Cách ly xã hội: “Rào chắn” chặn dịch hiệu quả
Hôm nay (15-4), Chính phủ sẽ họp bàn và đưa ra quyết định phương án phù hợp về cách ly xã hội trong thời gian tới.
Kể từ 0h ngày 1-4 đến nay, sau 15 ngày thực hiện cách ly xã hội trên toàn quốc đã giúp giảm số ca mắc mới, mang lại những hiệu quả về ngăn dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam. Điều đó cho thấy, nếu thực hiện quyết liệt cách ly xã hội sẽ góp phần chặn được nguồn lây lan dịch bệnh.
Nhiều cửa hàng tại phố Tây Sơn (quận Đống Đa) tạm dừng kinh doanh, thực hiện nghiêm túc quy định cách ly xã hội. Ảnh: Lê Tuấn
Giải pháp kịp thời trong giai đoạn vàng
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, kể từ khi triển khai thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ, số ca mắc mới Covid-19 đang có xu hướng tăng nhanh theo ngày đã bị chặn đứng và đi ngang ở mức rất thấp.
Tỷ lệ số ca mắc mới 10 ngày, sau khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg đã giảm từ 82% xuống còn 25%. Cụ thể, ở thời điểm cuối tháng 3-2020, trung bình mỗi ngày ghi nhận từ 11 đến 15 ca mắc mới Covid-19, trong đó số ca lây nhiễm trong cộng đồng trung bình từ 5 đến 14 ca/ngày. Thế nhưng, từ ngày 4-4 đến nay, số ca mắc mới Covid-19 đã giảm liên tục, trung bình chỉ ghi nhận từ 1 đến 2 ca/ngày, chỉ có 2 ngày cao điểm ghi nhận từ 4 đến 5 ca/ngày.
Đánh giá về kết quả này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, 15 ngày giãn cách, cách ly xã hội chưa phải là nhiều. Thậm chí, có những nước còn thực hiện cả tháng, áp dụng gần như phong tỏa. Song, tùy tình hình dịch bệnh trên thực tế, mỗi quốc gia sẽ có những áp dụng phù hợp. Còn theo như thực tế minh chứng ở nước ta, giải pháp cách ly xã hội có thể coi là hiệu quả và thành công. “Chúng ta đã áp dụng biện pháp cách ly xã hội đúng thời điểm, không bỏ lỡ giai đoạn vàng. Nếu làm muộn, có thể dịch đã lan rộng, thậm chí bùng lên không dập được như ở một số nước”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới chiều 14-4, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, những ngày qua, quyết định cách ly xã hội mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra đã giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng, làm giảm số ca mắc mới và ngày càng làm cho “bức tranh” phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta sáng sủa hơn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, đây mới chỉ là những thành quả bước đầu. Vì vậy, biện pháp này vẫn rất cần phải tiếp tục duy trì trong vòng vài tuần tới.
Qua thực tế phân tích dịch tễ học, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, trong số các ca bệnh của Hà Nội, có tới 68% không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ, thoáng qua. Do đó, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, thì khả năng bỏ sót đến 2/3, chỉ có thể phát hiện được 1/3 số ca mắc.
Đây cũng chính là tính chất hết sức phức tạp của dịch bệnh mới này. Dù đến nay, tình hình dịch đã cơ bản được kiểm soát, nhưng ở giai đoạn này, dịch đã lây lan ra cộng đồng, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống, đặc biệt là cách ly xã hội, thì việc duy trì thành quả là rất khó khăn.
Video đang HOT
Chỉ một bộ phận không thực hiện, dịch sẽ bùng lên
Việc thực hiện cách ly xã hội ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân. Song, khi được hỏi, nhiều người vẫn đồng tình ủng hộ và cho rằng, biện pháp này là vô cùng cần thiết.
