Cách làm vịt sốt cam hương vị mới thật tuyệt
Vịt sốt cam (tiếng ý gọi là l’anatra all’arancia) là món ăn truyền thống và rất nổi tiếng của vùng Toscana và Florence.
Hôm nay để các chị em nội trợ có cơ hội được dạo quanh một vòng ẩm thực Ý, căn bếp Tối Nay Ăn Gì sẽ hướng dẫn các chị em học cách làm vịt sốt cam theo kiểu Ý hương vị mới thật tuyệt, chắc chắn món ăn này sẽ khiến gia đình bạn thấy cực kỳ thích thú và ngon miệng đấy nhé!
Nguyên liệu làm vịt sốt cam cho 4 người:
- Vịt nguyên con ( khoảng 2,3 kg )
- 2 quả cam to
- 25 gr bơ
- 2 lá nguyệt quế
- 110 ml rượu Grand Marnier ( một rượu được làm từ cam đắng và các loại thảo mộc và gia vị. Đó là 40% rượu theo thể tích )
- Muối, hạt tiêu
- 450 gr khoai tây
- 5 nhánh hương thảo
- dầu oliu
Nguyên liệu làm nước sốt :
- 15 gr bột ngô
- 60 gr đường
- 150 ml nước cam
- 20 ml nước lọc
Cách làm vịt sốt cam:
Bước 1:
- Rửa sạch vịt, bỏ hết nội tạng bên trong. Hơ qua trên lửa để loại bỏ lông còn sót lại rồi rửa lại lần nữa và lau khô. cho muối, tiêu và 2 lá nguyệt quế vào bên trong con vịt
Video đang HOT
Bước 2:
- Dùng 1 sợi dây để buộc đùi, thân dưới rồi móc vòng lên 2 cánh lại với nhau như trong hình
Bước 3:
- Lật ngược con vịt lại và thắt nút chặt để giúp giữ hình dáng khi nấu. Lấy 1 cái chảo (có thể cho vào lò nướng được) đun nóng dầu và bơ
Bước 4:
- Cho vịt vào nồi rồi đổ rượu Grand Marnier đun sôi và dùng thìa múc nước rưới lên thịt cho đến khi cạn nước, lớp da bên ngoài đổi màu. Tắt bếp
Bước 5:
- Đóng nắp lại cho vào lò đã làm nóng trước đó, nướng ở nhiệt độ 190 độ C trong 40 phút.Trong khi chờ vịt nướng, rửa sạch và cắt khoai tây theo hình rồi cho vào 1 cái bát thêm dầu oliu, muối, tiêu trộn đều
Lưu ý: Nếu bạn không có một chiếc chảo phù hợp để nấu trong lò nướng bạn có thể để vịt trên một khay nướng, phủ bằng lá nhôm
Lưu ý: Để kiểm tra xem vịt đã hoàn toàn chín hay chưa dùng 1 que tăm cắm vào, hoặc nước từ vịt vẫn đang chảy ra thì có nghĩa vịt vẫn chưa chín
Bước 6:
- Sau đó bỏ khoai tây lên khay có lót giấy nướng, thêm lá hương thảo lên trên cho vào lò nướng chín. Cắt 1 quả cam thành các lát mỏng 0,5 cm. 1 quả cam còn lại gọt vỏ để riêng, bên trong vắt nước
Bước 7:
- Tái sử dụng các vỏ cam bằng cách cho vào nồi đun sôi cùng với nước cho đến khi nước đổi màu rồi vớt ra, để dáo nước rồi thái lát mỏng
Bước 8:
- Chúng ta bắt đầu làm nước sốt, đun nước sôi rồi hòa tan cùng đường. Khi nước đường chuyển sang màu giống trong ảnh thì đổ thêm nước cam và 1 thìa dầu oliu vào, khuấy đều
Bước 9:
- Đổ thêm bột khô, tiếp tục khuấy cho đến khi tất cả hòa tan hết. Đổ ra bát qua 1 lớp lọc và thêm vỏ cam cắt lát vào
Bước 10:
- Trộn đều ta đã có món nước sốt hoàn chỉnh. Lấy vịt ra khỏi lò phết 1 lớp nước sốt lên toàn thân vịt rồi dải đều các lát cam xung quanh
Bước 11:
- Phết thêm 1 lần nước sốt nữa lên rồi cho vào lò nướng thêm 5 – 10 phút ở nhiệt độ 170 độ C , lấy vịt ra trang trí khoai tây vào xung quanh và đô nốt chỗ nước sốt còn lại vào.
Giờ đây các bạn đã có món vịt nấu cam hoàn chỉnh rồi.
Chúc các bạn thành công với cách làm vịt sốt cam này nhé!
Ẩm thực Ý, sự tinh tế đến từ điều đơn giản
Muốn nấu được món Ý, người nấu bếp cần hiểu rõ phong cách ẩm thực của Ý, các loại gia vị đặc trưng và cách nấu ăn của người Ý.
