Cách lựa chọn loại cửa phù hợp với ngôi nhà
Cửa có vị trí đặc biệt không kém gì những đồ nội thất hiện đại trong ngôi nhà. Những bộ cửa đẹp còn góp phần làm nên sự khác biệt cho mỗi công trình.
Tuy nhiên, cách chọn cửa phù hợp từng không gian sống cũng là một công việc quan trọng. Bạn đang muốn có một ngôi nhà vừa đẹp, vừa an toàn, hãy tham khảo bài viết sau đây.
Đối với cửa gỗ tự nhiên
Cửa gỗ tự nhiên cách âm, nhiệt tương đối, có giá cao nhất và là chủng loại sang đẹp hơn cả trong tất cả các loại cửa. Vật liệu cấu thành nên các sản phẩm cửa gỗ là cốt gỗ tự nhiên 100% đã qua xử lý ngâm, tẩm, sấy. Các loại gỗ để làm cửa như: Lim, sồi, xoan đào, giáng hương, căm xe, tần bì… Để tránh mối mọt và cong vênh và tăng độ nhẵn cho bề mặt, nên hoàn thiện sản phẩm bằng công nghệ sơn UV tự động hóa tạo cho bề mặt của sản phẩm nhẵn bóng, chống trầy xước, tăng tính thẩm mỹ.
Gỗ công nghiệp (nhân tạo)
Gỗ công nghiệp có những tính năng tương tự cửa gỗ tự nhiên nhưng cần lưu ý phần khung xương bên trong. Ví dụ, như cửa gỗ nhân tạo HDF, khung xương bên trong cánh cửa làm bằng gỗ cứng hay gỗ thông được cắt ngắn ghép lại và qua tẩm sấy theo đúng chuẩn để hạn chế tối đa sự co ngót, biến dạng của vật liệu. Từ đó, ưu điểm loại cửa gỗ này là không bị cong vênh, không bị hiện tượng hở các mối ghép dưới tác động thời tiết và có khả năng chống mối mọt tốt.
Cửa sắt
Cửa sắt là một phần phụ trong thiết kế xây dựng nhưng lại đóng vai trò quan trọng bởi ngoài tác dụng bảo vệ, còn làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Cửa sắt thường được chế tạo bằng cách hàn lắp ghép nhiều loại sắt có quy cách khác nhau. Cửa sắt thường được lắp đặt ở cổng, tường đầu hồi hay tường dọc. Kích thước của cửa thường phụ thuộc vào mục đích sử dụng, vào kích thước các vật cần vận chuyển qua cửa, vào lượng người ra vào, kích thước của mặt tiền căn nhà và căn cứ vào sở thích của gia chủ.
Vẻ đẹp và công dụng của sản phẩm này cũng sẽ phản ánh sự hiện đại và tiện nghi của một căn nhà. Việc hiểu rõ công dụng của kính và biết áp dụng đúng sẽ tăng giá trị và nét thẩm mỹ của căn nhà. Cửa kính cũng có tác dụng là ngăn và che để bảo vệ cho ngôi nhà nhưng nhược điểm lớn nhất của nó vẫn là để ánh sáng lọt qua, dễ vỡ và khá đắt tiền.
Dựa vào các cách phân loại khác nhau thì cửa kính cũng có nhiều loại khác nhau. Cụ thể: Phân theo mức độ truyền ánh sáng thì có kính trong suốt, kính trong mờ, kính mờ đục, kính phản quang và gương; Phân theo cấu tạo thì có kính thường, kính dán an toàn (gồm từ 2 hoặc 3 lớp kính dán với nhau) và kính cường lực; Phân theo mục đích sử dụng thì có kính lấy ánh sáng, kính vừa lấy ánh sáng vừa cách âm và cách nhiệt (kính hộp có 2-3 lớp kính, giữa các lớp kính là khí trơ cách âm và cách nhiệt), kính trang trí (kính màu, kính có hoa văn)…
Cửa kính được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất vì nó tạo cho ngôi nhà một không gian mở và “ăn gian” được diện tích thực tế. Tuy nhiên, nếu ngôi nhà của bạn chếch mặt về hướng Tây hoặc Đông thì trước hết là không nên mở rộng cửa để giảm nắng nóng chiếu vào nhà, sau đó về lâu dài thì bạn phải có những biện pháp che nắng thích hợp như lắp thêm rèm cửa, dán phim cách nhiệt…
Cửa nhôm
Cửa nhôm có ưu điểm là tính chịu lực tốt, không cong vênh, ít bị rỉ sét hoặc giãn nở do tác động của môi trường, dễ bảo trì lắp đặt và có tính an toàn cao. Hiện nay trên thị trường có hai loại cửa nhôm ốp gỗ và cửa nhôm kính. Cửa nhôm gỗ là sự kết hợp giữa hai nguyên liệu chính là nhôm và gỗ. Trong đó, phần tiếp xúc với môi trường bên ngoài được bọc lớp nhôm để hạn chế sự tác động của thời tiết như nắng mưa, ăn mòn, gỉ sét… giúp tăng độ bền của sản phẩm; còn lớp gỗ bên trong góp phần tăng cường tính cách nhiệt, nâng cao tính thẩm mỹ, phù hợp với nội thất trong nhà. Tuy nhiên, cửa nhôm gỗ là dòng sản phẩm cao cấp phù hợp với những công trình có ngân sách đầu tư lớn.
