“Cách ly” sư tử đá ngoại lai khỏi di tích: Đòi hỏi thay đổi nhận thức từ làng nghề đá

Theo dõi VGT trên

Tại làng Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình vẫn bắt gặp cảnh sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ các mẫu sư tử đá ngoại lai, dù Bộ VH-TT&DL đã khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không sử dụng, sản xuất, cung tiến sản phẩm “lạ” này nơi công cộng.

Cách ly sư tử đá ngoại lai khỏi di tích: Đòi hỏi thay đổi nhận thức từ làng nghề đá - Hình 1

Những người làm nghề ở làng đá cho rằng, họ sẵn sàng sản xuất

những sản phẩm mỹ nghệ thuần Việt nếu có người mua

Còn cầu, còn cung

Ninh Vân là một trong những làng đá mỹ nghệ lớn nhất miền Bắc, chuyên cung cấp các sản phẩm chế tác từ đá. Theo ghi nhận của phóng viên ANTĐ, gần 1 tháng sau khi có văn bản khuyến cáo của Bộ VH-TT&DL, việc sản xuất sư tử đá theo mẫu của nước ngoài ở đây vẫn rất phổ biến. Những cặp sư tử đá nhe răng dữ tợn với đủ kiểu dáng, kích thước được các chủ xưởng đặt ngay mặt đường như một cách “chào hàng”. Anh Nguyễn Văn Hồng, công nhân một xưởng chế tác đá mỹ nghệ vừa chạm khắc bộ răng nanh cho một con sư tử đá vừa cho chúng tôi biết: “Thợ ở đây vẫn được đặt làm các mẫu sư tử như thế này”.

Chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất của anh Phan Bình, một trong những cơ sở sản xuất sư tử đá nhiều nhất làng Ninh Vân. Biết chúng tôi là nhà báo đến tìm hiểu, anh Bình cho biết, cơ sở của anh cũng như nhiều xưởng khác trong làng vẫn nhận được các đơn đặt hàng sản xuất các mẫu sư tử đá. “Ngày nào mà chẳng có xe chở sản phẩm này đi bán. Tư nhân mua về trưng bày có, con nhang đệ tử cung tiến vào đền, chùa cũng có. Có người còn bảo mua về bày trước nhà thờ họ hoặc bày cả ở cơ quan cho hợp phong thủy (!?)”, anh Bình cho hay. Anh Phan Bình vốn là thợ đá mỹ nghệ quê Đà Nẵng ra Ninh Vân lập nghiệp. Hàng tháng, anh vẫn về Đà Nẵng nhập nguyên liệu ra Ninh Bình sản xuất. “Tôi thấy trong đó, các mẫu sư tử đá vẫn bán rất chạy. Ngày nào cũng có xe xuất hàng đi các tỉnh, thậm chí là xuất khẩu”, chủ cơ sở đá mỹ nghệ Phan Bình cho biết thêm.

Người Việt nên dùng hàng “chuẩn Việt”

Không chỉ riêng khách hàng mà ngay cả người dân làng đá mỹ nghệ truyền thống Ninh Vân cũng chọn sư tử đá làm đồ trang trí, thường đặt trước cửa nhà. Tuy nhiên, với việc Bộ VH-TT&DL ra khuyến cáo di dời sư tử đá ra khỏi đình, chùa, cơ quan công quyền… rất có thể, thị trường sư tử đá ngoại lai của các làng đá mỹ nghệ, trong đó có Ninh Vân buộc phải thu hẹp. Làm sao để thị trường không bị ảnh hưởng là điều mà nhiều người dân Ninh Vân trăn trở. Ý tưởng chuyển hướng sang sản xuất sư tử đá có nguồn gốc Việt Nam để dần thay thế các mẫu cùng chủng loại của Trung Quốc, được xem như một gợi ý. Có điều, theo tâm sự của một chủ xưởng ở Ninh Vân, vấn đề vẫn nằm ở ý thức người mua: “Chúng tôi là người làm nghề để mưu sinh, nhu cầu khách thế nào thì chiều theo. Đa phần khách vẫn chuộng mấy mẫu thông dụng làm theo kiểu sư tử đá Trung Quốc, hoặc có người muốn khác lạ, thích “nhái” theo mẫu châu Âu chứ ít người mặn mà với mẫu sư tử đá của Việt Nam”.