Sài Gòn Tiếp Thị có buổi nói chuyện với bếp trưởng Trần Quang Thịnh, nhà hàng Satl Pabu Dinning (quận 2) để tìm hiểu về những nét đặc trưng của ẩm thực Ý, một trong những nền ẩm thực lớn trên thế giới.
Sài Gòn Tiếp Thị: Nhắc đến ẩm thực Ý, mọi người luôn nghĩ đến món mì Spaghetti, có phải đây là món ăn nổi tiếng nhất của Ý không?
- Bếp Trưởng Trần Quang Thịnh: Ở Việt Nam, mọi người thường nghĩ rằng mì Spaghetti của Ý nổi tiếng nhất nhưng thật ra ẩm thực Ý có rất nhiều món trứ danh trên thế giới, riêng món mì đã có rất nhiều loại, không chỉ có Spaghetti. Lý do món này được người Việt Nam ưa chuộng vì hương vị gần gũi, dễ ăn, giá lại bình dân.
Món ăn đặc trưng của ẩm thực Ý trước tiên phải kể đến món Pasta, tên gọi chung của các món mì, nui, bánh mặn. Quốc gia Ý có 124 loại Pasta, mỗi lọai mì Ý có nhiều hình dáng khác nhau và có cách chế biến riêng tùy mỗi vùng miền, thói quen và khẩu vị của mỗi người.
Nói đến món mì Ý "đặc sản" phải kể đến mì Ravioli. Khác với những loại mì Ý có sợi dài, dẹt hoặc hình sao, sò, nơ, xoắn... Ravioli lại khá khác biệt. Đây là một loại Pasta có nhân bên trong giống như bánh nhân thịt gồm xúc xích, thịt bò bằm, thịt tôm, cua, rau, phô mai Ricotta, tiêu đen... Phần vỏ được làm từ bột mì, trứng, sữa, cán mỏng thành hai lớp, bọc lấy nhân rồi xếp mí cho dính. Món ăn này có thể dùng kèm sốt cà chua, sốt kem, sốt phô mai...
Mì Ravioli. Ảnh: Family Style Food
Món mì trứ danh kế tiếp là Lasagna là dạng mì lá được chế biến bằng cách xếp chồng các lá mì xen kẽ với các nguyên liệu chính là thịt, rau củ, phô mai, sốt... Lasagna có vị béo ngậy đặc trưng của các loại phô mai, vị chua dịu của cà chua, vị ngọt của sữa tươi và các loại thịt kết hợp sẽ trở thành món ăn kích thích vị giác.
Mì Lasagna. Ảnh: Galbani Cheese
Ngoài Pasta, ẩm thực Ý còn nổi tiếng với những món gì?
- Sau Pasta, Pizza rất phổ biến trong các bữa ăn ở Ý và là món nổi tiếng trên thế giới. Pizza được làm từ bột, men trộn lên, thêm rau củ, sốt cà chua. Người Ý dùng cà chua beef làm sốt với đặc điểm trái to, cơm dày, ít hạt, ngọt, thơm ngon, kết hợp với giấm nho, dầu ôliu, giấm đen, bơ, phô mai.
Rau củ trong Pizza có cà rốt, cà tím, cà chua, bông cải, chanh vàng nhưng tuyệt đối không được có trái khóm vì người Ý không ăn khóm. Phần đạm trong Pizza gồm thịt cừu là chủ yếu, kế đến là thịt bò, cá tuyết.
Món thịt đặc trưng của Ý có thể kể đến Parma Ham, một loại thịt giăm bông đặc biệt hay còn gọi là thịt đùi lợn muối và sấy khô. Khi ăn, thịt được thái thành những lát mỏng, ăn liền và không cần phải chế biến hay nêm gia vị. Thịt có vị mặn nhưng hậu ngọt, ăn kèm với salad, phô mai, cơm, mì Ý. Đây là loại thịt danh tiếng và đắt tiền trên thế giới, ở Việt Nam có giá hơn 20 triệu đồng/kg.
Nhắc đến món tráng miệng không thể bỏ qua bánh Tiramisu là sự kết hợp hòa quyện giữa hương thơm của cà phê, rượu nhẹ cùng vị béo của trứng và kem phô mai.
Món Panna Cotta là một món tráng miệng nấu với kem, sữa, đường và gelatin cho ra món bánh có kết cấu đặc nhưng mịn màng. Ngoài ra, mọi người cũng có thể tăng hương vị của món này bằng các loại trái cây, nước sốt.
Món kem rất nổi tiếng ở Ý và trên thế giới, có thể kể đến kem Gelato. Ở Ý có những cửa hàng, những quán cà phê chuyên bán kem Gelato. Kem được làm từ nguyên liệu tự nhiên, phần lớn hương vị đến từ trái cây tươi với hơn 100 loại kem.
