Cách ly 6 thành viên trong một gia đình tiếp xúc với bệnh nhân số 2982
Ngày 4-5, ông Lê Quang Hùng, giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, cho biết một gia đình có sáu người tiếp xúc với bệnh nhân số 2982 (từ Đà Nẵng trở về lại TP Quy Nhơn và huyện Phù Mỹ) đã được cách ly.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định – nơi cách ly các trường hợp vừa tiếp xúc với bệnh nhân 2982 từ Đà Nẵng trở về Bình Định – Ảnh: LÂM THIÊN
Theo ông Hùng, có thể xem các trường hợp này là F1, nhưng thời gian tiếp xúc ngắn, nói chuyện chưa đến 30 phút.
Cụ thể, sau khi đi du lịch tại Đà Nẵng, Hội An và Huế trở về, gia đình anh T.M.P. (35 tuổi, trú tại TP Quy Nhơn) khai báo vào tối 30-4, gia đình anh sau khi nhận phòng tại một khách sạn ở Hội An đã có tiếp xúc với bệnh nhân N.T.N. (bệnh nhân số 2982) có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19.
Ngày 3-5, sau khi trở về TP Quy Nhơn, phát hiện gia đình mình đã tiếp xúc với bệnh nhân nói trên nên anh T.M.P. đã tự giác thực hiện khai báo y tế tại trạm y tế và đã được ngành y tế thực hiện biện pháp cách ly phù hợp.
Ông Lê Quang Hùng cho biết: “Các trường hợp của gia đình anh T.M.P. đang cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định có xét nghiệm âm tính lần 1. Các trường hợp khác đã được lấy mẫu xét nghiệm và sẽ có kết quả vào sáng mai (5-5).
Ngành y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các lực lượng liên quan để tổ chức giám sát và cách ly đúng quy định với các trường hợp có liên quan để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Hiện tại sức khỏe của những người có tiếp xúc với ca dương tính đều bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho. Người dân phải giữ bình tĩnh và thực hiện đúng yêu cầu phòng chống dịch 5K của Bộ Y tế”.
Lịch trình di chuyển của gia đình anh T.M.P.
Lúc 7h30 ngày 30-4, gia đình anh T.M.P. gồm 6 thành viên xuât phát từ thôn Chánh Giáo, xã Mỹ An, huyên Phù Mỹ (Bình Định) di chuyển bằng ôtô riêng đến khách sạn The Shope Time, phường An Ràng, TP Hội An, Quảng Nam.
Video đang HOT
Sau khi nhận phòng tại khách sạn, anh cùng vợ có tiếp xúc với trường hợp N.T.N. (đã có kết quả xét nghiêm dương tính COVID-19 ngày 3-4). Tối 30-4, cả gia đình đi dạo tại phố cổ Hội An, đi ăn vặt nhưng không nhớ rõ quán, tên đường.
Sáng 1-5, cả gia đình ăn sáng tại khách sạn và đi Vinpearl Nam Hội An, cả nhà đều mang khẩu trang. Đến trưa, các thành viên ăn trưa tại nhà hàng Lotte Vinpearl rồi về lại khách sạn. Đến tối đi ăn tại quán hải sản Bạch Hoàn, số 155 Nguyễn Tât Thành, TP Đà Nẵng.
Sau đó vợ chồng anh đi về, còn em gái và bố mẹ đi uống cà phê tại phòng trà Le Paris, TP Đà Nẵng. Sáng 2-5, em gái và bố anh ăn sáng tại quán Phượng Beach Restaurant gần khách sạn.
Lúc 10h ngày 2-5, cả gia đình đi Huế, trên đường đi có ghé ăn tại quán bánh ướt Bà Sửu, xã Lộc Sơn, huyên Phú Lộc rồi đi thẳng đến TP Huế, có ghé cửa hàng Con Cưng để mua sữa cho con, sau đó đến lưu trú tại Homestay Kiêt 42, số 27/1 Nguyễn Công Trứ, TP Huế, có tiếp xúc với chủ homestay.