Trước nhu cầu thị trường còn rất lớn như hiện nay, rất khó hy vọng các mẫu sư tử đá không hợp thuần phong mỹ tục “tuyệt chủng”. Làm thế nào để người Việt ý thức được giá trị văn hóa, từ đó chuộng những sản phẩm văn hóa thuần Việt đang là thách thức đối với cơ quan quản lý. Trong lúc còn chưa tìm ra được lời giải thỏa đáng thì câu hỏi của chủ xưởng mỹ nghệ Phan Bình thay cho thắc mắc của người dân làng Ninh Vân rất đáng để suy ngẫm: “Tại sao chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, vẫn tồn tại cặp sư tử đá ngoại lai án ngữ trước cổng, nhưng không bị dẹp bỏ mà cơ quan quản lý văn hóa chỉ chăm chăm đi “cấm” người dân lao động như chúng tôi ngừng sản xuất mặt hàng này?”.

Trên thực tế, nhiều khách hàng chọn mua các mẫu sư tử đá ngoại lai đôi khi chỉ vì chạy theo phong trào, chứ chưa hẳn vì giá trị thẩm mỹ, càng không phải vì giá trị văn hóa mà nó mang lại. Nếu người mua hiểu được giá trị của các mẫu sư tử đá thuần Việt, những dị thú ngoại lai kia sẽ tự khắc bị đào thải. Để làm được điều này, chính quyền địa phương nơi có các làng nghề cần tuyên truyền định hướng các nghệ nhân, chủ cơ sở sản xuất trong việc chế tác những sản phẩm phù hợp với văn hóa Việt Nam, thay vì phó mặc và coi việc loại bỏ những dị thú ra khỏi đời sống văn hóa Việt là nhiệm vụ của riêng ngành quản lý văn hóa. Nếu chính quyền địa phương, chủ sản xuất, các nghệ nhân không thay đổi nhận thức, vẫn “có người đặt thì tôi cứ làm”, quá trình làm sạch những di tích sẽ vô cùng khó khăn.

Theo ANTD

Video đang HOT

"Đột nhập" thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ

Thành cổ Biên Hòa - Di tích lịch sử quốc gia nằm trên đường Phan Chu Trinh, (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) là công trình cổ có cấu trúc độc đáo, được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử quốc gia năm 2013.

Thành độc nhất còn sót lại ở Nam Bộ

Theo thư tịch cổ, từ thế kỷ XIV-XV, trên mảnh đất này đã có một ngôi thành lớn do dân Lạp Man đắp bằng đất với tên gọi "thành Cựu". Thời nhà Nguyễn, thành được xây dựng lại trên nền Thành Cựu, có mở rộng hơn, với tên gọi thành Biên Hòa.

Theo tác giả Lương Văn Lựu viết trong cuốn "Biên Hòa sử lược" thì: "Thành được xây dựng vào năm Gia Long thứ 15 (tức 1816) tại địa hạt thôn Bàn Lân (thôn Tân Lân) huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa cũng với tên gọi là "Thành Cựu". Chu vi thành dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng. Hào xung quanh rộng 4 trượng, sâu 6 thước. Thành có 4 cửa và một kỳ đài (phía chánh điện). Mỗi cửa ngõ có bắc một cầu đá ngang qua hào để làm lối lưu thông ra vào".

Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, đến năm Minh Mạng thứ 18 (tức 1837), Thành Cựu được xây dựng lại bằng đá ong trên nền thành cũ và đổi tên thành thành Biên Hòa. Khi thực dân Pháp đán.h chiếm các tỉnh Nam Bộ, thành Biên Hòa trở thành nơi phòng ngự, phản công địch của quan quân nhà Nguyễn. Tháng 12/1861, thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp. Trong thời gian chiếm đóng, thực dân Pháp xây dựng lại, thu gọn chu vi thành còn 1/8 so với trước.

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 1

Thành cổ Biên Hòa được xem là thành cổ duy nhất còn sót lại ở vùng đất Nam Bộ

Hết kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, thành Biên Hòa lại thêm những năm tháng "trơ gan cùng tuế nguyệt", lặng lẽ chứng kiến những đổi thay trên mảnh đất Đồng Nai và mang thêm trên mình những vết sẹo của những năm tháng khói lửa chiến tranh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, lực lượng cách mạng tiếp quản giao lại cho phòng hậu cần, Công an tỉnh Đồng Nai quản lý, sử dụng.

