Cách ly 141 giáo viên, học sinh ở lại trường ngay trong đêm vì liên quan ca mắc COVID-19
Tối 31-10, ông Thái Quang Mận, phó chủ tịch UBND xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn ( Ninh Thuận), cho biết toàn bộ giáo viên, học sinh Trường tiểu học Tầm Ngân A đã được cách ly ở lại tại trường vì liên quan ca mắc COVID-19.
Các học sinh Trường tiểu học Tầm Ngân A được cách ly ở lại trường – Ảnh: THU VÂN
Theo ông Mận, các trường hợp F1 tại trường được xác định có 11 giáo viên, 127 học sinh.
Ông Mận cho biết qua điều tra dịch tễ từ cơ quan chức năng, nguồn lây lan dịch bệnh COVID-19 từ một người nhiễm ở thôn Trà Giang, xã Lương Sơn đến xã Lâm Sơn viếng tang. Từ đó đã lây lan cho nhiều người khác ở hai thôn Tầm Ngân 1 và Tầm Ngân 2 (xã Lâm Sơn) và ba học sinh Trường tiểu học Tầm Ngân A nghi nhiễm.
Theo cô Trần Thị Thu Vân, giáo viên, tổng phụ trách đội của Trường tiểu học Tầm Ngân A, nhà trường bất ngờ nhận thông báo tất cả 11 giáo viên, 130 em học sinh toàn trường không được về, test sàng lọc và phải cách ly tại trường nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh COVID-19.
“Các công việc tiếp theo sau đó như sắp xếp, bàn ghế, khử khuẩn, hậu cần ăn uống để đảm bảo việc ăn ở cho 141 người cách ly được triển khai ngay trong đêm” – cô giáo Vân nói.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 30-10, UBND tỉnh Ninh Thuận thống nhất đề xuất Sở Y tế tỉnh cho tạm dừng hoạt động Bệnh viện Da liễu – tâm thần với 70 người vì bệnh viện này có ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
TP.HCM có khoảng 6.600 học sinh F0 tham gia học trực tuyến
Ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM - cho biết hiện có khoảng 6.600 học sinh ở các cấp học là F0 và đều có thể học trực tuyến khi đang cách ly.
Ông Nguyễn Văn Hiếu trao đổi một số thông tin về năm học mới - Ảnh: ĐAN THUẦN
Tại buổi họp báo chiều 4-9, ông Nguyễn Văn Hiếu đã có những thông tin trao đổi về năm học mới.
TP.HCM có khoảng 6.600 học sinh là F0
Về những giáo viên đang tham gia chống dịch tại các địa phương, ông Hiếu cho biết các giáo viên này vẫn có thể tiếp tục cho đến khi kết thúc nhiệm vụ. Việc giảng dạy sẽ do các giáo viên còn lại choàng gánh do thời lượng dạy học hiện nay không quá 5 buổi mỗi tuần.
Ông Hiếu cũng cho biết thêm hiện có khoảng 6.600 học sinh ở các cấp học của TP đang là F0, hầu hết các em đều không triệu chứng. Do đó, các em học sinh này hoàn toàn có thể tham gia học trực tuyến ở trong khu cách ly hoặc đang cách ly tại nhà.
"Có nhiều em cả gia đình đều là F0, thậm chí cả cha lẫn mẹ đều không qua khỏi, tất cả những trường hợp này thầy cô giáo sẽ đặc biệt quan tâm để chia sẻ, giảm bớt đau thương. Trong môi trường học online tập thể có bạn học, thầy cô giáo chia sẻ để các em quay lại học tập, có một tương lai tốt đẹp hơn" - ông Hiếu chia sẻ.
Một năm học nhiều khó khăn
Cũng theo ông Hiếu, công tác chuẩn bị năm học mới của ngành giáo dục TP gặp rất nhiều khó khăn, tất cả học sinh không được đến trường, mà phải khởi động năm học mới trên môi trường Internet.
