Cách làm thịt heo nướng giả cầy nhâm nhi đúng điệu
Thịt heo nướng giả cầy được ăn với bún hoặc cơm trắng trong thời tiết lành lạnh này thì cực ngon cơm lắm đấy. Và để thử tay nghề của bạn, các bạn hãy theo dõi cách làm thịt heo nướng giả cầy trong bài viết dưới đây nhé.
Và dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng thịt chân giò và thịt ba chỉ heo để làm nhé.
Và nguyên liệu dùng cho cách làm thịt heo nướng giả cầy sẽ giới thiệu trong từng cách nhé:
Cách 1: Chân giò heo nướng giả cầy
Nguyên liệu: Thịt ba rọi, củ riềng, hạt tiêu, tỏi, sả, lá mơ
Để làm được món này thì nguyên liệu chính cần có là thịt heo ba rọi và củ riềng. Bạn cần chọn mua thêm loại thịt ba rọi thậ tươi ngon, rửa sạch rồi bạn cuộn thịt thật chặt vào một ống tre. Sau đó bạn đem thui để lớp da bên ngoài được chín vàng.
Sau khi bạn thui xong, dùng nước ấm để rửa sạch tro bụi bám quanh khúc thịt. Trải cho khúc thịt ra và tẩm đều để ướp gia vị vào bên trong. Gia vị gồm có: củ riềng, tiêu, tỏi, sả đượcbăm nhuyễn. Tẩm thật đều các gia vị, dùng dây lạt buộc lại cho thật chặt rồi cho vào nồi để hấp.
Khi thịt đã tỏa mùi thơm ngào ngạt, bạn dùng đầu đũa xiên qua lớp thịt khá dễ dàng là thịt đã chín. Vớt khúc thịt ra, bạn thái thành từng lát vừa miệng ăn và thưởng thức. Bạn nên để cho thịt nguôi rồi mới thái, như thế thì lát thịt sẽ được tròn đẹp, phần da sẽ không bị tách rời ra.
Ăn kèm với thịt heo giả cầy là 1 đĩa lá mơ và 1 chén mắm tôm(hoặc mắm ruốc). Vị thơm nồng nàng của thịt, vị bùi bùi của lá mơ quyện trong từng cái hương vị đậm đà hơi cay cay của nước chấm làm cho món ăn dân dã này trở nên thật thú vị và ngon miệng.
Cách 2: Dung thịt ba chỉ nướng giả cầy
Phần nguyên liệu cho cách làm thịt heo nướng giả cầy:
Mẻ 2 thìa súp (có thể thay bằng sữa chua ko đường)
Dấm bỗng 1 thìa súp
Thịt ba chỉ 500g
Riềng 50g
Mắm tôm 1 thìa súp
Video đang HOT
Đường 1 thìa cà phê
Muối 1/2 thìa cà phê
Bột nêm 1 thìa cà phê
Bột nghệ 1/2 thìa cà phê
Hành tím 2 củ
Tiêu 1 chút
Vừng trắng 2 thìa súp
Dầu ăn 1/2 thìa súp
Cách làm thịt heo nướng giả cầy (ba chỉ) như sau:
Thịt ba chỉ bạn thái miếng nhỏ.
Riềng bạn giã nát vắt lấy nước. Phần xác bạn giã bông, xé tơi.
Hòa tan dấm bỗng, mẻ, bột nghệ, đường, muối, mắm tôm, bột nêm, dầu ăn.
Trộn đều tất cả các gia vị, nước lọc và xác riềng, hành tím bạn băm nhuyễn và vừng trắng cho vào để ướp thịt. Ướp thịt trong 2h.
Sau khi ướp xong, bạn nướng thịt ở nhiệt độ 180 độ C cho đến khi thịt đã chín vàng 2 mặt.
Cách làm thịt heo nướng giả cầy đơn giản đúng không nào? Chúc bạn thành công.
2 cách muối cà pháo miền Bắc giòn ngon, không bị đen, nổi váng
Cách muối cà pháo miền Bắc đúng chuẩn cần phải đảm bảo 3 yếu tố giòn, ngon và bảo quản được lâu.
Người miền Bắc, sở hữu công thức làm cà pháo gia truyền, đã tạo nên được những hũ cà pháo khiến ai ăn vào cũng "ghiền". Làm sao để làm cà pháo muối không bị đen, hay nổi váng hư hỏng? Với "tuổi đời" văn hóa ẩm thực lâu năm của mình, hãy cùng xem thử cách muối cà pháo ở miền Bắc thì có khác gì so với miền Nam và miền Trung không nhé!
1. Công thức làm cà pháo muối xổi với giấm kiểu miền Bắc
1.1. Nguyên liệu
Cách muối cà pháo miền Bắc thường dùng giấm để thành phẩm đạt độ trắng, giòn đặc trưng. Các thành phần nguyên liệu dễ tìm mua, dễ chế biến. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị:
300 gram cà pháo trái
1 củ riềng nhỏ
1 củ tỏi
2 quả ớt
Muối
Giấm
Ngoài ra, dù là cách muối cà pháo kiểu miền Bắc hay là miền nào đi chăng nữa, lọ thủy tinh là không thể thiếu.
Bạn có thể sử dụng các loại âu sành có sẵn ở nhà vẫn được. Chúng cần được rửa sạch, tốt nhất là tráng sơ qua bằng nước nóng để khử trùng. Sau đó thì đem các dụng cụ muối cà này ra nắng phơi thật khô. Điều này sẽ giúp cho cà pháo sau khi muối không bị nổi váng.
1.2. Cách muối cà pháo miền Bắc để lâu không bị nổi váng
Chị em nội trợ thường hay lo lắng cà không được giòn, mau nổi váng. Để khắc phục điều này, hãy thực hiện theo những bước hướng dẫn dưới đây. Đảm bảo cà không những giòn, đậm đà mà còn để được lâu nữa.