Lúc 17h cùng ngày, cả nhà ăn tối tại nhà hàng Duyên Anh, tỉnh lộ 10, xã Phú Mỹ, huyên Phú Vang (Thừa Thiên Huế). Tại đây, mọi người có tiếp xúc với nhân viên của quán. Sau đó, đi đến bến đò Sông Hương, uống cà phê tại quán Bến tòa Khâm rồi về lại homestay.
Sáng 3-5, cả nhà ăn sáng tại quán hủ tiếu Nam Vang tại số 151 Trần Phú, TP Huế. Riêng vợ và con đi mua xúp tại quán cháo dinh dưỡng gần đó. Lúc 8h15, mọi người uống cà phê (không nhớ tên quán) trong Đại nội Huế.
Lúc 9h, gia đình anh T.M.P. xuât phát về Bình Định. Khoảng 12h10, ghé ăn cơm trưa tại quán cơm gà Bà Luận, số 707 Phan Châu Trinh, Tam Kỳ, Quảng Nam. Trên đường về có ghé mua trà sữa tại quán Coca House, sau đó về thẳng nhà bố mẹ tại thôn Chánh Giáo, xã Mỹ An, huyên Phù Mỹ, tỉnh Bình Định và không tiếp xúc với ai.
Lúc 16h30, anh T.M.P. đi cùng vợ, con và em gái có ghé nhà vợ tại thị trân Bình Dương (có tiếp xúc với 2 người) sau đó về nhà tại địa chỉ số 41 Bùi Đức Sơn, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn vào lúc 19h30 cùng ngày. Sau đó, vợ anh T.M.P. có đi mua bánh canh tại quán O Huê, đường Trường Chinh, phường Lý Thường Kiêt.
Bình Định: Nuôi lươn không bùn dày đặc trong bể xi măng, nuôi lứa nào trúng lứa đó, nông dân phát tài
Những năm qua, mô hình nuôi lươn không bùn dày đặc trong hồ xi măng ở một số hộ trong tỉnh Bình Định đã tận dụng được diện tích đất quanh vườn nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Lê Trung Vinh, cán bộ Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) cho biết: Từ năm 2014 - 2016, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Bình Định triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu sinh sản, ương và nuôi thương phẩm lươn đồng".
Anh Mai Đức Thắng, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) kiểm tra hồ nuôi lươn không bùn.
Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu sản xuất hơn 92.000 con lươn giống, thực hiện 6 mô hình nuôi lươn không bùn tại huyện Tuy Phước, Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ, Hoài Ân, TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn.
Trạm còn tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi lươn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất lươn giống cho người dân có nhu cầu.
Anh Lê Văn Hoàng ở khu phố Thiết Đính Bắc, phường Bồng Sơn, TX Hoài Nhơn (Bình Định), được Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Bình Định tư vấn kỹ thuật chăm sóc lươn và hỗ trợ 1.500 con lươn giống để thực hiện thí điểm mô hình nuôi lươn không bùn từ năm 2015.
Anh Hoàng chia sẻ: "Sau hơn 6 tháng thả nuôi, lươn phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Thấy nhu cầu thị trường khá nhiều, nhưng nguồn cung cấp lươn còn hạn chế, tôi xây dựng 14 hồ nuôi lươn không bùn, mỗi hồ có diện tích từ 4 - 6 m2".
Những năm qua, anh Hoàng mỗi năm xuất bán ra thị trường các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng khoảng 1,5 tấn lươn thịt thương phẩm, thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Đầu năm 2020, anh Hoàng xuất bán hơn 600 kg lươn thịt thương phẩm, hiện còn khoảng 600 kg lươn thịt nữa sẽ xuất bán cuối năm nay. Tháng 6.2020, anh Hoàng nhập thêm 8.000 con lươn giống từ tỉnh An Giang về thả nuôi theo phương thức "gối đầu" mang lại hiệu quả cao.
Năm 2017, anh Nguyễn Đại Dương ở thôn Hội Phú, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), đầu tư xây 4 hồ nuôi lươn không bùn, mỗi hồ rộng 6 m2, thả nuôi 6.000 con lươn giống.
Anh Dương kể, thả lứa lươn đầu tiên, do còn ít kinh nghiệm nuôi lươn không bùn nên tỷ lệ lươn sống chỉ khoảng 50%, thu về khoảng 300 kg lươn thịt thương phẩm. Không nản chí, năm 2018, anh tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn không bùn từ cán bộ kỹ thuật Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu và một số hộ nuôi lươn không bùn thành công trong tỉnh Bình Định.
