Cách làm sữa chua tại nhà vừa ngon dẻo, độ chua vừa đủ, không găm đá
Cách làm sữa chua tại nhà đơn giản nhưng có ngon và dẻo mịn hay không còn tùy thuộc công thức áp dụng, và sự sáng tạo riêng của người chế biến.
Sữa chua có độ dẻo cao, độ chua vừa đủ còn có thể úp ngược mà không rớt nữa đấy! Tổng hợp các hướng dẫn làm sữa chua dưới đây sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí, vừa có thể tự tay chăm sóc sức khỏe của những người thân yêu trong gia đình hoàn hảo nhất.
1. Tổng hợp cách làm sữa chua tại nhà vừa ngon dẻo, độ chua vừa đủ lại không hề bị đông đá
Các cách làm sữa chua tại nhà rất đa dạng. Về công thức, bạn có thể chế biến sữa chua từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như sữa chua hoa quả, sữa chua phô mai, sữa chua làm từ sữa đặc,…Về quy trình, mỗi công thức ủ sữa chua sẽ có nguyên tắc áp dụng khác nhau – tùy loại dụng cụ ủ lên men bạn chọn.
Bạn có thể sáng tạo làm sữa chua từ nhiều nguyên liệu khác nhau.
1.1. Hướng dẫn làm sữa chua theo nhiều nguyên liệu khác nhau
1.1.1. Cách làm sữa chua dẻo mịn ngon bằng sữa ông thọ
Nguyên liệu: 1 hộp sữa chua để ủ lên men, 1 lon sữa
Ông Thọ, 2 hộp sữa tươi loại không đường, nước đun sôi.
Chuẩn bị hũ thủy tinh đựng sữa chua tùy số lượng người ăn.
Các nguyên liệu chuẩn bị làm sữa chua. Ảnh Internet
Cách làm sữa chua từ sữa đặc:
Đổ hết lon sữa đặc Ông Thọ ra một cái nồi sạch. Sau đó, lấy lon sữa đặc này đong đầy nước đun sôi và nhớ lắc để lấy hết phần sữa còn đọng dưới đáy. Đổ lon nước sôi này vào nồi sữa, khuấy đều.Đổ tiếp 2 lon sữa tươi loại không đường vào nồi, vẫn khuấy đều tay.
Cho nồi sữa lên bếp để đun cho hỗn hợp sữa ấm khoảng 50 độ C thì tắt bếp. Hoặc, bạn cũng có thể hâm nóng hỗn hợp trong lò vi sóng khoảng 1 đến 2 phút. Đừng để nhiệt độ quá nóng sẽ làm men chết, mất tác dụng.
Tiếp đến, đổ hộp sữa chua để kích men vào nồi. Đồng thời, nhẹ tay khuấy theo 1 chiều cho hỗn hợp hòa tan với nhau.Rót nhẹ hỗn hợp sữa vào từng hũ thủy tinh nhỏ, đậy nắp thật kín. Cho tất cả dụng cụ vào một cái âu lớn, đổ thêm lượng nước ấm ngập khoảng 2/3 thân hũ.
Rót nhẹ tay hỗn hợp sữa vừa khuấy vào hũ để ủ lên men làm sữa chua. Ảnh Internet
Canh chừng 1 hoặc 2 tiếng thì đem thay nước 1 lần. Đảm bảo dùng nước ấm có nhiệt độ từ 50 đến 60 độ C nhé.Ủ sữa chua 8 đến 10 tiếng là bạn có thể thưởng thức được món ăn bổ dưỡng này rồi. Cách làm sữa chua bằng Ông Thọ này dùng nồi cơm điện ủ lên men sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
1.1.2. Công thức làm sữa chua nếp cẩm
Nguyên liệu: Nếp cẩm loại ngon 200 gr,6 hộp sữa chua nguyên chất,3 nhánh lá dứa.Ngoài ra, chuẩn bị thêm1 lít nước sạch,
100ml nước dừa,100gr đường kính trắng,1 thìa cà phê muối, cùng ít đá lạnh.
Cách làm sữa chua nếp cẩm:
Gạo nếp làm sạch tạp chất, ngâm ít nhất 4 tiếng trong nước pha muối cho hạt mềm ra.
Nấu gạo nếp chín bằng nồi cơm điện với lượng nước vừa ngập gạo.
Canh 5 phút sau thì cho 3 nhánh lá dứa vào nấu cùng cơm.
