Cách ly xã hội – thời gian tuyệt vời dành cho gia đình
“Thời gian này, tôi thấy mình may mắn khi có cơ hội ở bên gia đình và thời gian để thử nghiệm nhiều cái mới” – bạn đọc nước ngoài đã chia sẻ câu chuyện của gia đình anh trong những ngày cách ly xã hội.
Bữa trưa của một gia đình ở New Jersey (Mỹ) trong thời gian cách ly – Ảnh: Reuters
Hiện tại tôi đang cách ly cùng gia đình ở TP Doha, Qatar. Cơ quan tôi đã cho làm việc tại nhà hơn ba tuần nay và khuyến cáo nhân viên nên tránh ra đường. Như vậy không thể tránh sự xáo trộn trong đời sống hằng ngày.
Làm việc tại nhà khiến cách làm việc của tôi có không ít thay đổi. Tôi là biên tập viên của báo Al Jazeera, nên tính chất công việc của tôi đã được làm từ xa và không bị bó buộc phải vào văn phòng để hoàn thành.
Tuy nhiên, khi không phải đến tòa soạn, cơ quan chúng tôi bị mất đi những cuộc thảo luận, cuộc họp và các hoạt động gắn kết trong cơ quan. Dù năng suất lao động của nhân viên không bị giảm nhưng sự tương tác hiện tại chỉ diễn ra qua cuộc gọi video và các phần mềm. Lẽ tất nhiên những buổi trao đổi cũng trở nên hình thức hơn và không có sự hào hứng như trước.
Làm việc từ nhà rất khó tránh khỏi cảm giác lười biếng và thiếu đi động lực, dễ làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Chính vì vậy, dù ở nhà tôi cũng cố gắng tạo ra không gian “văn phòng” cho bản thân mình bằng cách ngồi vào bàn làm việc, trang phục “tươm tất” một chút thay vì mặc quần áo ở nhà, pha cho mình một tách trà hay tách cà phê.
Trước khi bắt đầu làm việc, tôi cố gắng đọc ít tin tức để biết chuyện gì đang xảy ra, tránh cảm giác lạc lõng, đơn lẻ và tách rời khỏi xã hội. Nhờ vậy mà trong nhiều trường hợp tôi thấy mình làm nhiều việc hơn khi làm từ nhà, vì về cơ bản tôi luôn ngồi “trong văn phòng”.
Anh FARAS GHANI (người Anh) – tác giả bài viết
Chính vì dịch bệnh đang trở nên nghiêm trọng hơn, bản thân tôi cũng trở nên đa nghi và điều này khiến việc ở nhà dễ dàng hơn. Ngay cả những lần đến siêu thị, tôi cũng luôn chú ý đảm bảo bản thân cách những người khác ít nhất 2 mét và luôn lo ngại về những món đồ mua về từ các cửa hàng. Cách ly xã hội được cho là một trong những phương thức hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu tốc độ lây lan của dịch COVID-19 nên dù có ảnh hưởng đến đời sống cá nhân, chúng tôi cũng không thể không tuân theo.
Không ít người xung quanh tôi đang dần trở nên chán nản vì phải ngồi ở nhà và nhiều lúc bản thân tôi cũng thấy việc này khó khăn, đặc biệt là vào những ngày thời tiết đẹp hay những dịp quan trọng như sinh nhật.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh việc cẩn thận tránh để COVID-19 lây lan, chúng ta cũng phải chú ý đến tâm lý của mỗi người. Khi ở nhà, công việc không phải yếu tố duy nhất cần phải “mang về”, mà các bạn còn phải nghĩ đến những khía cạnh khác của cuộc sống như tập thể dục, các sở thích và thể thao.
Nếu trước đây hay đến phòng gym để tập thể dục, bạn nên tìm hiểu một số bài tập tại nhà. Nhờ mạng Internet, bạn nên dành thời gian gọi điện cho bạn bè và gia đình. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bắt đầu một sở thích mới như nấu ăn, nướng bánh, làm vườn…
Bạn cũng nên dành nhiều thời gian hơn với gia đình, đặc biệt là trẻ em. Học ngoại ngữ mới cũng là một cách tốt để tận dụng thời gian hiệu quả. Mỗi người cần phải tìm cho mình một hoạt động, những mục tiêu để tránh rơi vào tình trạng chán nản, uể oải.
Trong thời gian này, tôi thấy mình may mắn khi có được thêm thời gian bên gia đình và thử nghiệm nhiều cái mới. Tôi thấy mình may mắn vì có nhiều người không thể mang công việc về nhà, mà buộc phải đến cơ quan mỗi ngày. Bên cạnh đó, có không ít người mất việc, bị cắt giảm lương và không có điều kiện để kiếm sống bên cạnh lo lắng về dịch bệnh. Chính vì vậy, tôi cảm kích những gì mình đang có.