Video đang HOT
Cửa nhôm kính cũng có kiểu dáng thiết kế rất đa dạng với khung cửa hình vuông, hình bán nguyệt, hình tròn, hình chữ nhật… Sử dụng loại cửa này cũng giúp gia chủ tăng thêm tình thẩm mỹ cho toàn bộ cửa, tạo vẻ sang trọng cho căn nhà.
Chính bởi những ưu điểm này mà cửa nhôm kính được sử dụng rộng rãi trong thiết kế mặt tiền ngôi nhà, tức là được lắp ở những vị trí thường xuyên tiếp xúc với nắng, mưa, gió, bụi… Tùy từng diện tích lắp đặt mà gia chủ có thể yêu cầu lắp đặt của nhôm kính là cửa mở hay cửa lùa.
Cửa nhựa
Cửa nhựa không chịu được nhiệt độ cao, dễ cháy và dễ trầy xước. Tuy nhiên, cửa nhẹ, chịu nước tốt, giá rẻ và kiểu dáng cũng đa dạng. Cửa nhựa tiện đặt nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, ví dụ như nhà vệ sinh.
Cửa xếp
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghiệp xây dựng nói chung và thiết kế nội thất nói riêng, các loại cửa xếp đã trở thành một phần tất yếu cho mặt tiền của mỗi một dự án. Ngoài mang lại sự an toàn cho ngôi nhà thì cửa xếp còn mang đến những giá trị thẩm mỹ cho mỗi công trình.
Hiện nay, các loại cửa xếp làm bằng inox hoặc thép và được sơn tĩnh điện đang được nhiều gia chủ lựa chọn. Sản phẩm này rất bền và chịu được thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam. Cửa xếp thường được dùng phổ biến trong các công trình nhà dân và nhà xưởng. Sản phẩm có độ bền từ 20 đến 30 năm và giá thành rẻ nên thường được nhiều người lựa chọn.
Tóm lại, chọn loại cửa nào, chọn chủng loại vật liệu nào cho cửa cần căn cứ vào phong cách kiến trúc, nhu cầu sử dụng (đi lại, ngăn chia, khai thác ánh sáng, khai thác thông thoáng, tạo tầm nhìn ngắm cảnh). Cửa phải được đề cập đến và nghiên cứu ngay từ khi thiết kế phương án kiến trúc và tuỳ từng trường hợp và chủng loại cửa mà có giải pháp cụ thể. Ví dụ như chỗ mưa tạt nhiều không nên dùng cửa trượt mà dùng cửa mở hất (với cửa nhựa lõi thép), nơi có cửa gỗ ngoài trời phải có mái, có hiên hay ô văng để bảo vệ cửa; với cửa mở quay tránh cánh lớn quá dễ bị xệ cánh…
Theo petrotimes
Những mẫu vách ngăn phòng khách bằng gỗ đẹp giúp căn nhà thêm rộng rãi, sang trọng
Vách ngăn phòng khách là một giải pháp tiện lợi cho các hộ gia đình mong muốn sở hữu không gian thoáng đãng những vẫn phân chia được các khu vực, phòng ốc với sự tiện nghi nhất.
Bên cạnh chất liệu từ nhựa, kính,... vách ngăn phòng khách bằng gỗ cũng được các hộ gia đình rất ưa chuộng hiện nay.
1. Tác dụng của vách ngăn phòng khách bằng gỗ
Vách ngăn phòng khách có vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất đặc biệt là những căn nhà nhỏ nhưng muốn tối ưu hóa diện tích sử dụng. Thay vì dựng 1 bức tường lớn để ngăn chia giữa các phòng, vách ngăn phòng khách với chi phí thấp hơn sẽ giúp bạn tận dụng những khoảng không một cách thông minh. Hơn nữa, sử dụng vách ngăn giữa phòng khách với các phòng khác như bếp, phòng làm việc sẽ giúp không gian trở nên thoáng đãng, lưu thông không khí và tối ưu ánh sáng trong nhà. Vì vậy, với sự biến hóa đa dạng, vách ngăn phòng khách luôn được các gia đình lựa chọn và tin dùng.
2. Những mẫu vách ngăn phòng khách bằng gỗ phổ biến hiện nay
2.1 Vách ngăn phòng khách bằng gỗ tự nhiên
Xoan đào, gỗ sồi, gỗ khơ mu,... là những loại gỗ tự nhiên thường được dùng cho vách ngăn trong nhà. Thông thường, chúng được làm nguyên khối và theo dạng cột. Ưu điểm của loại gỗ này là đem lại sự sang trọng, bắt mắt, cuốn hút với những đường vân tự nhiên và đặc biệt là có tuổi thọ cao nhất trong các vật liệu được sử dụng trong thiết kế vách ngăn. Bởi đặc tính bền vững theo thời gian, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn cho ngôi nhà của mình, không sợ mục gỗ hay bị vướng bẩn như tường thông thường. Ngoài ra, vách ngăn phòng khách bằng gỗ cũng là nơi lý tưởng để bạn đặt đồ trang trí như rượu, bình gốm, kỉ vật,... tạo điểm nhấn cho phòng khách thêm sang, xịn.
