Cách làm trà sữa trân châu tại nhà đơn giản, ngon như ngoài hàng
Cách làm trà sữa trân châu không khó để thực hiện ngay tại nhà với phần nguyên liệu dễ tìm, công thức pha đơn giản thích hợp cho mọi người đặc biệt là giới trẻ.
Trà sữa trân châu xuất hiện từ năm 1980 tại Đài Loan và rất được giới trẻ các nước Châu Á yêu thích trong đó có Việt Nam. Trà sữa có hương vị thanh kết hợp hương thơm của trà và độ giòn ngậy, dẻo dai của trân châu tạo thành thức uống hấp dẫn.
Để chị em có được cốc trà sữa ngon, an toàn vệ sinh, Bếp Eva hướng dẫn cách làm trà sữa trân châu đơn giản nhất sau đây!
Nguyên liệu làm trà sữa trân châu
- Nguyên liệu làm trà sữa: 50g trà túi lọc hoặc trà khô; 50ml sữa đặc; 100ml sữa tươi; 50g đường nâu; 50g đường cát trắng; nước đun sôi.
- Nguyên liệu làm trân châu: 30g bột nếp; 55g bột năng; 20g bột cacao
- Dụng cụ: Bình to – Cốc đựng – Thìa – Nồi nhỏ – Bát tô sạch – Ống hút loại lớn.
Lưu ý: Nếu muốn trà đậm, vị chát mềm và mượt thì nên dùng trà Ô Long. Trà có màu đỏ như rượu vang, vị nồng hơn thì dùng Hồng trà. Còn màu xanh vàng thì dùng Lục trà. Làm bằng trà lipton thì có màu vàng đỏ đặc trưng nhưng không được thơm lắm. Đối với sữa tươi thích vị socola hay vị dâu…thì mua loại đó, nếu không thì dùng sữa tươi trắng, dùng loại có đường hoặc không đường đều được.
Cách làm trà sữa trân châu truyền thống đơn giản
Bước 1: Pha trà sữa
- Cho trà túi lọc vào với 300ml nước sôi để 5 – 10 phút cho tan trà và cũng chờ nguội bớt. Sau đó vớt túi lọc ra, cho sữa đặc vào khuấy tan. Thêm sữa tươi khuấy đều và cất vào tủ lạnh.
- Với trà khô cho vào ấm rót nước sôi vào để 10 phút cho trà ngấm và tan. Lọc bỏ bã, cho sữa đặc và sữa tươi vào khuấy đều.
Lưu ý: Để trà sữa lên bột nhanh, có màu đẹp thì các bạn cho vào bình, thêm 2 – 3 viên đá vào lắc thật mạnh. Trà sữa sẽ có màu đẹp hơn, vị đậm hơn và thơm hơn khi dùng trà đậm đặc.
Cách làm trà sữa làm từ trà túi lọc hoặc trà thường đều ngon và thơm
Bước 2: Làm trân châu
- Trộn bột: Trộn đều bột năng, bột cacao, bột nếp, vài hạt muối với đường trắng tùy khẩu vị trong một bát tô sạch. (Nếu các bạn thích làm trân châu trắng, thay bột cacao bằng bột rau câu).
- Nhào bột: Rót nước sôi từ từ, dùng đũa khuấy đều khi bạn thấy khó khuấy thì nghĩa là bột đã sẵn sàng để được nhào.
Chờ nguội bớt rồi dùng tay nhào, nhào mạnh và liên tục cho đến khi bột thành khối, không bị dính tay.
- Viên trân châu: Vo bột đã nhào xong thành từng viên trân châu nhỏ cỡ hạt đậu. Lăn qua bột áo nếu chúng bị dính vào nhau.
Video đang HOT
Lưu ý: Bột năng chỉ nặn được khi còn ấm, nhào xong bạn nặn nhanh tay để có được viên trân châu đẹp, chắc nhé.
- Luộc trân châu: Nấu nước sôi, thả cùng lúc trân châu đã nặn xong vào luộc khoảng 3 – 5 phút, trân châu nổi lên là chín. Nên đảo đều trong khi luộc để hạt chín đều.
Hòa tan 50g đường nâu đã chuẩn bị vào với 100ml nước, trân châu chín thì vớt ra thả ngay vào bát này để hạt trân châu giòn, ngọt và bóng hơn. Nếu thích vị nhạt thì ngâm bằng nước trắng.
Nhào bột, nặn thành từng viên trân châu nhỏ vừa ăn
Bước 3: Hoàn thiện
- Cho trân châu vừa dùng vào cốc, cho đá sau đó đổ trà sữa vào là có được một cốc trà sữa ngon như ngoài quán.
- Cốc trà sữa có mùi thơm đặc trưng của loại trà bạn lựa chọn, vị thanh mát, không quá sắc cũng không bị lạt. Trân châu có độ giòn, dai, nhai bùi rất thích.