Hướng suy nghĩ của mình tới điều tích cực
Tôi đang thực hiện cách ly xã hội ở TP.HCM. Ngay từ thời điểm chính quyền TP.HCM yêu cầu quán bar và nhà hàng đóng cửa, tôi đã quyết định mình nên ở trong nhà. Tôi rất ý thức về mối nguy hiểm của một không gian khép kín, ví dụ như ở trung tâm mua sắm – nơi người ta chỉ cách nhau vài centimet. Vậy nên tôi quyết định cứ ở nhà đến khi tình hình khá hơn, dù thật sự việc ở nhà cũng không phải dễ dàng, vì tôi đã về hưu nên cũng không làm việc ở nhà như một số người khác.
Điều quan trọng nhất, tôi nghĩ là chúng ta cần phải giữ được cho mình tinh thần tích cực, tránh đọc những tin tức xấu trên Facebook. Sự cô đơn rất có hại cho não bộ của bạn, nên bạn cần phải thoát khỏi cảm giác đó, ngủ một giấc thật ngon và bắt đầu lại mọi thứ vào hôm sau. Gọi video cho gia đình, bạn bè, gửi cho nhau những bức ảnh ghi lại kỷ niệm đẹp, bàn với nhau xem mình sẽ làm gì vào ngày gặp lại nhau, hãy hướng suy nghĩ của mình tới những điều tích cực.
Việc ở nhà cũng có mặt tích cực, có thể đây là lúc chúng ta hiểu hơn rằng mình dễ tổn thương như nhau dù địa vị xã hội, tiền bạc như thế nào, dù bạn là người sở hữu một chiếc xe hơi xịn hay một chiếc xe máy cà tàng thì chúng ta cũng đều là con người và bình đẳng như nhau.
Tôi nghĩ cách để vượt qua cơn chán của những ngày ở nhà này là giữ cho mình được lịch trình hằng ngày, như thể mình vẫn đang làm việc hằng ngày vậy. Hãy để não bộ của mình vận động, suy nghĩ. Một bộ não mà không sử dụng thì cũng sẽ như một chiếc Vespa cũ để trong kho mấy tuần liền vậy, nó sẽ không chạy tốt được.
Tony Shepherd (người Úc) – Ngọc Đông ghi
“Một miếng khi đói…”
Tôi là giáo viên dạy tiếng Anh cho một trường tiểu học ở quận 6 và đã sống ở TP.HCM được 10 tháng. Do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, hiện tôi đang tạm ngưng công việc của mình đến khi học sinh đi học trở lại.
Chủ nhà hiện nay của tôi là người rất thấu hiểu. Họ đã đề nghị cho tôi có thể chậm trả tiền nhà đến khi quay lại với công việc, dù khi nào thì cả đôi bên đều chưa rõ. Hành động này rất tử tế với các khách hàng trong giai đoạn khó khăn như dịch bệnh COVID-19 hiện nay và chúng tôi rất cảm kích với tấm lòng của nhiều chủ nhà tốt bụng.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, trước sự giúp đỡ đúng lúc lúc này, tôi không biết gì hơn là cảm ơn và cầu nguyện cho những người tốt quanh mình gặp điều tốt lành.
Hiện nay, thành thật mà nói, với nhiều người nước ngoài làm công việc dạy tiếng Anh như tôi, tiền nhà có thể là một gánh nặng khi công việc của chúng tôi đã ngưng sang tháng thứ 3 nếu không kể thời gian nghỉ tết.
Hơn thế, tuần qua tôi vừa gặp vấn đề sức khỏe phải nhập viện, cô chủ nhà cũng biết hoàn cảnh của tôi. Trả viện phí, tiền thuê nhà, tiền gia hạn visa… trong thời điểm không còn thu nhập thực sự là không dễ dàng.
Chúng ta cần giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Giữa tình huống khó khăn đột ngột, bất ngờ mà không ai mong muốn hiện nay, mọi sự giúp đỡ đều đáng trân quý.
Etienne Awa (người Cameron) – Hồng Vân ghi
FARAS GHANI (người Anh) – HÀ MY ghi
Quảng Nam cách ly hàng trăm người về từ Hà Nội, TP HCM
Sau 3 ngày thực hiện cách ly xã hội, hơn 340 người về từ Hà Nội, TP HCM được Quảng Nam đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Ngày 3/4, ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam - cho hay 340 người này gồm các trường hợp về từ Hà Nội, TP HCM được ghi nhận tại chốt kiểm soát ở cửa ngõ ra vào tỉnh, cũng như qua rà soát của chính quyền địa phương ở khu dân cư.
