ông chia sẻ về dây chuyền bột giặt tuổi đời hơn 20 năm ở đây, vốn có 100 người nhưng khi máy móc vào thì sẽ chỉ cần có 10 – 15 người vận hành.
“Tôi tự nghĩ là các công nhân buộc phải nghỉ thì sẽ làm gì?”, người đàn ông này trầm ngâm tự vấn.
So với máy móc, robot thì rõ ràng những người công nhân bằng xương bằng thịt thiệt thòi hơn rất nhiều. Tổng Giám đốc Đức Giang lấy ví dụ: “Robot làm gì có bảo hiểm, chỉ có bảo dưỡng, bảo hành. Còn đối với nhân công thì bảo hiểm nặng lắm. Nói như thế để các anh thông cảm cho doanh nghiệp về vấn đề an sinh xã hội”.
Từ đó, vị Tổng giám đốc phân tích rằng việc thay thế con người bằng robot sẽ chẳng làm thiệt gì cho các doanh nghiệp, thậm chí còn mang lại lợi ích.
Tuy nhiên, chuyện ngược lại xảy ra với các công nhân, đó sẽ là một cuộc thay đổi trên diện rộng mà cách ông Huyền mô tả là &’vô cùng đau xót’. “Nói thế để thấy chúng tôi cũng đau xót lắm. Có phải đuổi một lúc 50 – 60 người là đơn giản đâu”, ông Huyền nói.
Với những công nhân trình độ thấp, cơ hội giờ đây có lẽ sẽ chỉ còn mở ra ở những doanh nghiệp tài chính còn yếu, chưa đủ nguồn lực để sử dụng robot, máy móc và vẫn cần viện đến sức người.
Thế nhưng, đây cũng là một bài toán đặt ra, khi mà những doanh nghiệp này thường có nguồn cầu lao động không lớn như Đức Giang, khó lòng đáp ứng nguồn cung từ những người lao động đang mất việc.
Giờ đây, cách làm hiệu quả nhất có lẽ là đào tạo lại, hoặc đào tạo nâng cao – những chủ trương mà Chính phủ đang hướng tới. “Nếu chúng ta biết làm một cách bài bản thì chắc là khó khăn vẫn có, nhưng chúng ta cũng sẽ không đến nỗi quá hoang mang” – Ông Trần Đình Thiên nói sau phần phát biểu của ông Huyền.Vũ Hán
Theo GenK
'Đào tạo Toán học của Việt Nam rất yếu so với thế giới'
Đánh giá về chất lượng đào tạo Toán học hiện nay, GS Lê Tuấn Hoa cho rằng đối với khu vực ASEAN, chất lượng đào tạo của Việt Nam thua Singapore và so với thế giới thì rất yếu.
Một cuộc gặp gỡ của các nhà Toán học Việt Nam trong một không gian ấm cúng để chúc mừng 3 giáo sư Toán được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng quan trọng hơn cả là được nói chuyện về Toán học.
Báo động đào tạo Toán tại đại học
Nói về lịch sử Toán học Việt Nam, GS.TSKH Lê Tuấn Hoa cho biết đầu thế kỷ 20, Việt Nam bắt đầu biết đến Toán học. Trong số các nhà Toán học của Việt Nam giai đoạn đầu tiên, có 5 giáo sư (GS) được đào tạo tại Pháp là GS Lê Văn Thiêm, GS Nguyễn Xiển, GS Tạ Quang Bửu, GS Nguyễn Thúc Hào, GS Hoàng Xuân Hãn.
Việt Nam lần đầu tiên tổ chức thi đại học (ĐH) môn Toán vào năm 1970 và lần đầu tiên tham gia kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1974. Ngay năm đầu tiên, Việt Nam đã có tấm huy chương vàng quý giá của Hoàng Lê Minh.
Tuy nhiên, theo GS Lê Tuấn Hoa, dù có bề dày lịch sử, số GS được phong là nhà Toán học chưa đến 80 người. Trong số này, 10 người đã mất. PGS có khoảng 300 người, tiến sĩ khoảng 1.000 người, trong đó đang giảng dạy ở các trường ĐH khoảng 400 người.
Bình quân chưa đến một tiến sĩ/trường ĐH, CĐ. Hiện nay, 17 trường ĐH có khoa Toán, 30 trường ĐH đào tạo Toán.
Đánh giá về chất lượng đào tạo Toán học hiện nay, GS Lê Tuấn Hoa cho rằng đối với khu vực ASEAN, chất lượng đào tạo của Việt Nam thua Singapore, so với thế giới thì rất yếu.