Ông Lê Trí Dũng - Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh Đồng Nai cho biết: "Ở Nam Bộ trước đây còn có các thành cổ như Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Vũng Tàu... nhưng đến nay, qua thời gian đều đã không còn. Vì vậy, Thành cổ Biên Hòa được xem là thành cổ duy nhất còn sót lại ở vùng đất Nam Bộ".

Thành Biên Hòa đã hơn 300 năm tuổ.i và được coi là cổ nhất của Nam Bộ còn sót lại, từng chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử của vùng đất Đồng Nai. Từ khi được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2008 và sau đó được Bộ VHTTDL công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 12/11/2013, thành Biên Hòa chưa từng được trùng tu tôn tạo, di tích này ngày càng hoang phế, đổ nát và đang bị lãng quên khiến cho nơi đã ghi dấu ấn nhiều sự kiện lịch sử đang xuống cấp trầm trọng, rất ít người biết đến.

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 2

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 3

Từ thế kỷ XIV-XV, trên mảnh đất này đã có một ngôi thành lớn đắp bằng đất với tên gọi "Thành Cựu". Thời nhà Nguyễn, thành được xây dựng lại trên nền Thành Cựu, có mở rộng hơn, với tên gọi thành Biên Hòa.

Di tích thành phế tích

Tuy đã là một di tích cấp quốc gia nhưng hiện trạng của thành cổ Biên Hòa ngày nay khiến ai một lần ghé thăm cũng phải ái ngại bởi công trình đang xuống cấp trầm trọng.

Trong không gian u tịch, thỉnh thoảng có vài tiếng đậ.p cánh của đàn dơi hay tiếng sột soạt của đàn chuột bỏ chạy khi có tiếng người. Hiện nay, thành chỉ còn lại những bức tường bằng đá ong liên kết với nhau bao quanh diện tích chừng hơn 10.000 m2. Các hạng mục, công trình bên trong thành hầu như không còn nguyên vẹn. Hai ngôi biệt thự cùng 2 lô cốt ở phía Đông và phía Bắc thành đang trong tình trạng sắp sập đổ. Các bức tường hầu như đã bị nứt và bong tróc, nhiều chỗ bị ẩm mốc. Rễ cây cổ thụ ăn xuyên qua tường làm nứt, tách vữa trát. Sàn gạch bị bong tróc, có nơi thủng từng mảng lớn. Chiếc cầu thang sắt dẫn lên lầu cũng đã hoen gỉ mất đi vài bậc. Mái ngói thủng nhiều mảng lớn. Các cửa tầng áp mái đã mất cánh tạo chỗ cho dơi, chim, chuột sinh sống...

Ngoài ra, hệ thống tường có nhiều đoạn đã bị sập đổ, cổng thành đã mất. Theo thẩm định của cơ quan chức năng thì mức độ tổn thất của tường thành là 70%, còn nội thất thiết bị của nhà cổ phía Tây đã bị tổn thất hoàn toàn, thang và cửa hỏng 90%... Dấu tích còn lại rõ nét nhất là một ngôi biệt thự nằm trơ trọi ở phía cổng chính, kiến trúc theo kiểu Pháp. Song, bên trong ngôi biệt thự cũng hoang tàn, đổ nát không kém.

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 4

Cuối năm 2013 Bộ VHTTDL công nhận thành cổ Biên Hòa là di tích cấp quốc gia nhưng hiện nay đang bị xuống cấp rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thành Biên Hòa không được trông coi, bảo quản trong một thời gian dài cả trăm năm cộng với sự thiếu ý thức của một số người dân. Năm 2010, kế hoạch trùng tu, phục dựng thành cổ được đề ra và UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt với tổng vốn 25 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, kinh phí quá lớn nên việc trùng tu vẫn chưa thể thực hiện.

Ông Lê Trí Dũng, Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh Đồng Nai cho biết: "Trải qua thời gian, những hạng mục, công trình của thành cổ Biên Hòa dần bị mai một, số còn lại đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Mái nhà mục nát, tường vữa bong tróc, có nhiều đoạn bị sập đổ. Chúng tôi đã nhiều lần đem bạt giăng trên nóc nhà để tránh nắng, mưa giảm hư hại nhưng chẳng ăn thua gì. Nếu không sớm được trùng tu, tôn tạo, khôi phục thì di tích thành Biên Hòa sẽ chỉ còn tồn tại trong các tư liệu thành văn" - ông Dũng nói.

Nhằm cứu lấy di tích quốc gia độc đáo ở phía Nam - thành cổ Biên Hòa trước khi quá muộn, Sở VH-TTDL tỉnh Đồng Nai một mặt xin ngân sách UBND tỉnh, một mặt đề xuất cho phép "xã hội hóa, tìm đối tác đầu tư" để có vốn sửa chữa, bảo tồn. Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định ứng trước 5 tỉ đồng để sửa chữa cấp bách một số hạng mục xuống cấp và dự kiến sẽ triển khai trong quý IV năm 2014.

Hình ảnh xuống cấp của thành cổ Biên Hòa:

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 5

Mái ngón thủng nhiều mảng lớn, chỉ một vài cơn mưa nhẹ thì ngói gạch rớt rất nhiều

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 6

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 7

Lối đi cũng vắng tanh, ẩm mốc nhiều chuột, dán bò khắp nơi.

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 8

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 9

Rễ cây bám sâu phá các mảng tường của thành cổ

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 10

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 11

Lối đi cầu thang bằng sắt bị hư hỏng gần như hoàn toàn. Thành cổ xuống cấp nghiêm trọng nhưng hiện nay việc tu bổ sửa chữa vẫn chưa được triển khai.

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 12

Đột nhập thành cổ 300 năm độc nhất tại Nam Bộ - Hình 13

Ngôi thành độc nhất Nam Bộ có tuổ.i đời hơn 300 năm.

Theo Khampha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024
Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên
12:22:45 01/10/2024

Tin mới nhất

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Có thể bạn quan tâm

Kết hợp Genshin Impact và Elden Ring, bom tấn game chưa ra mắt đã bị phản đối mạnh mẽ

Mọt game

17:18:07 01/10/2024
Chưa có gì được công bố chính thức, nhưng các báo cáo gần đây cho thấy Tencent có thể đang tạo ra một trò chơi di động theo phong cách của Genshin Impact nhưng lại được kết hợp với Elden Ring

Nhạc sĩ 'Mắt nai cha cha cha': Tôi sống lạc quan sau biến cố ta.i nạ.n

Tv show

17:05:35 01/10/2024
Sau biến cố ta.i nạ.n, Sỹ Luân nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực, lạc quan hơn. Ngoài nghệ thuật, anh còn tất bật với công việc giảng dạy, truyền lửa cho các học trò.

Ái nữ nhà sao Việt đình đám giỏi đến mức Hoa hậu Hà Kiều Anh muốn gửi con sang nhờ kèm cặp: Soi thành tích đúng là quá đỉnh

Netizen

16:57:47 01/10/2024
Vợ chồng siêu mẫu Bình Minh và doanh nhân Anh Thơ hiện là một trong những gia đình hạnh phúc của showbiz Việt. Sau nhiều năm chung sống, cặp đôi có 2 cô con gái.

Hoa sữa về trong gió - Tập 24: Nghi ngờ vợ, Hiếu muốn Linh nghỉ việc

Phim việt

16:49:12 01/10/2024
Hiếu không giấu sự bực bội, khó chịu khi nghe được những điều thị phi về vợ mình. Hiếu cũng không xác minh hay hỏi lại Linh về những điều Hoàn đã bịa đặt.

Những mẫu trang trí trên sân thượng đẹp như mơ, ai thấy cũng mê

Sáng tạo

16:48:59 01/10/2024
Sân thượng không chỉ là nơi để phơi đồ hay chứa đồ như quan niệm truyền thống mà ngày nay, nó đã trở thành một phần quan trọng trong thiết kế không gian sống hiện đại.

Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại

Thế giới

16:44:08 01/10/2024
Nhà khảo cổ Jose Ochatoma phấn khích cho biết: Điều thú vị nhất là các vết mài mòn. Không có bề mặt nào ở khu vực này là trống trơn. Mọi thứ đều được vẽ và trang trí tỉ mỉ bằng những cảnh tượng và nhân vật thần thoại .

Rapper Diddy nỗ lực xin bảo lãnh tại ngoại lần thứ 3

Sao âu mỹ

16:35:24 01/10/2024
Diddy bổ sung thêm hai luật sư nổi tiếng vào đội ngũ pháp lý cá nhân và đệ đơn kháng cáo trong nỗ lực lần thứ 3 xin được tại ngoại trong khi chờ xét xử.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch

Ẩm thực

16:15:16 01/10/2024
Thực đơn bữa tối với 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch. Món ăn nào cũng ngon, dễ làm lại gần gũi ai cũng có thể thực hiện được.

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.