Lực lượng chức năng tại chốt số 5, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành dừng xe kiểm soát người đi vào tỉnh Quảng Nam chiều 2/4. Ảnh: Sơn Thủy.
Trong đó, chốt số 5, xã Tam Hiệp (huyện Núi Thành), đóng ở cửa ngõ phía Nam tỉnh ghi nhận 83 người từ TP HCM về. Ông Ngô Đức An - Phó chủ tịch UBND huyện Núi Thành -nói "tùy theo quê quán, nơi cư trú, ai ở huyện nào thì về cách ly ở huyện đó, riêng huyện Núi Thành có 8 trường hợp trong số 83 người này". Ngoài ra, huyện Núi Thành rà soát trên địa bàn có 18 người cũng vừa trở về từ Hà Nội, TP HCM, đều đã đưa đi cách ly tập trung.
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch thị xã Điện Bàn, cho biết tại đây có 4 chốt kiểm soát, trong đó hai chốt do tỉnh lập trên quốc lộ 1A, xã Điện An (cửa ngõ phía Bắc tỉnh) và đường ĐT 603 ở khu vực ngã ba Thống Nhất giáp Đà Nẵng; thị xã lập hai chốt ở đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuống Điện Bàn và đường ĐT 607, giáp Đà Nẵng.
Trong mấy ngày qua, bốn chốt ở Điện Bàn ghi nhận 30 người về từ Hà Hội và TP HCM, đã đưa đi cách ly tập trung. "Ngoài 30 người này, chúng tôi rà soát trên địa bàn có 13 người mới từ Hà Nội và TP HCM về, cũng đưa đi cách ly", ông Hà nói.
Trước ý kiến cho rằng Quảng Nam cách ly người về từ Hà Nội, TP HCM là không đúng quy định, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Văn Hai nói, trong chỉ thị của Thủ tướng đã nêu cách ly xã hội là cách ly xã với xã, huyện với huyện, tỉnh với tỉnh. "Chúng tôi áp dụng với tinh thần là dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ một số trường hợp đặc biệt", ông Hai giải thích.
Một người đi vào tỉnh Quảng Nam được lực lượng y tế kiểm tra thân nhiệt chiều 2/4. Ảnh: Sơn Thủy.
Theo ông, chuyên gia y tế đã khuyến cáo Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm khi "mất dấu F0", bất kỳ ai cũng có thể mang mầm bệnh và lây lan trong cộng đồng. Trong khi đó, Hà Nội và TP HCM có hai ổ dịch lớn là bệnh viện Bạch Mai và Buddha Bar & Grill. "Từ ngày 1/4, người dân từ Hà Nội và TP HCM về Quảng Nam được xem là về từ vùng có dịch, nguy cơ mang theo mầm bệnh nên phải bị cách ly", ông Hai nói.
Những người về từ Hà Nội và TP HCM dịp này "nằm ngoài kế hoạch phòng chống dịch bệnh đã phê duyệt của tỉnh", nên tỉnh sẽ cách ly có thu phí. "Nếu tỉnh không thu phí những người về từ Hà Nội, TP HCM thì sẽ không công bằng, có thể dẫn đến tình trạng nhiều người chấp nhận cách ly để trở về", ông Hai nói thêm.
Trước đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam khuyến cáo người dân ở các tỉnh, thành có dịch như Hà Nội, TP HCM "cố gắng ở yên tại chỗ, không về quê lúc này". Từ ngày 1/4 đến 15/4, trừ trường hợp đến Quảng Nam theo yêu cầu công vụ, những người khác từ nơi có dịch đến tỉnh này sẽ được đưa đi cách ly tập trung; thu phí 50% tiền ăn, 100% chi phí xét nghiệm; tiền ở được miễn phí.
Thời gian qua, ngành Y tế Quảng Nam lấy 980 mẫu xét nghiệm, trong đó 3 mẫu dương tính là "bệnh nhân 31", "bệnh nhân 33" và "bệnh nhân 57"; 846 mẫu âm tính và 131 mẫu đang chờ kết quả.
Quảng Nam đang cách ly 579 người ở cơ sở tập trung, 126 người ở các cơ sở y tế và 1.660 người tại nhà.
Sơn Thủy
Cách ly xã hội, ngày 5/4 có gần 12.000 lái xe ra, vào Thủ đô Ngày 6/4, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP.Hà Nội, thực hiện việc kiểm soát trong thời gian cách ly xã hội, 30 chốt kiểm soát cách ly của Phòng CSGT hôm qua đã kiểm tra một số lượng lái xe, người ngồi trên xe lớn nhất kể từ 1/4. Cụ thể, trong ngày 5/4, 30 tổ công...