Cách làm váng sữa cho trẻ em mà người lớn thích mê
Váng sữa chứa nhiều canxi và dưỡng chất rất tốt cho bé, ngoài ra còn rất tốt cho người lớn, tham khảo ngay cách làm váng sữa sau để tự thực hiện tại nhà
1. Cách làm váng sữa theo công thức của mẹ Tôm
Nguyên liệu cần có cho cách làm vánh sữa theo công thức mẹ Tôm:
- Sữa tươi: 300ml;
- Kem tươi: 180ml (khoảng 3 cây kem ốc quế vị vani hay bán tại các hàng kem tươi)
- Váng sữa: 1 hộp ( có thể có hoặc không, nếu các bạn muốn có thêm hương vani ở hộp váng sữa hoặc thêm màu thì có thể cho thêm vào);
- Bột bắp: 3 thìa ăn cháo.
Các bước thực hiện cách làm váng sữa theo công thức của mẹ tôm
Sữa đun sôi. Hòa bột bắp với một chút nước, sau đó cho sữa đã sôi rót vào bắp, quấy chín đổ nốt phần kem tươi và váng sữa vào. Rót đầy cốc thủy tinh hoặc cho ra lọ to có nắp.
Váng sữa được làm theo công thức của mẹ Tôm
2. Cách làm váng sữa nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: quả;
- Nước cốt dừa: 2 muỗng;
Video đang HOT
- Váng sữa: 1-2 hộp;
- Đường (các bạn có thể dùng có thể không).
Các bước thực hiện cách làm váng sữa nước cốt dừa
Cách thực hiện rất đơn giản, các bạn gọt bỏ vỏ cứng của bí rửa sạch thái thành miếng vừa phải rồi đem hấp chín để nguội rồi bỏ vào máy sinh tố xay cùng váng sữa. Sau khi xay thì nếm lại xem có cần thêm đường không. Nếu thích thì cho thêm chút nước cốt dừa xay cùng, ly sinh tố sẽ có mùi vị thơm đa dạng rất hấp dẫn. Món này dành cho các em bé ăn dặm cũng rất thích hợp
3. Làm váng sữa Vanilla
Nguyên liệu cần có cho cách làm váng sữa Vanilla:
- Sữa tươi: 50ml (các bạn có thể dùng sữa có đường hoặc không);
- Kem tươi: 2 muỗng;
- Bột bắp: 20g;
- Đường: 40g;
- Vani: 1 muỗng cà phê.
Các bước thực hiện rất đơn giản trộn tất cả các hỗn hợp trên với nhau đun cho sôi tới sau đó đổ ra cốc hoặc bát để nguội cất vào tủ lạnh khoảng 20 đến 30 phút. Rất đơn giản phải không các bạn.
4. Cách làm váng sữa từ bơ và sữa tươi
Nguyên liệu cần có cho cách làm váng sữa từ bơ và sữa tươi:
- Bơ: 3 quả;
- Sữa chua: 1 hộp;
- Sữa tươi: 20ml;
- Đường.
Các bước thực hiện cách làm váng sữa từ bơ và sữa tươi
Bơ cắt nhỏ rồi bỏ hột vào máy xay. Tiếp tục thêm sữa chua và sữa tươi, nếu cảm thấy nhạt thì các bạn có thể cho thêm sữa tươi thử cho tới khi thấy phù hợp với khẩu vị. Sau khi hoàn thành có thể cho thêm một viên kem tươi để ăn ngon miệng hơn.
Váng sữa được làm từ bơ và sữa tươi
5. Cách làm váng sữa chuối
Nguyên liệu cần có cho cách làm váng sữa chuối:
- Sữa tươi: 300ml;
- Kem tươi: 120ml;
- Trái cây chín thái lát: 1 trái;
- Bột bắp: 1 muỗng canh;
- Sữa bột loại bé uống: 3 muỗng canh.