Rồi anh Dương tiếp tục đặt mua 4.000 con giống từ Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Bình Định về thả nuôi. Để tránh hao hụt và chủ động được nguồn lươn giống, anh Dương đã bố trí một hồ nuôi 30 cặp lươn bố mẹ cho lươn sinh sản, thu và ấp trứng.
Đến nay mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng của anh Dương bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế.
Vừa rồi anh Dương thu hoạch được khoảng 8.000 con lươn giống. Tháng 11.2020, anh Dương xuất bán 2.000 con lươn giống, cỡ 500 con/kg cho một hộ dân ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Dự tính 6.000 con lươn giống còn lại anh Dương sẽ nuôi lươn thịt thương phẩm.
Anh Lê Văn Hoàng, khu phố Thiết Đính Bắc, phường Bồng Sơn, TX Hoài Nhơn (Bình Định) kiểm tra hồ nuôi lươn không bùn.
Đầu năm 2019, anh Mai Đức Thắng ở KV 2, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) cải tạo lại chuồng heo bỏ không của gia đình thành 6 bể xi măng, mỗi bể rộng 4 m2, thả nuôi 2.000 con lươn giống.
Anh Thắng chia sẻ: "Năm 2017, tôi quyết định vào TP Cần Thơ học hỏi kinh nghiệm nuôi lươn không bùn, kỹ thuật nuôi lươn không bùn và chọn mua con lươn giống đưa về nuôi. Họ hướng dẫn nhiệt tình và rất kỹ lưỡng, nên tôi đã thành công ngay từ lứa lươn nuôi đầu tiên".
Mỗi lứa, anh Thắng thả nuôi 2.000 con lươn giống. Thức ăn cho lươn ngoài cám thì anh còn kết hợp trùn quế, cá tạp và ốc bươu xay nhuyễn.
Sau 8 tháng thả nuôi đạt sản lượng hơn 250 kg lươn thịt thương phẩm. Thương lái TP Quy Nhơn tìm đến tận nhà mua lươn thịt với giá bán lươn là 160.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí, anh Thắng lãi khoảng 30 triệu đồng.
Anh Thắng đã bố trí một hồ cho lươn sinh sản, thu và ấp trứng lươn trong thùng xốp. Khoảng 5 ngày, trứng lươn sẽ nở thành lươn bột và ương nuôi lươn bột thành lươn giống.
Anh Thắng dự định mở rộng quy mô sản xuất lươn giống thời gian tới.
Sau một thời gian nghiên cứu, đến tháng 5.2020, anh Hoàng Xuân Trúc ở khu phố Thiện Đức Đông, phường Hoài Hương, TX Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) xây dựng 5 hồ nuôi lươn, mỗi hồ rộng 6 m2, đặt mua 3.000 con lươn giống ở tỉnh Vĩnh Long.
Tháng 11.2020, anh Trúc tiếp tục mua thêm 5.000 con lươn giống về thả nuôi theo phương thức "gối đầu".
Lươn giống sau 2 tháng thả nuôi thì phân loại theo kích cỡ phù hợp vào từng hồ. Cách này giúp cho người nuôi lươn dễ dàng trong khâu chăm sóc, cho lươn ăn và theo dõi sự phát triển của lươn.
"Với 3.000 con giống, sau hơn 6 tháng chăm sóc, lươn mau lớn và phát triển đều, trọng lượng bình quân 250 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%. Dự tính cuối năm nay, tôi sẽ thu hơn 350 kg lươn thịt thương phẩm, xuất bán ra thị trường trong tỉnh Bình Định", anh Trúc chia sẻ.
Bình Định: Lật xe container khi đang lưu thông trên Quốc lộ 1A Chiều ngày 14/12, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Định cho biết, một chiếc xe container đang lưu thông trên quốc lộ 1A tại Km 1171 do trời mưa cộng với khuất tầm nhìn khiến xe bị lật khi vào cua. Rất may không bị thiệt hại về người. Theo đó, vào lúc 11giờ 45 phút, tại Km 1171 trên...