Cách làm: Tortillas khoai lang
Hưởng ứng phong trào giải cứu khoai lang cùng cả nhà ạ!
Nguyên Liệu
250 g khoai lang đã gọt vỏ
200 g bột đa dụng
3 g muối
Các bước
Khoai gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem luộc cho chín
Vớt khoai ra nghiền nhuyễn, khoai còn nóng, cho tiếp bột mì đã trộn muối vào, nhồi cho mịn, để bột nghỉ 45-60ph. Nếu bột khô quá thì cho thêm nước luộc khoai còn nóng vào, nếu ướt quá thì thêm bột vào.
Video đang HOT
Sau khi nghỉ, chia bột làm các miếng bột nhỏ, vê tròn rồi cán mỏng bột
Làm nóng chảo rồi cho các miếng bột vào nướng chín 2 mặt. Nướng được cái nào thì cho ngay vào khăn mặt ẩm và xịt chút nước để bánh mềm và giữ ấm bánh
Linhnguyen
Theo cookpad.com
Sài Gòn trời nóng có một loại củ ăn mát cả người nhưng mang cái tên nghe "ngồ ngộ"
Người nông dân nói, tên là "lùn" nhưng củ chẳng "lùn", ăn vào mát cả người và còn rất ngon ngọt.
Có lẽ là do "sống chung với lũ" lâu ngày mà ở Sài Gòn quanh năm, mỗi tháng mỗi ngày đều chưa bao giờ ít những món ăn mát người tỉ như chè các loại, hoa quả dầm, hoặc không thì là các loại sinh tố. Song bên cạnh đó vẫn có những thức dân dã hơn một chút, ví như củ... lùn.
Loại củ có cái tên ngộ nghĩnh là... "lùn".
Củ này họ khoai, còn gọi khoai lùn. Dù gọi củ hay gọi khoai thì cũng không thoát được chữ "lùn". Nghe có vẻ ngồ ngộ nhưng đó là tên cúng cơm của nó đấy. Không ai biết vì sao lại gọi là củ lùn, có lẽ là so với khoai bình thường thì "em" này thấp bé nhẹ cân hơn hẳn. Củ lùn thật ra còn có một cái tên khác là "năng tàu", đôi khi người miền Tây cũng hay gọi tắt là củ năng, song lại trùng tên với một củ khác cũng... tên "năng". Năng tàu hai chữ trong khi lùn có mỗi một chữ, lại còn nghe thương thương, thế là người miền Tây ai nấy cũng gọi là củ lùn.
Củ lùn có nguồn gốc miền Tây, cả năm chỉ có một vụ duy nhất, thu hoạch vào tầm tháng 11, 12 âm lịch (khoảng tháng 1, 2 dương lịch đấy) và ăn dần cho đến hết một, hai tháng sau. Hầu hết nguồn củ lùn ở Sài Gòn đều đến từ các tỉnh miền Tây, một số vựa lùn lớn nhất bao gồm Châu Thành (Long An) và TP. Sóc Trăng. Cứ tầm này mỗi năm là những củ khoai lùn bé xinh cứ thế mà "tịch tang" đi theo cùng những chuyến xe của người nông dân lên Sài Gòn.
Củ lùn được thu hoạch vào độ tháng 11 - 12 âm lịch.
Củ lùn ăn rất dễ, thường được luộc hoặc hấp lên. Củ lùn không như khoai, chẳng sợ bị mềm như các "ông anh" họ khoai to con khác, phải luộc lâu mới hết sượng (cứng). Một cách rất dễ để biết củ lùn có chín chưa ấy là khi chín, vỏ của củ lùn sẽ tự tróc, tự nứt ra. Nếu luộc khéo, chỉ cần khều nhẹ là vỏ tách ra dễ dàng, để lộ lớp thịt bóng loáng, nhẵn mịn (đôi khi có một vài lỗ rễ nhưng ít lắm).
