Cách ly mùa dịch trả lại thế giới bầu không khí trong lành
Khoảng 1/3 thế giới bị phong tỏa vì đại dịch Covid-19 khiến mật độ giao thông giảm, các nhà máy phải đóng cửa… Điều này vô tình góp phần cải thiện mức độ ô nhiễm ở nhiều nơi.
Năm 2019, trang CNN mô tả “mức độ ô nhiễm nguy hiểm” ở New Delhi, thủ đô Ấn Độ, với trích dẫn “thành phố bị che khuất trong đám mây khói màu nâu độc hại”. Theo Reuters, New Delhi được ghi nhận hiện trải qua đợt không khí sạch dài nhất.
Theo New York Times, Ấn Độ sở hữu 14 trong số 20 thành phố có không khí ô nhiễm nhất năm 2019. Bầu trời New Delhi không thể thấy rõ ràng trong nhiều thập kỷ. “Tôi nhìn lên bầu trời khá thường xuyên và tận hưởng màu xanh của nó từ ban công”, giáo sư người Anh đã nghỉ hưu nói với tờ New York Times.
Khi Ấn Độ áp đặt lệnh phong tỏa trong 21 ngày vì dịch Covid-19, thành phố 1,3 tỷ người trở thành nơi phong tỏa lớn nhất thế giới, theo CNN. Insider đưa tin một số vùng ở Ấn Độ đã nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
Không khí New Delhi ô nhiễm đến mức bạn có thể nhìn thấy màn sương mờ của bụi. Sau lệnh phong tỏa, CNN cho biết qua một tuần, mức độ độc hại trong không khí tại đây đã giảm 71 %.
Tại Venice, Italy, ở khu vực có mật độ giao thông đường thủy cao, không khí thường âm u. Vào tháng 3, hình ảnh chụp tại các kênh đào trông rõ ràng đến mức bạn có thể nhìn thấy đáy. Thị trưởng thành phố nói với CNN rằng điều này xảy ra do lượng phương tiện đi lại trên các kênh đào ít hơn.
BBC báo cáo rằng Milan (Italy) được mệnh danh là thành phố ô nhiễm nhất châu Âu năm 2008. Cho tới nay, khói bụi ở đây vẫn còn là vấn đề nan giải. Lượng xe cộ lưu thông giảm trong những ngày thực hiện lệnh phong tỏa đã giúp không khí tại đây bớt ô nhiễm. Milan đang suy nghĩ về kế hoạch giảm sử dụng xe hơi sau đại dịch, theo The Guardian.
Ô nhiễm không khí ở Jakarta tồi tệ đến mức The Guardian cho biết một nhóm nhà hoạt động địa phương đã quyết định kiện chính phủ Indonesia. Theo Jakarta Post, Cơ quan Môi trường Jakarta báo cáo chất lượng không khí đã được cải thiện sau khi thành phố thực hiện hạn chế tiếp xúc xã hội vào cuối tháng 3.
Video đang HOT
Một ấn phẩm địa phương báo cáo rằng chất lượng không khí vốn đã kém của Islamabad, thủ đô của Pakistan, đang trở nên tồi tệ hơn do sự gia tăng số lượng xe hơi cũng như các nhà máy thép. Nhờ giảm lưu lượng phương tiện đi lại, tình trạng đó đã được cải thiện.
Los Angeles (Mỹ) nổi tiếng là thành phố có không khí ô nhiễm và mật độ giao thông dày đặc. Báo cáo của CNN chỉ ra trong 3 tháng, nơi đây có những ngày liên tiếp không khí đạt mức tốt nhất từ năm 1995 tới nay. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa có tác động nên điều này hay do các yếu tố tự nhiên khác.
Anh Tú
Chàng trai Việt lạc bước giữa vùng đất thần linh Tây Tạng
Vẻ đẹp của thiên nhiên và bề dày lịch sử, văn hóa ở khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) khiến nhiều du khách "đổ gục" ngay khi vừa đặt chân tới.
Những ấn tượng "khó thở"
Khó thở là từ rõ ràng nhất để nói về Tây Tạng khi bạn mới đặt chân tới đây lần đầu tiên. Đó là chứng sốc độ cao với các dấu hiệu như chóng mặt, khó thở hay nôn mửa. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi Tây Tạng nằm ở độ cao khoảng 4.000 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, với những người trẻ, bạn hoàn toàn có thể thích nghi sau một khoảng thời gian.
Khoảnh khắc cửa máy bay mở ra, bạn có lẽ sẽ cần hít một hơi thật sâu trước khi hướng mắt ra bên ngoài. Cảnh tượng choáng ngợp với khoảng không gian mênh mông, xa xa là núi rừng trùng điệp cùng những đám mây trắng bồng bềnh. Với những ai từng trót say kiến trúc cổ kính trong các thước phim "Tàu" xưa, Tây Tạng sẽ mở ra thế giới đó ngay trước mắt họ. Thủ phủ của Tây Tạng là Lhasa, có nghĩa "nơi những vị thần cư ngụ".
Dạo bước trên những con đường ở Lhasa giống như đang lạc giữa chốn thiêng của thần linh với vô số công trình Phật giáo có lịch sử lâu đời, gồm cung điện Potala, tu viện Sera hay đền Jokhang... Nếu là tín đồ đạo Phật, du khách chắc chắn phải thử tới đường Barkhor. Đây có thể xem như biểu tượng về một thời xưa cũ của Tây Tạng, thu hút hàng nghìn tín đồ tới hành hương.
Chất riêng của Tây Tạng
Bên cạnh những kiến trúc Phật giáo, Tây Tạng còn được biết đến là vùng đất của thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Nhiều người gọi khu vực này với cái tên "cực thứ 3 của Trái Đất" vì sở hữu nguồn nước, lượng băng bất tận, chỉ xếp sau Nam Cực và Bắc Cực. Tây Tạng nổi tiếng với vô số loài thú hiếm nhờ chính sách bảo tồn đúng đắn của những người đứng đầu.
Loài nổi tiếng nhất ở đây có lẽ là giống chó ngao oai vệ. Nhiều người cảm thấy khiếp sợ trước ngoại hình của chúng nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt gặp những con chó ngao hiền khô ngay tại Tây Tạng. Đối thủ cạnh tranh của chó ngao là loài bò Yak.
Đây là con vật được xem như biểu tượng của "vùng cực thứ 3" với bộ lông dày không lẫn đi đâu. Giống bò này xuất hiện ở dãy Himalaya và là nguồn sống không thể thiếu của người dân. Nếu muốn cảm hết được cái "chất riêng" của Tây Tạng, bạn cần bỏ thêm thời gian để ghé thăm khu trại Everest (Everest Base Camp). Đây là trại nền cơ bản của những người leo núi chuyên nghiệp. Các du khách hiếu kỳ cũng tìm tới địa điểm này để trải nghiệm cảm giác hít thở không khí ở độ cao hơn 5.000 m.
Độc giả Đào Việt Đức
Sự sống khắc nghiệt nơi tận cùng dãy Himalaya Cảnh quan cùng cuộc sống ở một trong những khu vực xa xôi và hẻo lánh nhất dãy Himalaya đã được tiết lộ trong bộ ảnh của nhà thám hiểm Darius Radkevicius. Khí hậu khắc nghiệt Nhà thám hiểm người Litva Darius Radkevicius đã ghi lại khung cảnh hùng vĩ ở Upper Mustang, một trong những vùng đất xa xôi và hẻo lánh...