Thành quả của quá trình làm trà sữa, vị trà thơm mát, trân châu đen giòn, dai
Một số cách làm khác
Cùng với công thức pha trà sữa trên thì phần nhân có thêm nhiều lựa chọn khác như trân châu đường đen, thạch, trà thái… Những cách làm trà sữa trân châu này cũng rất đơn giản.
Cách làm trà sữa trân châu đường đen
- Nguyên liệu làm trân châu: 140g bột năng – 20g bột gạo tẻ – 10g bột cacao – 50g đường đen Hàn Quốc.
- Nguyên liệu làm siro đường đen: 250g đường đen Hàn Quốc – 140ml trà bí đao
- Tạo màu và trộn bột: Trộn đều bột năng, bột gạo, bột cacao và đường đen. Đun nước sôi đổ vào bột, khuấy đều. Chờ nguội bớt rồi dùng tay nhào bột cho mịn, không còn dính tay.
- Nặn bột: Nặn bột thành từng hạt trân châu nhỏ.
- Luộc trân châu: Đun nước sôi thả hạt trân châu vào luộc khuấy đều cho khỏi dính, trân châu luộc khoảng 15 phút, sau đó ủ 15 – 20 phút để chín kỹ. Tắt bếp vớt ra để vào bát nước nguội.
- Làm siro đường đen: Cho 250g đường đen và 140ml trà bí đao vào nồi, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa chờ nước đường hơi keo lại, tắt bếp. Khoảng 15 phút sau đổ siro ra bát to.
- Hoàn thành trân châu đường đen: Đổ toàn bộ trân châu đã luộc xong vào bát siro, khuấy đều để hạt trân châu ngấm đều.
- Thành phẩm: Cho trân châu vào cốc, tráng đều siro lên thành cốc, đổ trà sữa, thêm chút đá và thưởng thức.
Trân châu đường đen có độ sánh, bóng và ngọt vừa
Cách làm trà sữa socola béo ngậy
- Nguyên liệu cần thêm: 10g trà đen, 1 thìa siro socola hoặc 20ml socola đen đun chảy.
- Trà đen pha với 80ml nước sôi, ngâm trong 10 – 15 phút ra hết nước cốt rồi lọc bỏ cặn.
- Hòa tan bột cacao với nước trà, đổ siro socola, sữa đặc vào, dùng bình lắc lắc đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau.
- Phần trân châu thực hiện như các bước làm ở trên. Nếu thích có thể cho thêm thạch khi sử dụng.
Lưu ý đặc biệt: Làm trà sữa socola nên sử dụng trà đen (hồng trà) vì loại trà này có màu đỏ như rượu vang, vị nồng nàn và mạnh hơn so với loại trà khác át bớt đi độ ngọt sắc của socola. Các bạn có thể thay bột cacao bằng sữa milo bột cho tiện.
Trà sữa socola thơm nhẹ, khá ngọt
- Nguyên liệu cần thêm: bột thạch rau câu gói 10g, có thể thay trà túi lọc bằng trà thái mua ở ngoài quán.
- Làm thạch: Trộn đều đường cát với bột thạch rau câu. Đun nước sôi, cho hỗn hợp bột vào khuấy tan, đun 5 phút rồi tắt bếp. Có thể cho thêm hương vị dừa, trái cây, hương hoa…Chờ thạch nguội, vớt bỏ màng thạch, cho vào tủ lạnh chờ cứng.
- Làm trà sữa thái: Trà thái pha với 2l nước sôi để 20 phút rồi lọc lấy nước cốt. Cho thêm sữa và đường hòa tan vào, trà sẽ chuyển màu xanh cốm đẹp.
Thạch đã đông lại cắt thành từng miếng vừa ăn, cho vào trà sữa, thêm trân châu ăn sẽ rất ngon.
Trà sữa thái màu xanh đẹp mắt, thêm thạch đặc trưng ăn rất ngon
- Nguyên liệu cần thêm: 25gr bột trà xanh matcha, đá đập nhỏ.
- Cách làm: Hòa tan bột trà xanh matcha, đường trong nước sôi. Thêm sữa đặc, sữa tươi vào hòa đều.
- Cho đá nhỏ vào ly, đổ trà sữa matcha vào, cho thêm một chút kem topping là có cốc trà sữa ngon.
Một số lưu ý khi làm trà sữa trân châu
- Để trân châu giòn, dai cần bột năng nhiều hơn bột nếp. Bạn nhớ dùng nước sôi từ 80 – 100 độ khi nhào bột. Viên trân châu chỉ nặn được khi bột còn ấm, cần thao tác nhanh.
- Khi luộc chờ nước sôi hẳn, đổ trân châu vào cùng một lúc, khuấy nhẹ để chín đều, không bị dính.