Nửa tháng nay, cửa hàng cắt tóc làm đẹp của chị Âu Thị Vân Khánh (ở ngõ 48, đường Ngô Gia Tự, phường Việt Hưng, quận Long Biên) phải đóng cửa, khiến gia đình chị mất đi nguồn thu nhập chủ yếu. Thế nhưng, chị Khánh cho rằng, tình hình dịch bệnh còn phức tạp và biện pháp cách ly xã hội là cần thiết vào thời điểm này. “Đâu phải mỗi mình khó khăn, mà cả thế giới khó khăn. Dù vậy, nếu mắc bệnh không chỉ bản thân mình khổ, gia đình mình khổ mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nữa”, chị Âu Thị Vân Khánh chia sẻ.
Còn theo anh Phạm Khắc Tuấn (ở ngõ Quan Thổ 1, đường Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa), để bảo đảm an toàn, biện pháp cách ly xã hội cần tiếp tục được thực hiện. Kinh nghiệm nhìn nhận từ các nước trên thế giới cho thấy, chính sự chủ quan đã khiến nhiều quốc gia phải trả giá đắt. Chúng ta thà mất một tháng ngồi im một chỗ, còn hơn mất nhiều tháng, thậm chí là lâu hơn nữa, nếu dịch lây lan.
Tuy nhiên, theo anh Tuấn, cùng với biện pháp cách ly xã hội, cơ quan chức năng cần phải xử lý thật nghiêm những hành vi, như: Không đeo khẩu trang nơi công cộng, tụ tập đông người, không thực hiện các biện pháp phòng dịch…
Để biện pháp cách ly xã hội phát huy tối đa hiệu quả, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, trách nhiệm của cá nhân là vô cùng quan trọng. Bởi, nếu một người dù chưa mắc bệnh, không chịu cách ly xã hội, thì người đó có thể bị lây bệnh từ người khác, rồi phát tán ra những người xung quanh. Do vậy, phải có sự tham gia của tổng thể, nếu chỉ một bộ phận người dân không thực hiện nghiêm, thì dịch sẽ bùng lên.
“Sau ngày 15-4, dù có thể có thay đổi đối với việc cách ly xã hội, thì nước ta vẫn áp dụng 5 nguyên tắc chống dịch căn bản, đó là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Cùng với đó là các giải pháp, như: Không tụ tập đông người, giữ khoảng cách 2m khi giao tiếp, đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân, khử khuẩn môi trường… vẫn phải thực hiện nghiêm. Việc lây nhiễm Covid-19 chủ yếu trong phòng kín, khi tiếp xúc gần, qua các giọt bắn của người bệnh. Do đó, nếu đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc sẽ bảo đảm an toàn cho vấn đề phòng bệnh”, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Thu Trang
Đề xuất tiếp tục cách ly xã hội theo nhóm
Các chuyên gia cho rằng kể cả khi hết thời gian cách ly xã hội vẫn bắt buộc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, cấm tụ tập đông người, chưa kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí...
Hết hôm nay (15-4), Việt Nam sẽ hoàn thành 15 ngày cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19.
Duy trì các quy định phòng dịch
Sáng 14-4, nhóm các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ thông tin do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì đã rà lại các kết quả nghiên cứu để giúp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 hoàn thiện phương án kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ về việc cách ly xã hội sau ngày 15-4.
Các chuyên gia tập trung rà soát nhóm các địa phương được dự báo là nguy cơ cao, cần tiếp tục áp dụng cách ly xã hội như quy định tại Chỉ thị 16 thêm một thời gian. Hai nhóm còn lại sẽ thực hiện "nới lỏng".
Theo đó, các biện pháp cần tiếp tục áp dụng trên quy mô cả nước, bao gồm yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí... Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền, những người tham gia phải được giám sát y tế theo quy định riêng.
Ngoài các biện pháp theo quy định chung, người đứng đầu chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn để quy định các biện pháp bổ sung nhằm bảo đảm mục tiêu kép: đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội.
Bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương chiều 14-4
Các chuyên gia cho rằng mức độ nguy cơ của từng địa phương thay đổi theo tình hình, dữ liệu được cập nhật hằng ngày và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ứng phó dịch bệnh. Trong đó, quan trọng là việc sẵn sàng truy vết, khoanh vùng khi có ca lây nhiễm; thăm khám bệnh tại nhà của hệ thống y tế đối với nhóm người cao tuổi, có bệnh nền, nhiều khả năng lây nhiễm.