"Việt Nam đào tạo đỉnh cao của phổ thông rất tốt, đào tạo tiến sĩ trong nước cũng tốt, thậm chí nhiều luận án không thua kém nước ngoài, nhưng đào tạo ĐH rất yếu. Hơn nữa, sau tiến sĩ, chúng ta không có mô hình đào tạo kế tiếp. Nếu ví tiến sĩ như cái mầm mới nhú khỏi mặt đất, sau tiến sĩ là để nuôi dưỡng cái mầm đó thành cây, ra hoa kết trái, thì chúng ta thiếu hẳn vế sau. Toán ứng dụng của chúng ta cũng kém", GS Lê Tuấn Hoa nêu thực trạng.
GS.TSKH Ngô Việt Trung. Ảnh: Tiền Phong.
Nhiều cơ hội cho người học Toán
Chia sẻ về vấn đề dạy và học Toán hiện nay tại Việt Nam, GS.TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho rằng cần nhìn lại dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra, thấy có nhiều vấn đề phải xem xét lại. Học sinh muốn thích ứng được với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay 5.0, 6.0 thì phải được học những cái cơ bản để giải quyết vấn đề.
"Hãy nhìn chương trình các nước xung quanh và trên thế giới họ học như thế nào để mình học tập. Chương trình phổ thông của chúng ta có nhiều điều bất cập nhưng nhiều người khẳng định Toán học phổ thông đào tạo tương đối tốt. Tôi nghĩ là đúng.
Cái quan trọng của Toán là dạy tư duy. Còn nói quá tải, tôi nghĩ đó là chương trình toán được dạy ở các trường chuyên. Với chương trình phổ thông bình thường, toán của chúng ta mới chỉ ở mức trung bình của thế giới. Muốn hơn họ, ta phải học hơn thế", GS Ngô Việt Trung khẳng định.
Tại buổi giao lưu ngành Toán toàn miền Bắc vừa được tổ chức với sự tham gia của hơn 100 học sinh, giáo viên đến từ nhiều trường THPT, xoay quanh chủ đề "Vẻ đẹp Toán học - Nghệ thuật và ứng dụng", TS Trần Nam Dũng, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM phân tích những cơ hội việc làm cho nhân lực ngành này trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Ông cũng khuyến khích các bạn trẻ theo đuổi bộ môn khoa học này. Nhiều thông tin thú vị và thực tế được TS Trần Nam Dũng đưa ra khiến chính các học sinh chuyên Toán cùng nhiều thầy cô bất ngờ.
Như vào quý I năm 2017, Amazon đang cần gần 600 nhân sự ngành Toán, Intel cần hơn 700 người, cá biệt có IBM đăng hơn 900 vị trí săn tìm dân ngành Toán. Những tập đoàn khổng lồ như Facebook, Google, Microsoft đều thường trực có hàng chục đến hàng trăm vị trí săn tìm dân học Toán. Với những tập đoàn này, cuộc cạnh tranh săn tìm dân Toán chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nói cách khác, học Toán đang rất có giá với các "ông lớn".
TS Nam Dũng cũng chia sẻ thêm trong khi ở nước ngoài, Toán học vẫn là một trong những ngành đào tạo danh tiếng với số lượng sinh viên ổn định qua các năm, thì tại Việt Nam hiện tại chỉ có 4 trường đào tạo ngành Toán lý thuyết trên tổng số hơn 600 trường đại học - cao đẳng toàn quốc.
Như vậy, có thể dự đoán, với xu hướng tuyển dụng săn tìm nhân sự ngành Toán được đào tạo bài bản và ngoại ngữ tốt, dân Toán hoàn toàn có thể sống tốt bằng nghề của mình.
Ba nhà khoa học của Viện Toán học là GS.TSKH Ngô Việt Trung, GS.TSKH Nguyễn Tự Cường, GS.TSKH Lê Tuấn Hoa đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về cụm công trình "Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc".
Như vậy, sau hai giáo sư Toán học nổi tiếng là Lê Văn Thiêm (đã mất) và Hoàng Tụy nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một (năm 1996), đầu năm 2017, với cụm công trình "Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc", 3 giáo sư trên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vinh dự được trao giải thưởng cao quý này.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Nỗi lo mất việc vì... cách mạng 4.0 Cả nước có tới 54 triệu lao động, nhưng có tới gần 70% làm việc phi chính thức, lao động chân tay. Nếu không có sự chuẩn bị nhằm nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề, nhiều khả năng sẽ bị robot thay thế trong cách mạng về công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) tới đây. Công nhân dễ mất việc...