Ngoài ra, Ý còn nổi tiếng với cà phê Capuchino, dầu Ôliu, nụ bạch hoa ngâm muối và giấm - một loại gia vị cay nồng đặc trưng, nổi tiếng ở Ý.
Điều gì làm nên phong cách của ẩm thực Ý?
- Đơn giản, bình dân nhưng tinh tế, đó là những từ chính xác thể hiện phong cách của ẩm thực Ý. Nếu ẩm thực Pháp cầu kỳ, phức tạp và để nấu được món Pháp mọi người có thể cần đi học nấu ăn thì món Ý lại dễ nấu, hầu như gia đình nào cũng nấu được món Ý.
Ở Ý chỉ có đầu bếp làm Pizza, phô mai. Trong khi bà nội trợ nào cũng làm được các loại mì Ý ngon lành. Mỗi ngày, họ thường mua bột mì về làm mì tươi. Do đó, đi đâu cũng thấy cửa hàng chuyên bán bột mì để làm mì Ý hoặc bán mì tươi tại cửa hàng nhưng lại không có nhà hàng bán mì Ý. Món Ý phổ biến đến nỗi không có sách về các đầu bếp nấu ăn mà chỉ có sách các bà nội trợ làm mì Ý.
Điều làm nên tính đặc trưng của các món Ý là sự tươi ngon của các loại rau củ theo mùa. Người Ý rất thích ăn rau củ. Họ nấu ăn theo phong cách mùa nào thức ăn ấy. Họ ít dùng thực phẩm nhập khẩu mà sử dụng thực phẩm có nguồn gốc địa phương. Do được làm từ nguồn nguyên liệu rất tươi nên món ăn lúc nào cũng thơm ngon, chất lượng.
Ẩm thực Ý nổi tiếng thế giới bởi sự tinh tế. Ảnh: Travel with Pedro
Ngoài rau củ, người Ý cũng ăn nhiều tinh bột, phổ biến là bắp. Người Ý thích xây thực phẩm thành bột như bột bắp, bột rau củ. Một số món ăn phải dùng nguyên liệu đúng thổ nhưỡng của Ý mới nấu ra đúng vị. Đùi bê hầm phải dùng đùi bê của Ý mới ra được đúng mùi vị đặc trưng.
Yếu tố vùng miền cũng ảnh hưởng đến phong cách ẩm thực và thói quen ăn uống của người Ý. Người Ý ở vùng phía Nam ăn mặn, dùng sữa ít béo hơn trong khi người Bắc Ý ăn không đậm đà nhưng nhiều chất béo, độ béo đến 35%. Người Nam thích ăn xúc xích rất cay còn người Bắc ăn xúc xích không cay, không mặn.
Bữa ăn thường ngày của người Ý như thế nào?
Người Ý có 5 bữa ăn trong một ngày. Buổi sáng sớm, họ ăn nhẹ với bánh quy hay một chút bánh mì với phô mai, uống ly cà phê, có thể ăn kem vào buổi sáng. Buổi trưa là bữa chính đầu tiên trong ngày với món mì Ý. Buổi xế có thể ăn nhẹ với bất kỳ món gì tùy ý như ăn súp, một món nước, ăn kem. Buổi tối cũng là bữa chính thứ hai chủ yếu là món thịt với khẩu phần 200g thịt mỗi người. Buổi khuya thường uống cà phê.
Món Ý khi du nhập vào Việt Nam có giữ nguyên bản gốc?
Do các loại gia vị đặc trưng và cách nấu riêng của người Ý, món Ý không hợp khẩu vị của người Việt Nam hay có thể nói là khó ăn. Do đó, để ai cũng có thể ăn được món Ý cần chế biến lại cho phù hợp khẩu vị.
Món Spaghetti chính gốc của Ý dùng thịt heo hay thịt bò xào với rượu, ăn kèm với sốt tương cà. Loại tương cà của Ý có mùi hăng của lá oriano nên người Việt Nam ăn không quen, do đó đầu bếp dùng tương cà của Việt Nam có vị ngọt, dễ ăn hơn. Món mì này rất bình dân, sau này đầu bếp Ý cho thêm phô mai để nâng tâm món ăn và đưa vào thực đơn của nhà hàng. Để giảm độ béo, đầu bếp có thể không dùng hoặc dùng ít phô mai hơn.
Trưa nay ăn gi: mì Ý xào nghêu kinh điển ẩm thực Ý Trong các loại hải sản thì nghêu là thực phẩm được yêu thích không chỉ bởi hương vị ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Nếu là tín đồ của nghêu, chắc chắn không thể bỏ qua món mì Ý xào nghêu đặc sắc với vị bơ thơm béo lẫn vào bên trong thớ thịt nghêu dai ngọt. Ảnh minh họa: Yes24BLog Món mì...