Liên quan đến việc cách ly xã hội sau ngày 15-4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã tổ chức lấy ý kiến ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các địa phương về việc thực hiện Chỉ thị 16. Kết quả, có 32 địa phương trả lời. Trong đó, 2 địa phương đề nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội thêm 1 tuần, 8 địa phương (trong đó có TP HCM) đề nghị đến hết tháng 4, 2 địa phương đề nghị đến hết tháng 5, các địa phương còn lại đề nghị đến hết ngày 15-4.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 hoàn thiện các phương án cụ thể về thực hiện cách ly xã hội báo cáo Thủ tướng quyết định trong ngày 15-4.
Hiệu quả của 15 ngày cách ly xã hội
Từ ngày 1 đến 14-4, Việt Nam ghi nhận 59 ca mắc mới trong khi 2 tuần trước đó có tới 140 ca. Đáng nói là số ca mắc mới cũng giảm trung bình từ 9-11 ca/ngày còn 1-5 ca/ngày (kể từ ngày 4-4). Những con số này đã phần nào phản ánh hiệu quả của việc cách ly toàn xã hội trong 15 ngày qua.
Hiện ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, TP Hà Nội được đánh giá là tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan ra cộng đồng khi ở đây đã có 12 ca bệnh Covid-19. Nhiều ca bệnh ở thôn Hạ Lôi có liên quan đến chợ hoa Mê Linh (TP Hà Nội), Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) với hàng trăm người phải cách ly, xét nghiệm.
Kiều bào Mỹ ủng hộ phòng chống dich Covid-19
Ngày 13-4 (giờ địa phương), tai TP San Francisco - Mỹ, Tông Lãnh sư quán Viẹt Nam đã tô chưc buôi lê tiêp nhạn ung họ Quy Phòng chông dich Covid-19 cua kiêu bào hao tâm tai các bang miên Tây nước Mỹ.
Tai buôi lê, ông David Duong, Chu tich Công ty California Waste Solutions, trao sồ tiền ủng hộ 100.000 USD; ông Nguyên Công Chánh thay mạt các kiêu bào bang California ủng hộ 15.650 USD. Ngoài ra, một số kiều bào hảo tâm tại TP San Francisco ủng hộ 200 triẹu đông cho Trung uong MTTQ Viẹt Nam.
Dịp này, các cán bọ, nhân viên cua Tông Lãnh sư quán Viẹt Nam tai San Francisco và văn phòng đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp Việt Nam tại bang California đã quyên góp môi nguơi 1 ngày luong. Tông sô tiên quyên góp được đến ngày 13-4 là 119.335 USD và 200 triẹu đông.
D.Ngọc
4 ca bệnh nặng tiến triển khả quan
Ngày 14-4, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm 1 ca bệnh Covid-19 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), đưa tổng số ca nhiễm cả nước lên 266. Trong số đó, có 169 ca đã được công bố khỏi bệnh và ra viện. Riêng ngày 14-4, có 23 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, gồm 5 người điều trị ở TP HCM, 17 người ở TP Hà Nội và 1 người ở tỉnh Hà Tĩnh.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, hiện cả nước còn 98 ca bệnh đang được điều trị tại 14 bệnh viện. Kết quả hội chẩn trực tuyến chiều 14-4 cho thấy 4 ca bệnh nặng đều có những diễn biến khả quan.
Bài và ảnh: NGỌC DUNG
Sân thượng trồng đủ thứ quả ngon, hái phát nấu luôn ăn ngọt lừ Mê làm nông dân, chị Đoàn Thu Hằng (phường Hà Tu, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã biến sân thượng gia đình trở thành một "trang trại" với đủ các loại rau, quả sạch, vừa đảm bảo an toàn, vừa thực hiện tốt cách ly xã hội khi thực phẩm luôn sẵn có. Biến sân thượng thành "trang trại" trồng thập cẩm, thích...