Để chuẩn bị cho năm học mới, TP quyết định từ ngày 6-9 học sinh THCS, THPT của TP sẽ bắt đầu năm học mới, sẽ có nhiều hoạt động như làm quen với lớp, trường, củng cố số lượng học sinh, rà soát điều kiện tổ chức lớp học.
Cũng từ 6-9, lớp nào thuận tiện thì bắt đầu học, lớp nào khó khăn thì báo cáo để TP có giải pháp hỗ trợ cho các em học sinh.
Riêng cấp tiểu học thì ngày 8-9 các em tập trung và có gần 2 tuần làm quen với bạn bè, lớp, đặc biệt là hướng dẫn các em lớp 1, 2 làm quen với môi trường học tập mới. Trong thời gian này, sở kết hợp với đài truyền hình tổ chức ghi hình các tiết dạy, đặc biệt là chọn lựa các thầy cô có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lớp 1, lớp 2.
Hiện nay, ngành giáo dục TP đã tổ chức ghi hình được khoảng 10 tuần theo kế hoạch dạy trực tuyến hết học kỳ 1, xây dựng tiết học trên truyền hình và sẽ phát hình vào giữa tháng 9.
Sở Giáo dục - đào tạo đã thống kê số lượng các em học sinh ở các cấp học thiếu điều kiện học tập trên Internet khá lớn, khoảng 75.000 em, trong đó học sinh tiểu học là 31.000 em, học sinh THCS là 22.000 em, học sinh THPT là 15.000 em.
Sở Giáo dục - đào tạo đã xây dựng kế hoạch, đối với các em học sinh không có thiết bị học tập trên Internet thì trên các trang web phòng giáo dục, của trường đều có sách điện tử của Bộ Giáo dục và đào tạo và có các clip ghi hình bài giảng. Đối với lớp 1, lớp 2, sở cũng đã tổ chức ghi hình và thực hiện ngay từ đầu năm học.
Trong điều kiện khó khăn hơn, không thể tiếp cận được với tất cả phương tiện dạy học (khoảng 5%) thì sở đã tổ chức các phiếu học tập, sử dụng mạng lưới cộng tác viên hỗ trợ đến từng nhà.
Tất cả các phường đều có mạng lưới cộng tác viên, giáo viên tình nguyện để đưa phiếu học tập, hướng dẫn học tập từng em học sinh.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và đào tạo cũng làm việc với nhà cung cấp thiết bị học tập trên Internet, các đơn vị này sẵn sàng hỗ trợ đường truyền Internet, các máy móc thiết bị để sở giới thiệu về cho các trường, các gói vay trả góp không lãi, tặng gói 3G cho các em học tập...
Về việc vận chuyển sách giáo khoa, hai đơn vị bưu điện TP sẽ hỗ trợ giao sách giáo khoa đến các trường, từ nay đến 6-9 sẽ hoàn tất. Chiều nay, sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục yêu cầu các trường cử 5 giáo viên đến trường hỗ trợ vận chuyển sách giáo khoa cho các em học sinh.
Thời gian dạy và học trên Internet dự kiến hết học kỳ 1. Sau đó, khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh thì các giáo viên sẽ ưu tiên kèm cặp, củng cố, giúp đỡ các em học sinh thiếu thiết bị học tập trên Internet hoặc học không hiệu quả trên môi trường Internet. Hơn nữa, dự kiến TP sẽ được chủ động kéo dài thời gian năm học, có thể kéo dài khoảng 2 tuần.
Hành động nhỏ của học sinh trường chuyên khiến thầy hiệu trưởng ấm lòng Một gói bánh, vài gói mì tôm gửi lại ký túc xá - đó không chỉ là món quà, đó còn là cả tấm lòng của những học sinh gửi đến bà con về quê thực hiện cách ly, thầy Phan Văn Chương nhận xét. TP Tam Kỳ (Quảng Nam) thông báo trưng dụng ký túc xá Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm...