Cách lựa chọn mua thực phẩm đóng hộp an toàn giữa mùa dịch
Trong số nhiều loại thực phẩm mà chúng ta nên dự trữ khi thực hiện cách ly tại nhà, thực phẩm đóng hộp là một lựa chọn tối ưu, dễ bảo quản và sử dụng.
Rất nhiều sản phẩm đóng hộp có giá tiền thấp hơn so với sản phẩm đông lạnh hoặc tươi nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng tương đương nhau, ngay cả khi được bảo quản trong điều kiện thích hợp một khoảng thời gian dài. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn.
Thực phẩm đóng hộp thường được ưa chuộng vì có thể tiết kiệm được thời gian chế biến. Ảnh: Internet
Thực phẩm đóng hộp không “tốt”?
Cảnh giác với các mặt hàng đóng hộp có chứa nhiều thành phần, chẳng hạn như súp làm sẵn và mì ống. Chúng là một số mặt hàng phổ biến nhất nhưng thường chứa lượng muối natri và đường cao. Đặc biệt, súp đóng hộp có chứa 2.175 mg natri, gần với lượng natri khuyến nghị dùng trong ngày của một người bình thường là 2.300 mg.
Muối natri và đường vốn không có lợi cho sức khỏe nhưng đôi khi nhiều thực phẩm đóng hộp có quá nhiều muối, đường được thêm vào. Vì vậy, hãy kiểm tra thành phần dinh dưỡng cũng như lượng đường và muối trên mỗi khẩu phần.
Bạn cũng nên tránh các loại trái cây và rau quả đóng hộp ướp nhiều muối hoặc xi-rô, đặc biệt nếu chúng đã lột vỏ. Thay vào đó, hãy tập trung vào những thứ được đóng gói với nước hoặc nước ép hoa quả.
Video đang HOT
Ngoài ra, hãy kiểm tra mức bisphenol (BPA) của những sản phẩm đóng hộp. Nhiều nghiên cứu cho thấy có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm tổn thương DNA, hình thành khối u và thay đổi nội tiết tố.
Hiện nay, trên thị trường có tới 90% thực phẩm đóng hộp là không có chứa BPA và đã được Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm định là an toàn cho người tiêu dùng, theo Medical Daily.
Thực phẩm đóng hộp “tốt”?
Thực phẩm đóng hộp chứa một hoặc ít thành phần.
Như một hộp cá ngừ chỉ chứa 4% lượng muối natri khuyến nghị hằng ngày của bạn và không chứa đường, luôn là mặt hàng bán chạy nhất. Một phần chứa đến 20 gram protein, cũng như nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin B12, sắt, magie và kẽm. Rất tốt cho sức khỏe, từ chức năng miễn dịch đến tăng trưởng và phát triển. Đồ hộp thường chứa các vitamin tan trong chất béo, không bị mất đi trong quá trình làm nóng.
Cà chua đóng hộp cũng là lựa chọn tốt. Chúng có hàm lượng carotenoids cao hơn so với khi còn tươi, do quá trình gia nhiệt của đồ hộp làm giải phóng nhiều sắc tố hơn.
Các loại thực phẩm khác như đậu xanh và ngô cũng rất tốt vì theo nhiều nghiên cứu, khi đông lạnh hay đóng hộp thì chúng vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng như ban đầu, theo Medical Daily.
NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH)
Thực phẩm giúp người cao tuổi tăng cường sức đề kháng
Người cao tuổi thường hấp thụ kém các chất dinh dưỡng dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại sự tấn công của virus.
Thực phẩm cung cấp vitamin B12: Người già thường dễ bị thiếu hụt vitamin B12 vì họ khó hấp thụ loại vitamin này từ thực phẩm. Nhưng cách tốt nhất vẫn là cố gắng ăn nhiều các thực phẩm giàu B12 như cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các sản phầm từ sữa...
Thực phẩm giúp hấp thụ vitamin D: Ở người lớn tuổi, loãng xương do thiếu vitamin D là bệnh lý thường gặp. Những thực phẩm giàu vitamin D gồm: cá hồi, cá ngừ, trứng, ngũ cốc, sữa, một số loại sữa chua, nước ép.
Thực phẩm giúp bổ sung canxi: Canxi đóng nhiều vai trò trong cơ thể nhưng quan trọng nhất là để củng cố và duy trì xương chắc khỏe. Các nguồn canxi tốt nhất cho cơ thể gồm sữa và các chế phẩm từ sữa.
Thực phẩm cung cấp kali: Nhiều người cao tuổi lại không được cung cấp đủ lượng kali thiết yếu hàng ngày. Để khắc phục điều này, người già nên ăn nhiều trái cây và rau quả giàu kali như bơ, mận, khoai tây...
Thực phẩm giúp bổ sung magie: Hấp thụ đủ magie có thể giúp hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt nhất, trái tim khỏe mạnh và xương chắc khỏe. Nhiều loại thực phẩm nguyên chất, bao gồm rau, đậu... sẽ giúp người cao tuổi bổ sung magie.
Thực phẩm bổ sung chất xơ: Theo các nhà khoa học, hầu hết người cao tuổi chỉ nhận được khoảng một nửa lượng chất xơ được khuyến cáo. Để tránh thiếu hụt chất xơ người cao tuổi nên bổ sung thêm ngũ cốc, các loại hạt, đậu, trái cây và rau...
Thực phẩm giàu chất béo Omega-3: Omega-3 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và thậm chí có thể duy trì trí nhớ tuổi già. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu đặc biệt có nhiều chất béo omega-3.
Nước không phải là một loại vitamin hay khoáng chất, nhưng nó rất quan trọng cho sức khỏe. Tuổi càng cao, cảm giác khát có thể suy giảm, khiến người gia có thể tăng nguy cơ bị mất nước./.
CTV Vũ Gia (biên dịch)
Phòng dịch COVID-19: Những thực phẩm cần thiết cho 2 tuần tự cách ly ở nhà Hãy nghĩ về điều này: Nếu bạn phải cách ly trong nhà trong 2 tuần, bạn sẽ ăn gì? Trong 2 tuần cách ly, tốt nhất nên dùng thực phẩm chính để ăn no như gạo, yến mạch, mì và đậu, đồ đông lạnh hoặc đóng hộp, đồ khô, đồ ăn nhẹ... - Ảnh minh họa: Shutterstock Hãy chắc chắn rằng bạn có...