Các bước thực hiện cách làm váng sữa chuối
Chuối cùng kem tươi và bột bắp xay nhuyễn. Sau đó cho sữa tươi và bột bắp vào nồi nấu với lửa nhỏ, vừa nấu vừa khuấy đều. Khi sữa bắt đầu nóng thì các bạn cho hỗn hợp chuối và kem tươi đã xay nhuyễn vào khuấy đều tay cho tới khi váng sữa sền sệt thì tắt bếp.
Sữa chua hay váng sữa tốt hơn cho trẻ nhỏ?
Váng sữa và sữa chua đều rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Để sử dụng hiệu quả những loại thực phẩm này, các mẹ nên tìm hiểu kỹ về công dụng của chúng và lựa chọn phù hợp với tình hình sức khỏe của từng bé.
Lợi ích của sữa chua và váng sữa
Sữa chua được tạo thành nhờ quá trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành các axit amin, các chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa và nhiều vi lượng quý hiếm. Việc ăn sữa chua giúp điều tiết cân bằng các loại vi khuẩn trong cơ thể, làm giảm táo bón, bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Váng sữa cũng một chế phẩm từ sữa nhưng lại mang những đặc điểm nổi bật, khác biệt với sữa chua. Váng sữa được sản xuất từ sữa tươi bằng quá trình tách chất béo ra khỏi sữa tươi bằng cách làm lắng sữa xuống hoặc ly tâm tách béo từ sữa tươi ra, vì thế hàm lượng chất béo và năng lượng trong váng sữa rất cao, từ 50-80% tùy thuộc vào việc lựa chọn các loại sữa và công nghệ tách chất béo khác nhau của từng nhà sản xuất.
Váng sữa cung cấp năng lượng cao vì chứa nhiều chất béo sữa, đạm sữa, canxi, đường lactose... của sữa. Vì thế, váng sữa sẽ giúp bổ sung thêm năng lượng, giúp lên cân ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu cân nặng, giảm thiểu tình trạng biếng ăn, chậm lớn.
Tùy vào thể trạng bé mà mẹ có thể cho bé sử dụng xen kẽ sữa chua và váng sữa theo các ngày hoặc kết hợp cả hai sản phẩm. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Ảnh: Minh Quang
Sữa chua và váng sữa đều có lợi cho sự phát triển của bé. Nếu như sữa chua giúp bảo vệ hệ tiêu hóa thì váng sữa lại cung cấp năng lượng vượt trội giúp bé vui chơi, học tập cũng như phát triển thể chất và trí não tốt hơn.
Bé từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua. Bé từ 6 - 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 hộp - 1 hộp sữa chua mỗi ngày. Đối với bé 1 - 2 tuổi thì có thể ăn 1 - 2 hộp mỗi ngày. Còn đối với bé dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé.
Bé dưới 6 tháng tuổi chưa nên ăn váng sữa vì hệ tiêu hóa còn non yếu không hấp thụ được. Bé trên một tuổi có thể dùng 1 hộp/ ngày. Bé trên 1 tuổi thiếu cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn hoặc mới ốm dậy cần nhiều năng lượng có thể ăn từ 1-2 hộp mỗi ngày trong các bữa phụ. Bé thừa cân, béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, táo bón cũng không nên ăn váng sữa.
Lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua và váng sữa
Dùng sau bữa ăn: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể. Sau bữa ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.
Súc miệng ngay sau khi ăn: do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua và váng sữa hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy, nên súc miệng ngay sau khi ăn.
Không nên dùng nóng: khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua và váng sữa sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.
Không dùng chung với các loại thuốc khác: các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
Bị thủy đậu không nên uống gì? Những loại đồ uống không tốt cho người bệnh Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm và có khả năng để lại những biến chứng nguy hiểm nếu như không được chăm sóc và kiêng khem đúng cách. Vậy người bị thủy đậu không nên uống gì? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần quan trọng trong việc điều trị...