Cách ly ở nhà, người đàn ông vô tình đào được chiếc xe cổ trong vườn
Trong những ngày tháng cách ly tại nhà nhằm kiểm soát dịch bệnh, một người đàn ông ở Vương quốc Anh bỗng dưng lại có một câu đố hấp dẫn để tìm hiểu sau khi tìm thấy một chiếc ô tô cũ bị chôn vùi trong vườn sau nhà.
John Brayshaw, đã khai quật được những gì được cho là một chiếc Ford cổ từ những năm 1950. Anh tìm thấy chiếc xe vẫn còn nguyên vẹn, với động cơ, cửa và biển số đăng ký.
John, người đã mua ngôi nhà sáu tháng trước, trong qua trình nghỉ dịch ở nhà đã bắt tay trang trí lại khu vườn của mình và bỗng phát hiện ra thứ không tưởng.
Khi tìm thấy chiếc xe bí ẩn, anh kể với tờ báo The Sun: “T ôi đã nhìn thấy cái nóc xe lúc đó và tôi nghĩ ‘Ai lại chôn cái nóc xe trong vườn vậy? Sau đó tôi tiếp tục đào và nhận ra đó là một chiếc xe đầy đủ. Thứ duy nhất còn thiếu là bánh xe.”
Video đang HOT
Trong tất cả các cách để tìm một chiếc xe hơi, đây hẳn là một trong những cách kỳ lạ nhất – để tìm một chiếc xe hơn 70 năm tuổi được chôn trong khu vườn của bạn.
Chiếc xe được khai quật được cho là một chiếc Ford Phổ biến năm 1955 hoặc 1956, đây là chiếc xe có giá thấp nhất tại Anh vào thời điểm đó. Tuy nhiên, tại sao chiếc xe xuất hiện trong vườn và được chôn dưới đất, điều đó vẫn còn là một bí ẩn.
Nhưng ít nhất John Brayshaw có một câu hỏi thú vị để suy ngẫm. Trong khi mọi người không có gì thú vị để mong đợi trong những ngày khóa trái cửa cách ly trong nhà, thì người đàn ông này có thể lấy cảm hứng từ Sherlock Holmes và tiếp tục đào khắp khu vườn cho đến khi tìm ra sự thật về chiếc xe bị chôn vùi.
Tại sao kinh tế Việt Nam tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng khả năng phục hồi lại lớn?
"Về cơ bản nền kinh tế Việt Nam đang ở thế ổn định, và đà tăng trưởng từ các năm trước là khá cao. Mặt khác, nguồn lực phát triển còn nhiều tiềm năng, và quyết tâm cải cách nền kinh tế mạnh mẽ từ phía Chính phủ, giúp khả năng bứt phá trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát là rất cao", PGS. TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết.
Ảnh: Tiến Tuấn
Nhận định về tác động của dịch Covid-19 lên kinh tế Việt Nam, PGS. Đào Văn Hùng cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 sẽ giảm so với các năm trước nhưng vẫn có khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng nhất định nhờ vào các yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô; nỗ lực của chính phủ trong việc áp dụng các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, ông lưu ý, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, khả năng tăng trưởng sẽ giảm mạnh so với kỳ vọng đầu năm.
"Như vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả kiểm soát dịch bệnh trong nước và quốc tế. Kỳ vọng lớn nhất là Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh trong Quý II/2020"
Về các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế và an sinh xã hội, ông Hùng nhấn mạnh: "Chúng ta không thể so sánh quy mô của các gói hỗ trợ của các quốc gia có tiềm lực mạnh như Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu, tuy nhiên, Việt Nam đã có phản ứng một cách nhanh chóng, kịp thời trong hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như người lao động, người nghèo, và các đối tượng chính sách. Điều này tạo nên sự tin tưởng vào điều hành của Chính phủ. Đây là yếu tố quan trọng để chúng ta vượt qua những khó khăn trong đại dịch Covid-19".
Những giải pháp này có thể kể đến như giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp thông qua việc giảm giá điện, giảm lãi suất, giãn nợ, giãn tiến độ nộp thuế cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư công trọng điểm, hoàn thành kế hoạch giải ngân của năm 2019 và 2020; tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án có tính cấp thiết; đơn giản hóa thủ tục hành chính.
"Trong thời gian này, ngân sách nhà nước cần được cân đối lại, khi nguồn thu bị suy giảm mạnh, trong khi phải thực hiện chi nhiều. Do đó, Chính phủ phải cắt giảm chi tiêu ở một số hạng mục không cần thiết, như: cắt giảm chi tiêu thường xuyên từ hội họp, công tác trong và ngoài nước", ông nói.
Mặc dù kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, tuy nhiên ông Hùng nhận định khả năng phục hồi và đạt tăng trưởng trở lại của Việt Nam là khá cao bởi 3 lý do:
Thứ nhất, nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ và Việt Nam có một thị trường nội địa tiềm năng lớn, với quy mô 100 triệu dân.
Thứ hai, ông cho biết về cơ bản nền kinh tế Việt Nam đang ở thế ổn định, và đà tăng trưởng từ các năm trước là khá cao. Bên cạnh đó, nguồn lực phát triển còn nhiều tiềm năng, và quyết tâm cải cách nền kinh tế mạnh mẽ từ phía Chính phủ.
Thứ ba, tình thần đoàn kết, chia sẻ của cộng đồng để cùng nhau vượt qua những khó khăn dịch bệnh sẽ tiếp tục được phát huy để phục hồi và phát triển kinh tế.
"Dịch Covid-19 bên cạnh những tác động tiêu cực, còn tạo ra áp lực thay đổi tư duy phát triển, vì vậy ông Hùng cho rằng, chúng ta phải tiếp tục tập trung vào tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh mới; điều hành chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt hơn (trần nợ công, lạm phát, bội chi ngân sách) trong bối cảnh vừa chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế" ông Đào Văn Hùng nói.
Đức Minh
"Độc nhất vô nhị" cửa hàng trên vách đá bán nước cho du khách leo lên núi Việc leo trên những vách đá thẳng đứng khiến cho không ít người phải thót tim, nhưng leo nửa chừng thấy có một cửa hàng bán nước thì đúng là điều không tưởng. Một số môn thử thách thể lực như nhảy dù, nhảy bungee, leo núi đòi hỏi sức khỏe phải tốt. Đặc biệt là môn leo núi giúp rèn luyện lòng...