Củ lùn có mùi thơm, bùi, vị ngọt. Cái vị ngọt chẳng lẫn vào đâu được của các loại trái quả nhiều tinh bột. Song không giống khoai lang, khoai tây, củ lùn bớt ngán hơn nhiều nhờ kết cấu thịt giòn, sần sật chứ không bở, ai buồn miệng có thế ăn nhoáng một phát hết cả rổ mà không hay.
Củ lùn miền Tây có vị ngọt bùi, không bở mà giòn sần sật.
Củ lùn có thể được bào chế thành bột để pha nước uống như bột sắn vậy, nhưng làm thế thì mất đi cái thú vui khi nhai sần sật thịt lùn mà giá trị kinh tế lẫn dinh dưỡng thì vẫn y như nhau. Vậy nên người ta toàn luộc lùn cho đơn giản. Nói đơn giản vậy chứ luộc lùn cũng lắm "chông gai", người nào kỹ tính, muốn lùn ngon và cầu kì hơn chút có thể cho thêm lá dứa, ít muối, để nước nhiều rồi luộc tầm 30 phút tuỳ theo số lượng. Nếu luộc khéo thì lùn sẽ có mùi thơm nức của lá dứa, hoà trộn với mùi tự nghiên nghe mà ứa nước dãi. Đây là món mà đứa trẻ miền Tây nào cũng rất quen thuộc.
Củ lùn rất hợp để ăn mùa nóng, bởi vì trông bé nhỏ thế thôi nhưng lùn ngậm nước cực giỏi, luộc lên để nguội, cắn vào một phát thì nước tứa ra, mang theo vị ngọt bùi khó tả, ăn cũng như uống, giúp chống mất nước cho hội lười uống nước hiệu quả. Củ lùn cũng được xem là vị thuốc giải nhiệt, trị độc gan, lợi tiểu... Người thành phố, những nhà không có sân vườn thì phải đợi mua, đợi thương lái mang lên. Còn ở quê, nhà nào có lùn sai củ là lũ trẻ con cứ đến hẹn lại lên, tới mùa là rủ nhau ra đào trong vườn.
Củ lùn có cái tên "trông mặt mà bắt hình dong" lắm, bởi vì dù "lùn" nhưng có giá cao hơn nhiều các loại khoai, củ khác bởi vì quanh năm chỉ có một mùa duy nhất.
Củ lùn chẳng "lùn" tí nào, vừa hiếm vừa có giá cao hơn các loại củ khác.
Đối với nhiều người nông dân miền Tây, củ lùn chẳng "lùn" tí nào. Có nhiều người nhờ mùa củ lùn mà "phát tài", dù bán với giá không quá đắt, tầm khoảng 35 - 40k/kg song vẫn có thể lời đến 80 triệu hơn chỉ cho 4 công đất (đơn vị đo lường miền Tây, mỗi công 1000 mét vuông).
Đối với nhiều vùng lạnh hơn, củ lùn luộc ăn vào mùa đông là thức ấm nóng, ngon lành ngày lạnh. Tuy nhiên đối với Sài Gòn chỉ có hai mùa nóng và "nóng hơn" thì củ lùn đã trở thành món ngon giải nhiệt tốt. Năm nay mùa củ lùn dường như muộn hơn một chút, nhưng vẫn tới, không biết bạn đã ăn hay chưa? Thời buổi hiện đại, bạn không phải "hên xui" ra chợ tìm kiếm nữa, mà có thể đặt mua củ lùn giao tận nhà, dù có hơi đắt hơn một chút.
Theo Trí Thức Trẻ
Daigakuimo - Khoai lang ngào đường kiểu Nhật Daigakuimo (khoai đại học ^^) vừa là món ăn vặt, vừa có thể ăn cùng cơm, chủ yếu phổ biến ở vùng Kanto. Lần đầu mình nghe tên thấy thắc mắc là khoai ngào đường thì liên quan gì đến Đại học? Hóa ra nó bắt nguồn từ việc ngày xưa có một số sinh viên đã bán món này trong các lễ...