Xét về nhược điểm, vách gỗ tự nhiên thường dễ bị cong vênh, do đó, chủ nhà cần cẩn trọng trong quá trình lựa chọn vách từ xưởng sản xuất. Lưu ý rằng vách gỗ tự nhiên đạt chuẩn là vách gỗ được sấy khô kĩ càng.
Xoan đào, gỗ sồi, gỗ khơ mu,... là những loại gỗ tự nhiên thường được dùng cho vách ngăn gỗ phòng khách và bếp. (Ảnh minh họa)
Bởi đặc tính bền vững theo thời gian, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn cho ngôi nhà của mình, không sợ mục gỗ hay bị vướng bẩn như tường thông thường. (Ảnh minh họa)
Vách ngăn phòng khách bằng gỗ cũng là nơi lý tưởng để bạn đặt đồ trang trí như rượu, bình gốm, kỉ vật. (Ảnh minh họa)
Vách ngăn gỗ tạo cảm giác thoáng đãng cho ngôi nhà của bạn. (Ảnh minh họa)
Lưu ý rằng vách gỗ tự nhiên đạt chuẩn là vách gỗ được sấy khô kĩ càng. (Ảnh minh họa)
2.2 Vách ngăn phòng khách bằng gỗ công nghiệp
Đặc tính gỗ công nghiệp không bị cong vênh, co ngót, trong khi vách ngăn là sản phẩm đòi hỏi có độ chính xác và thẩm mỹ cao nên sử dụng gỗ công nghiệp là phù hợp nhất.
Về ưu điểm, gỗ công nghiệp dễ dàng đạt theo tiêu chuẩn vách ngăn mà gia chủ yêu cầu. Với mặt gỗ rộng, tấm gỗ mỏng nhưng dai, gỗ công nghiệp có thể cắt được những hoa văn kể cả phức tạp, đồng thời chi phí cho vách ngăn từ gỗ công nghiệp cũng có giá rẻ hơn gỗ tự nhiên. Điều này phù hợp với tất cả các hộ gia đình từ tài chính thấp đến cao.
Gỗ công nghiệp không bị cong vênh, co ngót. (Ảnh minh họa)
Với kiểu dáng đa dạng, vách ngăn hoàn toàn có thể hô biến căn nhà theo nhiều phong cách khác nhau từ hiện đại.... (Ảnh minh họa)
...đến truyền thống... (Ảnh minh họa)
...lẫn sang trọng. (Ảnh minh họa)
Bạn có thể tùy ý điêu khắc vách ngăn bằng loại gỗ này bởi mặt gỗ rộng, tấm gỗ mỏng nhưng dai. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, vách ngăn phòng khách bằng gỗ còn có công dụng như vật trang trí, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. (Ảnh minh họa)
2.3 Vách ngăn phòng khách bằng gỗ CNC
Vách ngăn gỗ CNC là vách ngăn gỗ được gia công bằng máy CNC. Đối với loại vách ngăn này thường được làm từ gỗ công nghiệp như MĐF, gỗ sồi, formex... Sử dụng gỗ CNC, bạn sẽ không phải lo lắng đến vấn đề bay màu qua thời gian, ẩm mốc trong quá trình sử dụng bởi sức bền của vách gỗ CNC được đánh giá cao trong lâu dài.
Sử dụng gỗ CNC, bạn sẽ không phải lo lắng đến vấn đề bay màu qua thời gian, ẩm mốc. (Ảnh minh họa)
Với thiết kế có những khe hở, không chỉ có tác dụng ngăn cách giữa các phòng mà loại vách này còn khiến không gian giữa các phòng có sự liên kết và thông thoáng hơn. (Ảnh minh họa)
Vách ngăn giúp tiết kiệm diện tích: Thay vì để tủ tivi, kệ trưng bày đồ, tất cả gói gọn trong một bức vách. (Ảnh minh họa)
Đây cũng là một thiết kế độc đáo, biến vách ngăn thành cửa thông giữa 2 phòng. (Ảnh minh họa)
Theo Dương Dương (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Tuyệt chiêu dọn dẹp nhà mới xây vừa nhanh vừa sạch sành sanh Vệ sinh nhà mới xây sẽ đơn giản hóa nhất có thể nếu chị em nắm được các mẹo nhỏ vô cùng hữu ích dưới đây. Vệ sinh nhà mới xây là một trong những việc cần làm ưu tiên hàng đầu. Bởi khi có nhà mới xây, bạn không thể dọn vào ở ngay được. Lúc này, ngôi nhà của bạn vừa...