Cách ly xã hội, cảm thấy mất nguồn sống và không được là chính mình: Người hướng ngoại làm gì để vui sống?
Nếu bạn là người hướng ngoại và bạn suy nghĩ hàng tuần hoặc hàng tháng rằng cách ly xã hội là một điều bạn không thể ngờ được, hãy yên tâm. Cảm xúc của bạn là bình thường.
“Chúng ta là những sinh vật xã hội, những khách hàng hướng ngoại nhất của tôi đang trải qua khoảng thời gian khó khăn nhất.”
Người hướng ngoại là người nạp năng lượng nhờ người khác. Khi họ không thể tiếp xúc với người khác, “họ có thể không biết phải làm gì với chính mình.”
Blandino đã đóng cửa để đối phó với đại dịch coronavirus, cô cùng các đồng nghiệp của mình đã chuyển sang hình thức gặp khách hàng qua telehealth (chăm sóc sức khỏe qua tổng đài).
Thông điệp của cô gửi đến khách hàng của mình rất đơn giản: “Cảm thấy bất thường trong một tình huống bất thường là một điều bình thường.”
Cô nói: “Không một ai không cảm thấy lo lắng khi một luật lệ mới được đưa ra.”
Khi chính phủ các nước chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng kéo dài hàng tháng, chống lại Covid-19, những người hướng ngoại sẽ cần phải học cách tự tạo ra kế hoạch cho mình, cách mình có thể quản lý tâm lý bản thân khi phải cách ly xã hội, phải ở trong nhà khi lệnh cấm ngày càng phổ biến.
Và nếu bạn là một người hướng nội, có thể bạn sẽ hào hứng về viễn cảnh có nhiều thời gian ở một mình hơn, chúng tôi cũng đã có một hướng dẫn riêng về cách bạn có thể tận dụng tối đa thời gian cách ly xã hội.
Dùng công nghệ để kết nối với bạn bè.
Gretchen Rubin, tác giả của cuốn sách “Outer Order, Inner Calm” (Bên ngoài trật tự, bên trong bình tĩnh) đã nói: “Những thói quen thông thường của bạn sẽ bị phá vỡ.” Một chiến lược quan trọng là “phải hình dung lại xem bạn muốn gì và thoát khỏi những thói quen cũ.”
Về mặt kết nối xã hội, cô nói: “Không gì có thể vượt qua cuộc sống thực”, nhưng cách tốt nhất là tương tác thông qua hình ảnh. Có rất nhiều ứng dụng cung cấp chức năng gọi video hoặc phát trực tiếp, từ Skype đến House Party. Bạn có thể sử dụng một ứng dụng để kết nối với một người bạn mà bạn chưa thể gặp bây giờ.
Cô nói “có rất nhiều cách để liên lạc với nhau” Bạn có thể viết cho bạn mình một tấm thiệp, tổ chức một cuộc sum vầy ảo, hoặc dùng những mẹo như: thay vì nhắn tin, hãy gửi cho nhau những tin nhắn thoại. “Giờ người ta có rất nhiều thời gian, và họ muốn nghe giọng nói của bạn.”
Hoặc bạn có thể tạo ra nhiều nhóm chat khác nhau: bạn bè và gia đình, và những người trong nhóm có thể tự do nói chuyện với nhau.
Ở Ý, nơi cả nước đã bị phong tỏa trong hơn một tuần, người người đã tham gia vào một buổi hòa nhạc flashmob hát vang bài quốc ca của đất nước từ ban công.
Nếu như bạn muốn kết nối với hàng xóm, thì đừng chần chừ, hãy sử dụng các ứng dụng ảo để nói chuyện với họ. Rubin nói: “Mọi người đến gần nhau hơn. Và chúng ta cùng nhau vượt qua những điều lớn lao trong cuộc sống.”
Video đang HOT
Về mặt xã hội, chúng ta đang sống trong thời kỳ ngược.
Nhà trị liệu Blandino nói rằng các chuyên gia sức khỏe thần kinh luôn xem những trải nghiệm xã hội cá nhân như là một liều thuốc giải lo âu và trầm cảm, họ đánh giá cao những mối quan hệ trong đời thực hơn là mạng xã hội ảo. Và điều đó đang dần thay đổi.
Cô nói: “Một số đề xuất chúng tôi đưa ra ngày nay đang đi ngược lại với những lời khuyên của chúng tôi trong quá khứ. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ ngược.”
Trong khi những khách hàng hướng nội có thể cảm thấy bớt căng thẳng hơn, và đôi lúc có thể chính thời gian cách ly xã hội này giúp họ có thể bạo dạn hơn. Blandino cho biết cả người hướng ngoại và người hướng nội đều có thể tận dụng công nghệ để vượt qua cơn bão này.
Một lựa chọn khác để bạn có thể cảm thấy được kết nối là tổ chức các buổi xem phim ảo, cùng nhau xem một bộ phim trên Netflix mặc dù ở xa nhau.
Cô còn nói bạn có thể một chương trình TV hoặc một bộ phim gắn liền với tuổi thơ của mình.
Cô nói: “Nghe được tiếng nói của con người thật khiến người ta dễ chịu.”
Đã đến lúc công nghệ tỏa sáng, mang đến cho người ta phương tiện để kết nối với mọi người.
Ứng dụng hẹn hò Bumble có số người dùng đang tăng đột biến, mọi người sử dụng ứng dụng để hẹn hò với nhau. Một phát ngôn viên của công ty cho biết: “Sự gia tăng đó bao gồm: số lượng cuộc gọi video tăng 21%, “cuộc trò chuyện chất lượng” – có nghĩa là hai người có mối quan hệ qua lại rõ ràng hơn cũng tăng 21%.”
Thực tế là cách ly vật lý, không phải cách ly xã hội.
Tiến sĩ Don Dizon, giáo sư y khoa tại Đại học Brown cho biết, mặc dù cách ly xã hội nhưng đi bộ, đạp xe đạp hoặc đi chơi trong khu phố vẫn rất quan trọng.
Ngay cả khi bạn sống trong khu vực bị phong toả, bạn vẫn có thể ra ngoài đi dạo và cảm nhận ánh nắng mặt trời sưởi ấm, miễn là bạn giữ khoảng cách thích hợp với người khác.
Ông nói: “Không có phong tỏa quốc gia. Không ai nói là bạn không thể ra ngoài cả.” Ít nhất là chưa.
Và ông khuyên bạn nên quên đi khái niệm cách ly xã hội để bớt sợ đi.
Như bác sĩ và nhà nghiên cứu, Tiến sĩ William Dale đã nói: Các chính sách liên quan đến Covid-19 thực sự là “cách ly vật lý”. Bạn vẫn có thể kết nối tình cảm và xã hội, mặc dù về mặt thể chất, mọi người đang cách xa nhau.
Dizon cho biết anh dành thời gian để chơi game trực tuyến. Và anh ấy đã sử dụng Twitter, Instagram và TikTok để cập nhật thông tin với các đồng nghiệp trên toàn cầu, chia sẻ cả video hài hước và dữ liệu khoa học thực sự.
Dành thời gian để đọc sách.
Từ Plato đến Thoreau, các thế hệ triết gia, nhà thơ và nhà tiên tri đã tôn vinh sự cô độc, tĩnh lặng và dành thời gian để tìm hiểu chính mình.
Blandino nói: “Người hướng ngoại rất hay hoạt động. Đây là khoảng thời gian để họ sống chậm lại và làm quen với các thói quen mới.”
Không thiếu tài liệu về chủ đề đó, hãy dành một chút thời gian để ngồi lặng lẽ với một cuốn sách bạn luôn muốn đọc, đây là một trong những cách tốt nhất để người hướng ngoại tìm kiếm sự yên tĩnh.
Triết gia người Pháp Blaise Pascal vào thế kỷ 17 đã viết như sau: “Tất cả những nỗi khổ sở của đàn ông bắt nguồn từ việc không thể ngồi một mình trong một căn phòng yên tĩnh.”
Còn triết học Kahlil Gibran khuyên trong cuốn sách “Nhà tiên tri” như sau: “ Hãy dành cho bản thân một ít không gian để kết nối với chính mình.”
Để khuyến khích những người khác cách ly xã hội, Dizon đã chia sẻ câu ngạn ngữ nổi tiếng của Gibran với những người theo dõi mạng xã hội của mình. Từ lâu, nó đã trở thành một bài đọc phổ biến tại các đám cưới, một bài thiền để khắc chế sự cô độc trong các cuộc hôn nhân một cách hiệu quả. Bây giờ người hướng ngoại có thể xem xét câu ngạn ngữ của Gibran trong khi cố gắng duy trì sự tỉnh táo ở thời đại coronavirus:
“Hãy đổ đầy cốc nước cho nhau, nhưng đừng uống chung một cốc. Chia sẻ nhau bánh mì nhưng đừng ăn chung một ổ. Hát hò và nhảy múa vui vẻ cùng nhau, nhưng hãy để cho nhau được yên tĩnh. Ngay cả đến dây đàn, chúng được gảy lên cùng một bản nhạc, nhưng mỗi dây đều là sự khác biệt và độc lập. Làm tất cả bằng trái tim, nhưng đừng để người khác làm chủ trái tim của bạn. Chỉ có bàn tay của cuộc sống mới có thể chứa trái tim của bạn. Và hãy đứng cạnh nhau, nhưng không quá gần nhau: Để các cột trụ của một ngôi đền được đứng tách biệt nhau, cây sồi và cây bách không mọc trong bóng râm của nhau.”
Mai Lâm
Thủ tướng: Giãn cách xã hội đã đem lại hiệu quả bước đầu
Chiều 6-4, Chính phủ tổ chức họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID - 19 trong bối cảnh liên tiếp 2 ngày Bộ Y tế công bố cả nước không ghi nhận ca bệnh sau 1 tháng liên tiếp ghi nhận trên 200 bệnh nhân mắc COVID-19.
Đo nhiệt độ và khử trùng xe trước khi vào Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: NAM TRẦN
Mở đầu buổi họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: "Cả nước phấn khởi khi số ca nhiễm ít, người dân chắc háo hức lắm...".
Nhiều thông tin lạc quan về số ca nhiễm ít, số người ra viện, việc sớm được nhận thêm máy thở để phòng chống dịch bệnh, các tấm gương tương thân tương ái... Mặc dù chỉ thị 15 và 16 tạo ra những khó khăn cho cuộc sống người dân nhưng có thể thấy người dân tuân thủ rất tốt. Nhờ vậy chúng ta đạt kết quả tốt trong giai đoạn cao điểm chống dịch.
"Giãn cách xã hội là biện pháp rất cần thiết. Hiện nay chúng ta cần thiết để tiếp tục hay không? Theo tôi vẫn cần tiếp tục thực hiện chỉ thị trong giai đoạn kế tiếp..." - Thủ tướng đặt vấn đề.
Thủ tướng cũng khẳng định vai trò của ngành y tế trong việc đưa ra những biện pháp khoa học trong điều trị và đưa ra một số phác đồ tốt.
"Những kinh nghiệm tốt về lâm sàng, điều trị, cách ly trong thời gian qua có thể phát huy trong thời gian tới hay không? Cần tiếp tục nghiên cứu thêm phương pháp điều trị mới, hiệu quả..." - Thủ tướng đặt ra yêu cầu với lãnh đạo ngành y tế.
