Cách lập luận của NATO đặt vũ khí khủng ở Baltic
Nhằm đối phó với những nguy cơ tiềm tàng từ phía Nga, NATO đã liên tiếp công bố những kế hoạch tăng cường phòng thủ của mình tại sườn Đông.
Theo Interfax ngày 19/1, NATO đang xem xét khả năng bổ sung các hệ thống phòng không cho các quốc gia vùng Baltic nhằm đối phó trước những diễn biến mới. Theo Phó tổng thư ký NATO, ông Alexander Vershbow: “Một số vấn đề quan trọng mà chúng ta sẽ thảo luận, bao gồm các biện pháp để bảo đảm quốc phòng cho các quốc gia vùng Baltic trong trường hợp xấu nhất xảy ra”.
Vị quan chức này nói rằng, ông không muốn “suy đoán” về kết quả trước khi Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra, nhưng việc triển khai quân đội ở châu Âu sẽ là một biện pháp quan trọng.
NATO hiện vẫn thực hiện phân tích các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trong đó có kế hoạch phát triển ba sư đoàn ở phía Tây Liên bang Nga vào năm 2016, ông Vershbow cho biết.
Nga tin rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO tại châu Âu nhằm kiềm chế sức mạnh của Nga.
Ông Alexander Vershbow còn cho rằng, kế hoạch này cho thấy Moscow đang thực hiện chiến lược “bao vây” tâm lý. “Tôi tin rằng kế hoạch của Nga phản ánh một xu hướng tăng cường năng lực thông thường… Nga đã chọn cách để đối phó với NATO như là một đối thủ, rất khác với một kẻ thù”, Phó Tổng thư ký NATO nhấn mạnh.
Video đang HOT
Không chỉ lấy Nga làm lý do cho việc tăng cường hệ thống phòng thủ trên đất liền, NATO còn cho rằng chiến lược phát triển của Hải quân Nga đang trực tiếp đe dọa khối quân sự này và buộc họ phải phát triển phòng thủ trên biển làm đối trọng.
Hồi cuối năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Erikson Soreide tuyên bố NATO sẽ củng cố hệ thống phòng thủ trên biển, nhằm ứng phó với khả năng hàng hải ngày mạnh tăng của Nga.
Phát biểu tại một hội nghị của Hội đồng Đại Tây Dương về tương lai của NATO, ông Erikson Soreide nói rằng: “Một lĩnh vực cần được quan tâm hơn là những thách thức ngày càng tăng của lĩnh vực hàng hải… NATO không được thua trong lĩnh vực hàng hải”.
Trước đó, ông Erikson Soreide đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter để thảo luận về việc “thiết lập những khả năng hàng hải thực sự của liên minh này”. Kể từ khi công bố chiến lược quốc phòng sửa đổi vào cuối năm 2014, Nga đã tăng cường tập trung vào sức mạnh hải quân.
Trong đó, chủ yếu tập trung vào phát triển và triển khai các tàu nổi và tàu ngầm trang bị vũ khí tấn công tầm xa có độ chính xác cao, cũng như tiến hành thành công nhiều cuộc diễn tập quân sự tại Bắc Cực, Biển Baltic, Biển Đen và Địa Trung Hải trong năm qua.
Do đó, Bộ trưởng Quốc phòng Soreide cho rằng, NATO “có khả năng phải đối mặt với một mối đe dọa đối với những tuyến đường biển trên khắp Đại Tây Dương”, gợi nhớ lại một thách “khiến tất cả các nước châu Âu và Mỹ đều quan ngại”.
Trong những năm gần đây, khả năng triển khai sức mạnh trên biển của NATO đã suy giảm đáng kể do các quốc gia thành viên đều cắt giảm chi tiêu quốc phòng.
Tính đến tháng 6/2015, NATO đưa ra báo cáo cho thấy chi tiêu quốc phòng chung cho năm 2015 của liên minh này đã giảm 1,5%, thấp hơn so với mức giảm 4% của năm 2014.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Tăng cường phòng thủ biên giới, Ba Lan muốn NATO yểm trợ
Ba Lan đang lên kế hoạch thành lập các đơn vị phòng thủ mặt đất mới ở khu vực biên giới phía đông vào năm 2016 và sẽ trở thành một trong những lực lượng quân đội lớn nhất NATO. Đó là thông tin vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan đưa ra hôm qua (4/1).
"Ba Lan dự kiến sẽ thành lập thêm 3 đơn vị phòng thủ mặt đất tại khu vực biên giới phía đông, cùng với sự xoay chuyển trọng tâm của các lực lượng vũ trang. Chúng tôi không muốn các quân nhân của mình chỉ tập trung vào khu vực biên giới phía tây như đã từng năm 1989", Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan - Antoni Macierewicz nói với tạp chí Polska Zbrojna.
Ông Macierewicz cũng ủng hộ đề xuất tăng cường đáng kể quân số của lực lượng vũ trang Ba Lan, từ 80.000 binh sỹ hiện nay lên 150.000.
Nói về khả năng Warsaw tham gia vào chiến dịch chống khủng bố ở Syria, Bộ trưởng Ba Lan nói, Warsaw sẽ hỗ trợ Pháp, quốc gia hiện đang tham gia chiến dịch chống IS ở Syria nếu Paris hỗ trợ Warsaw "ví dụ như trong vấn đề triển khai binh lính NATO trên lãnh thổ của Ba Lan".
Ngoài ra, Ba Lan cũng đang mong muốn NATO triển khai quân đội trên lãnh thổ quốc gia Đông Âu này để bảo đảm an ninh tương tự như khối này đang thực hiện tại các nước Tây Âu.
Trả lời phỏng vấn tờ Bild của Đức ngày 4/1, Ngoại trưởng Ba Lan Witold Waszczykowski cho biết: "Ba Lan là một thành viên của NATO trong suốt 16 năm qua. Tuy nhiên, tình trạng an ninh của chúng tôi vẫn còn khoảng cách rất xa so với các quốc gia Tây Âu. Chúng tôi muốn NATO triển khai quân đội tại Ba Lan, điều mà NATO không thực hiện do những quan ngại từ Nga".
NATO đang tăng cường mở rộng lực lượng về phía Đông trong bối cảnh quan hệ giữa liên minh này với Moscow đang xấu đi sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea và khủng hoảng Ukraine.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
NATO tìm cách tăng cường phòng thủ cho Thổ Nhĩ Kì Ngày 1-12, các đồng minh NATO đã họp bàn để tìm cách tăng cường phòng thủ cho Thổ Nhĩ Kì dọc theo biên giới Syria sau khi Mỹ rút hệ thống tên lửa phòng thủ khỏi Thổ Nhĩ Kì, "bỏ mặc" Ankara "chống chọi" với Nga. Trước đó, Đức cũng đã gỡ bỏ hệ thống tên lửa hỗ trợ phòng không cho Thổ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phản ứng quốc tế khi Nga đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