- Trân châu nên sử dụng trong 4 – 5 giờ sau khi nấu. Để lâu quá sẽ khiến trân châu bị nở ra, bị bở, ăn sẽ không dai ngon. Trà sữa sau khi pha chỉ nên dùng trong 4 giờ, để quá lâu trà sẽ bị chát.
- Tùy vào sở thích về độ đậm, vừa, nhạt để có thể lựa chọn các loại trà. Có các loại trà phổ biến nhất để làm trà sữa là Hồng Trà (trà đen) cho màu đẹp mắt và vị rất nồng nhưng ngon. Lục trà màu xanh nhạt, vàng hơi đậm, vị chát đượm và có hương cốm nhẹ. Trà Ô Long được sử dụng nhiều nhất khi làm trà sữa, có màu xanh tùy loại, hương thơm rất lâu và bền màu, vị nồng hậu.
Bí quyết làm giảm vị đắng khi pha trà sữa
- Trà pha nếu bạn sợ đắng, nên cho thêm một chút mật ong vào trà, khuấy đều cho tan. Vị ngọt tự nhiên của mật ong giúp trà dễ uống hơn và vẫn giữ nguyên hương vị.
- Nếu không thích mật ong, bạn có thể dùng baking soda sẽ làm giảm vị đắng. Nhưng chỉ cho một xíu nếu bạn không muốn làm mất vị trà.
Chúc các bạn làm trà sữa trân châu thành công!
Hường Nguyễn
Bánh bao trà sữa trân châu ở chợ đêm Đài Loan
Cửa hàng bánh bao trà sữa trân châu tại chợ đêm Đông Môn khá nổi tiếng, giá bán ở mức bình dân, luôn đông khách.
Trà sữa trân châu là đặc sản của Đài Loan. Người Đài sáng tạo ra vô số món ăn dựa trên thức uống nổi tiếng này. Trong đó, bánh bao trà sữa trân châu có lẽ là có hương vị biến tấu "hợp lý" nhất. Cách đây ít lâu, cơn sốt trà sữa trân châu "đổ bộ" vào Việt Nam, mang theo cả loại bánh thú vị này. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết khi thưởng thức nó ở chính quê hương sẽ có hương vị thế nào.
Người đầu bếp chế biến vỏ bánh bao giống với cách thông thường, chỉ khác là thêm nguyên liệu bột trà. Phần nhân bên trong là sốt trà sữa và không thể thiếu những hạt trân châu nóng hổi, dẻo thơm, ngọt đậm vị đường đen. Bánh ngon nhất là khi mới ra lò, còn bốc khói nghi ngút.
Nhân bánh cũng là phần khó làm nhất. Nó phải đảm bảo được độ lỏng, sệt, không được quá đặc hay cứng lại, cũng không được quá lỏng như trà sữa bình thường. Người Đài Loan có thói quen nấu trân châu đường đen tươi tại chỗ để phục vụ kèm sữa tươi hoặc trà sữa. Họ cũng dùng chính phần trân châu đen nóng và thơm này để làm bánh bao, do đó, hương vị rất tuyệt.
Thực khách thích nhất là trải nghiệm bẻ đôi chiếc bánh, để phần trà sữa lỏng bên trong trào ra ngoài, tăng thêm độ phấn khích cho các video review. Khách có thể mua mang đi hoặc ăn ngay tại chỗ. Một số người lại thích ăn theo kiểu bánh bao nước (tang bao), tức là cắm ống hút vào giữa bánh để hút phần sốt bên trong. Bạn cũng có thể dùng dĩa và ăn trên đĩa cho hợp vệ sinh và dễ ăn hơn.
Blogger Phan Thế Anh, người có thời gian sinh sống và học tập ở Đài Loan hơn 4 năm, vừa có cơ hội trải nghiệm bánh bao trà sữa trân châu. Trong video trải nghiệm mới đây, Thế Anh đã ghé qua một cửa hàng bánh bao trân châu nổi tiếng nhất ở chợ đêm Đông Môn (Tân Trúc). Tân Trúc cách Đài Bắc chỉ khoảng một giờ đi xe.
Giá mỗi chiếc bánh khá rẻ, chỉ từ 20 đến 30 NTD (tương đương 15.000 - 20.000 đồng). Theo blogger, quán bắt đầu bán từ chiều, lúc đông nhất, thực khách sẽ phải xếp một hàng dài mới tới lượt. Bánh ở đây khá ngon, hương vị giống như "đang uống một ly trà sữa".
Nguyên Chi
Trà sữa để được bao lâu? Bật mí cách bảo quản trà sữa nguyên vị thơm ngon Trà sữa đang ngày càng trở nên phổ biến và là một thức uống thơm ngon không chỉ với giới trẻ mà cả gia đình đều có thể cùng thưởng thức. Do nguyên liệu chủ yếu để làm nên thức uống này là trà và sữa nên thời gian bảo quản được không dài. Vậy trà sữa có thể để được trong bao...