Bước 1: Phơi cà pháo
Phơi khô cà pháo trước khi muối sẽ giúp cà được giòn dai hơn. Ảnh: Internet
Cà sau khi mua về thì đem phơi nắng tầm 5 tiếng cho héo bớt đi. Đây là cách giúp cà có độ giòn và không bị nhựa.
Bước 2: Cách sơ chế cà pháo muối không bị thâm đen
Pha một chậu nước muối loãng.Dùng dao để cắt bỏ đầu cuống quả cà. Tránh cắt vào phần thịt của quả cà nhé, vì như vậy, cà sẽ bị mềm, ăn không ngon.Cắt xong thì ngay lập tức cho vào thau muối loãng đã chuẩn bị. Đây cũng chính là bí quyết cách muối cà pháo miền Bắc trắng đẹp mà không bị thâm đen đi.
Ngâm cà pháo với nước muối sẽ giúp loại bỏ nhựa và chất độc. Ảnh: Internet
Khi đã cắt xong, đem rửa sơ qua rồi thay bằng một chậu nước muối loãng khác.Để yên hỗn hợp ngâm khoảng 2 - 3 tiếng.Bước 3: Cách muối cà pháo giòn ngon không bị nổi váng
Riềng gọt vỏ, rửa sạch rồi thái mỏng hoặc sợi chỉ. Tỏi thì lột vỏ, đập dập.
Cách muối cà pháo miền Bắc dùng riềng và ớt giúp tăng hương vị, kích thích ngon miệng. Ảnh: Internet
Cho một ít muối hột vào nước rồi nấu sôi, để cho nguội.Cà ngâm muối xong thì đem rửa nước sạch lại một lần nữa.Lấy phân nửa nước muối đó rửa qua cà pháo lần cuối, nhớ để cho ráo nước hẳn.Cho 1/2 tỏi và riêng vào đầy lọ thủy tinh, tiếp tục cho hết phần cà pháo vào.Rải thêm 1 lớp riềng, tỏi lên trên cùng.
Cho cà pháo vào hũ rồi đậy nắp kín, để nơi thoáng mát. Ảnh: Internet
Đổ hết phần nước muối còn lại vào, nếu thích ăn cay có thể cho phần gừng cùng ớt sừng vào. Cách muối cà pháo miền Bắc ở công đoạn cuối cùng đừng quên thêm một chút giấm để tạo độ chua.Sau đó, chỉ cần đậy nắp thật kín rồi để hũ cà muối xổi ở nơi khô thoáng, sạch sẽ. Khoảng 4 đến 5 ngày sau là có thể lấy ra thưởng thức cùng bữa cơm gia đình rồi.
2. Hướng dẫn muối cà pháo không dùng giấm
2.1. Nguyên liệu
1 kg cà pháo tươi
10 trái ớt sừng
3 củ tỏi đã bóc vỏ
1 nhánh gừng gọt sạch vỏ
Gia vị: 1 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê muối ăn (Đây cũng là nguyên liệu hỗn hợp nước ngâm thay thế cho cách muối cà pháo miền Bắc dùng giấm)
1 lít nước lọc
Dụng cụ muối cà pháo: hũ thủy tinh
Phần nguyên liệu làm cà pháo muối xổi không dùng giấm. Ảnh: Internet
2.2. Hướng dẫn cách muối cà pháo miền Bắc không dùng giấm
Cách muối cà pháo không dùng giấm này sơ chế và ngâm cà pháo với nước muối tương tự 2 bước đầu của cách muối cà pháo miền Bắc dùng giấm ở trên. Để thực hiện công đoạn muối cà pháo, bạn pha hỗn hợp nước ngâm gồm: Trộn gia vị muối, đường đã chuẩn bị ở trên, hòa tan với nước lọc rồi bắc lên bếp đun sôi ( Cách muối cà pháo ăn liền có thể thêm 1 thìa nước mắm vào chung hỗn hợp). Sau đó, để hỗn hợp này hạ bớt nhiệt độ còn ấm ấm (tiêu chuẩn là 30 độ C).
Đổ hỗn hợp nước ngâm ngập cà trong hũ thủy tinh. Ảnh: Internet
Hũ thủy tinh sau khi làm sạch và phơi ráo thì bắt đầu lấy ra muối cà. Trước hết, bạn rải một lớp muối ăn thật mỏng dưới đáy hũ, tiếp tục cho thêm ít tỏi đập dập lên. Sau đó, bắt đầu cho cà pháo vào hũ cùng ớt xắt. Đổ phần hỗn hợp nước ngâm đã chuẩn bị vào hũ muối cà. Cuối cùng, cho ít muối, gừng và ớt lên trên cùng, dùng nan tre hoặc bọc nilong nén chặt cà ngập nước ngâm. Đậy nắp, để hũ ở nơi nhiệt độ thoáng mát. Cách muối cà pháo miền Bắc không dùng giấm này cũng đợi khoảng 4 ngày sau có thể lấy ra thưởng thức.
Cà pháo muối xổi không dùng giấm vẫn trắng giòn, chua ngọt cực "đưa" cơm. Ảnh: Internet
Giả cầy An Phú món ngon Thái Bình Khác với giả cầy Hà Nội đặc trưng bởi vị chua, giả cầy Nghệ An đượm vị ngọt mật mía, giả cầy miền Tây thơm mùi chao thì giả cầy An Phú (Thái Bình) hấp dẫn bằng sự mộc mạc. Nguyên liệu 500 gr thịt ba chỉ (nạc mỡ đan xen) 1 nhánh riềng bánh tẻ (không non quá, không già quá) 3...