Bảo tàng Ben Gurion và cuộc gặp tình cờ giữa hai nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20

Vì sao Gruzia bất ngờ quay lại mua khí đốt Nga sau 18 năm?

Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Tổng thống Trump tuyên bố đạt tiến triển lớn trong đàm phán thương mại với Trung Quốc

Kết thúc ngừng bắn nhân Ngày Chiến thắng, Nga phóng 108 UAV vào Ukraine

Những kênh ngoại giao giúp ngăn xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng nổ

Tượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật Bản

Tổng thống Ukaine bình luận về 'dấu hiệu tích cực' của Nga trong chấm dứt xung đột

'Báo động đỏ' tình báo thúc đẩy Mỹ làm trung gian ngừng bắn Ấn Độ - Pakistan

Ba Lan và Pháp ký kết hiệp ước mới: Thiết lập 'ô hạt nhân' hay chỉ là ngoại giao?

EU trong khó ló ý hay
Có thể bạn quan tâm

Cảnh sát 113 bắt nóng đối tượng trộm xe ôtô lúc nửa đêm
Pháp luật
8 phút trước
Rosé đập tiền 'phục thù' mang tỷ đô lên MV, vẫn bị fan chê giọng hát 'tụt dốc'
Sao châu á
22 phút trước
Hậu concert D6: Isaac - Hùng Huỳnh làm fanmeeting, 1 Anh trai bất ngờ "lên thớt"
Sao việt
25 phút trước
Holy Night: Đội săn quỷ nhưng chưa săn trúng cảm xúc
Phim châu á
28 phút trước
Ngày 13/5 may mắn vẫy gọi: 3 chòm sao "bật chế độ thần tốc", tiền tài sự nghiệp tình duyên đều nở hoa
Trắc nghiệm
30 phút trước
10 nữ thần mặt mộc đẹp nhất Hàn Quốc: Song Hye Kyo xếp thứ 2, hạng 1 nhan sắc thắng đời tuyệt đối
Hậu trường phim
38 phút trước
Nơi giao thoa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa
Du lịch
53 phút trước
Ca khúc nổi tiếng nhất của Shakira suýt nữa đã có một cuộc đời khác
Nhạc quốc tế
53 phút trước
Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản 2025 lần đầu tiên "gọi tên" nghệ sĩ Việt Nam
Nhạc việt
56 phút trước
Khoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy ra
Netizen
57 phút trước