Cách lau dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo để tống tiễn vận xui nghênh đón tài lộc trong năm mới
Việc lau dọn bàn thờ không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên mà còn giúp gia chủ có một năm mới ấm no, hạnh phúc, gia đạo bình an vô sự.
Dưới đây là cách lau dọn bàn thờ đúng ngày ông Công ông Táo chuẩn bài giúp gia chủ rước may mắn, lộc lá đổ vào nhà, đón một cái Tết ấm no hạnh phúc.
Thời điểm thích hợp để lau dọn bàn thờ
Lau dọn bàn thờ sạch sẽ là việc nên làm để đón năm mới nhiều may mắn – Ảnh minh họa: Internet
Theo quan niệm dân gian, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch), thời điểm tiễn Táo quân lên chầu trời, gia chủ sẽ dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ để tiễn cũ nghênh mới. Việc này có thể kéo dài đến ngày 30 Tết và phải hoàn tất xong xuôi trước đêm Giao Thừa để chuẩn bị đón năm mới.
Để mọi việc được diễn ra suôn sẻ và đón lộc may, gia chủ hãy thông báo với đấng bề trên. Trước khi bắt tay vào dọn dẹp bàn thờ, gia chủ hãy chuẩn bị một đĩa hoa quả, bánh kẹo, trầu cau… để dâng lên ông bà tổ tiên, thần linh. Sau đó hãy thắp nén hương xin phép gia tiên, xin phép thổ địa, thần linh, thông báo ngày giờ bắt đầu dọn dẹp để không làm kinh động đến đấng bề trên.
Gia chủ nên lau dọn với lòng thành khẩn, tôn kính – Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh việc xin phép, gia chủ cũng cần chuẩn bị một mảnh giấy đỏ, bát hương, đèn, nến, đồ trang trí trên bàn thờ. Sau khi nhang cháy hết, gia chủ mới bắt đầu lau dọn.
Bàn thờ không được lau dọn thông thường. Đây là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, bạn nên dùng nước ấm và khăn trắng sạch để tiến hành lau dọn. Cần lau bài vị thần Phật trước rồi đến bài vị tổ tiên sau.
Những điều cần tránh
Công việc lau dọn bàn thờ cần sự trang nghiêm, tôn kính, không được đùa giỡn hoặc ăn mặc lôi thôi, quá hở h ang.
Gia chủ khi lau dọn cần tránh việc bát hương bị di chuyển. Vì đây là nơi giáng xuống của thần linh, tránh động đến để không hao tài tốn của.
Gia chủ nên tránh việc này khi lau dọn – Ảnh minh họa: Internet
Khi rửa bát hương tránh việc đổ hết tro bên trong, bạn nên dùng thìa múc. Sau khi bát hương khô ráo, dùng tiền vàng đốt hơ xung quanh và đổ tro vào.
Video đang HOT
Khi rút chân hương nên giữ lại 5 chân hương cũ, sau đó mang chân hương cũ đốt và thả xuống sông, ao, hồ…
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tỉa chân hương cuối năm cẩn thận điểm này tránh phạm lỗi với bề trên khiến đất đai bị "động", gia chủ khốn khó
Vệ sinh bát hương, tỉa bớt chân hương là việc mà gia đình nào cũng làm ngày cuối năm. Dưới đây là một số lưu ý mà ai cũng cần phải biết.
Mỗi năm vào dịp cuối năm, khi chuẩn bị đón năm mới, gia đình chúng ta thường thực hiện vệ sinh ban thờ, dọn dẹp không gian thờ cúng và tỉa chân hương. Đây là công việc đặc biệt quan trọng có liên quan trực tiếp tới phúc lộc, vận mệnh gia đình theo quan niệm Tâm linh. Chính vì thế, gia chủ cần đặc biệt lưu ý một số điểm sau khi thực hiện.
Văn khấn xin phép lau dọn, vệ sinh ban thờ ngày Tết
Giống như với trên dương gian, khi muốn làm việc gì chúng ta đều phải xin phép. Với người âm cũng vậy, trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ ngày Tết, cần thắp hương và khấn xin phép như sau:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:..................
Ngụ tại:......................
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại...... (nhà ở đâu,quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp) ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Sau khi qua nửa tuần nhang thì bạn hãy bắt đầu vệ sinh bát nhang, ban thờ, không gian thờ cúng.
Nghi thức tỉa chân hương ngày cuối năm
- Sử dụng bát hương
Bát hương bốc xong, gia chủ phải để ở nơi cao ráo, sạch sẽ, không để nơi uế tạp, hay vứt lăn lóc. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.
- Khi vệ sinh bát hương, bài vị, ban thờ... Phải giữ tay chắc chăn không cho xoay chuyển. Sau đó lấy khăn sạch, ẩm, phun rư ợu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
- Cách tỉa bớt chân hương (chân nhang)
Khi chân nhang quá đầy, gia chủ thường tiến hành tỉa chân hương, tuy nhiên cần để lại 3 hoặc 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần hóa, trải tro xuống sông suối, những chỗ nước lưu thông, sạch sẽ.
Bát nhưng bỏ đi (ví dụ bát ở ban thờ vong) cần thả xuống sống suối, đặt trên miếng xốp nổi. Tuyệt đối không mang vứt ở bãi rác hay nơi ô uế. Những gia chủ vứt bát hương không đúng cách đều sẽ gặp sự không may.
Khi thực hiện cầu cúng cần mở cửa to, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rư ợu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ.
Không nên thắp quá nhiều hương cùng một lúc vì sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu.
Khi thắp hương, để hương cháy đều, tuyệt đối không để que cháy, que tắt rồi thắp đi thắp lại. Hương đã cháy đều thì phẩy cho tắt lửa, không thôi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến.
Đồng thời không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hỏa.
Một số điểm báo liên quan tới bát hương
Trường hợp bát hương bốc cháy ngùn ngụt, dân gian cho rằng báo "điềm" hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng lửa dập tắt tránh "Thủy Hỏa giao tranh".
Khi đang khấn cúng mà hương tắt, cứ thế châm lửa tiếp chứ không được nhổ hương lên châm lại. Bởi như thế thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm.
Dân gian quan niệm một số điềm báo liên quan đến hương như sau:
- Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ...
- Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
- Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát...
Nếu bạn muốn thay tro thì nên đốt rơm nếp lấy tro, giữ lại cốt bát hương để thờ tự, vứt đi thì mất hết lộc.
Nếu muốn thay bát hương mới thì để đầu xuân cúng tạ đất thì thay một thể. Có thể nhờ thầy đến giúp, nếu còn cốt bát hương thì lấy lại, nếu không còn thì có thể nhờ thầy viết cho.
Tuy nhiên, cần mua bát hương sao cho phù hợp với ban thờ, đốt rơm nếp lấy tro và cho vào bát hương, dã gừng tươi hòa một chút nước lã (rư ợu trắng), lấy cành tre có lá nhỏ nhúng vào bát nước gừng sau đó vẩy vào bát hương để tẩy uế.
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Bao sái bát hương cuối năm phải nắm những điều này để không phạm, các cụ phù hộ làm đâu tiền về tới đó Bao sái bát hương hay tỉa chân hương, rút chân nhang và dọn dẹp bàn thờ là những việc quan trọng cuối năm để cầu mong may mắn, bình an cho một năm mới. Bao sái bát hương là gì? Bao sái bát hương là một nghi lễ đặc biệt quan trọng được diễn ra vào dịp cuối năm Âm lịch của người...