Về vấn đề tiếp nhận Việt kiều quay về nước, Thủ tướng thông tin gần đây một số nước giới nghiêm, hạn chế đi lại như Singapore, Lào, Campuchia, Thái Lan nên Việt kiều muốn trở về nước thì chúng ta vẫn còn cơ số cần thiết nhưng cũng phải xem xét đến khả năng quá tải.
"Liệu có cần những giải pháp cứng rắn hơn không?" - ông Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề.
Thủ tướng cũng cho hay, mới đây Tổng bí thư đã nhất trí các gói hỗ trợ dân sinh với nhiều thành phần yếm thế khó khăn với nhiều mức hỗ trợ khác nhau. Các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì đợi Quốc hội quyết. Thứ Sáu tới, Chính phủ sẽ họp với các địa phương để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, nghe phương án của Bộ Công an...
Cần phải chống dịch quyết liệt hơn nữa đồng thời chuẩn bị phương án chủ động toàn diện hơn để khi hết dịch thì phục hồi sản xuất kinh doanh được tốt hơn.
Tuy vậy, Thủ tướng lưu ý trong thời điểm này phải hết sức tập trung, không được chủ quan vì vẫn còn ca nhiễm. Điển hình như Trung Quốc công bố hết dịch sau đó thì rất nhiều trường hợp dương tính xuất hiện ở nhiều nơi.
Cho nên Trung Quốc đưa ra chủ trương "chủ quan là chết, chủ quan là tai hại".
"Nếu chủ quan thì sẽ gay go. Cần phải tiếp tục đẩy mạnh phòng chống dịch, việc tái nhiễm cũng phải rất quan tâm, không thể chủ quan..." - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long đánh giá kết quả khả quan bước đầu của công cuộc phòng chống dịch bệnh là nhờ vào vai trò rất quan trọng của hai giải pháp: cách ly toàn xã hội và ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào.
Ông Long cho rằng đây là hai chính sách có ý nghĩa quyết định và xin phép Thủ tướng xem xét kéo dài thời gian áp dụng các chính sách này nếu thấy cần thiết. Ông Long cũng đề nghị trong thời gian tới, các tỉnh thành cần tiếp tục có giải pháp thực hiện nghiêm chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ; ngoài ra đẩy mạnh, mở rộng xét nghiệm trên phạm vi rộng hơn, nhất là với các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Theo ông Long, cần có chính sách huy động tư nhân tham gia vào khâu xét nghiệm để mở rộng, gia tăng năng lực xét nghiệm nhằm sớm phát hiện, khoanh vùng, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh, tránh nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt người đi trên ôtô từ Đồng Nai vào TP.HCM chiều 5-4 - Ảnh: LÊ PHAN
Sáng nay 6-4, Bộ Y tế cho biết tính đến 6h sáng, cả nước không ghi nhận ca bệnh mới, là sáng thứ 2 liên tiếp không ghi nhận ca bệnh sau 1 tháng liên tiếp ghi nhận trên 200 bệnh nhân mắc COVID-19.
Trong số 241 bệnh nhân COVID-19 cho đến nay, có 150 người từ nước ngoài về (trên 62%), việc Việt Nam đã dừng gần như toàn bộ các chuyến bay quốc tế đến trong những ngày qua, nếu có chuyến bay nào đến thì cách ly toàn bộ người nhập cảnh trong 14 ngày nên đã "khóa" được số mắc từ nước ngoài và không làm lây lan thêm.
THÁI AN - MAI HƯƠNG
Cách ly xã hội - thời gian tuyệt vời dành cho gia đình "Thời gian này, tôi thấy mình may mắn khi có cơ hội ở bên gia đình và thời gian để thử nghiệm nhiều cái mới" - bạn đọc nước ngoài đã chia sẻ câu chuyện của gia đình anh trong những ngày cách ly xã hội. Bữa trưa của một gia đình ở New Jersey (Mỹ) trong thời gian cách ly - Ảnh:...