Đồng thời, xới cơm đều tay nhẹ nhàng, nhớ vớt bọt và trấu còn lẫn trong cơm nếp cho sạch nhé.Cơm chín, hạ nhỏ lửa, cho đường vào và trộn đều hỗn hợp. 5 phút sau tắt bếp, đợi cho cơm nếp hạ nhiệt thì lấy một ít bỏ vào ly, hoặc chén. Cuối cùng, chỉ cần cho nước dừa, sữa chua, đá vào là có thể thưởng thức ngay món ăn đầy sáng tạo này rồi.
Đổi vị ngày hè với món tráng miệng sữa chua nếp cẩm.
Ngoài cách làm sữa chua nếp cẩm đơn giản trên đây, bạn cũng có thể ăn sữa chua với cơm rượu làm từ nếp cẩm. Sữa chua kết hợp vị béo, bùi của nếp cẩm, tạo nên “món ăn vặt đường phố” đầy dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Hỗn hợp còn đem đến hiệu quả làm đẹp da, lợi tiêu hóa, bổ máu, thanh nhiệt cơ thể ngày hè,…rất tuyệt vời.
1.1.3. Hướng dẫn cách làm sữa chua phô mai dẻo cực ngon
Nguyên liệu: Nửa lon sữa
Ông Thọ – tương ứng 190gr, sữa tươi loại không đường 220ml, 1 miếng phomai, 1 hộp sữa chua dùng để kích lên men.
Đồng thời, chuẩn bị sẵn chén nước lọc khoảng 200ml.
Cách làm sữa chua phô mai dẻo:
Bóc phô mai, nghiền ra chén cho nhão. Sau đó, trộn đều phô mai với sữa Ông Thọ, sữa tươi, cùng chén nước lọc.Đem hỗn hợp trên bắc lên bếp đun theo phương pháp cách thủy, tay vẫn khuấy đều hỗn hợp.Khi hỗn hợp sữa đặc lại, đổ ra tô sành hoặc thủy tinh. Tiếp tục đổ hũ sữa chua làm giống vào, dùng dụng cụ khuấy đều.Dùng rây lọc lại hỗn hợp, chắt lọc phần nước hỗn hợp sữa mịn. Sau đó, nhẹ nhàng đổ vào các hũ thủy tinh nhỏ, đậy kín nắp và ủ bằng máy, bằng nồi cơm điện hoặc lò vi sóng đều được.6 tiếng sau, lấy ra ăn kết hợp với trái cây, hoặc thạch,…
Cách làm sữa chua phô mai dẻo béo ngậy vô cùng hấp dẫn. Ảnh Internet
Lưu ý: Để làm sữa chua dẻo hơn, bạn có thể thêm nguyên liệu gelatine. Ở khâu trộn các hỗn hợp sữa, bạn càng khuấy đều tay thì hỗn hợp càng hòa tan lại với nhau. Sau đó, nhớ dùng rây lọc kỹ lại. Có như vậy, thành phẩm mới sánh, mịn và dẻo ngon.
1.1.4. Hướng dẫn làm sữa chua nha đam
Nguyên liệu: 1 hộp sữa đặc, 1 nhánh nha đam đã được rửa sạch, 1 hộp sữa chua giống 250gr để lấy men, 2 hộp sữa tươi loại không đường.
Cách làm sữa chua nha đam:
Gọt vỏ nhánh nha đam, giữ lại ruột trắng và rửa nước lạnh nhiều lần cho sạch nhớt. Sau đó, ngâm phần ruột nha đam trong hỗn hợp nước lạnh, muối, nước chanh. 5 phút sau, vớt ra và rửa nước sạch nhiều lần nữa.Cắt nhỏ nha đam thành các dạng hạt lựu, luộc sơ khoảng 45s – 1 phút thì vớt ra. Ngâm tiếp với nước đá pha đường trong 1 – 2 tiếng. Sau đó, vớt ra rổ để nha đam hoàn toàn ráo nước.Đổ lon sữa đặc ra tô sành, cho nước sôi vào tráng lon sữa rồi đổ ra, khuấy đều với sữa. Tiếp theo, lần lượt cho sữa tươi, sữa chua giống vào hỗn hợp, vẫn khuấy nhẹ tay.Dùng rây lọc lại hỗn hợp sữa, cuối cùng, cho nha đam vào.Nhẹ nhàng rót hỗn hợp sữa vào các hũ thủy tinh, rồi đem đi ủ. Tùy phương pháp và dụng cụ ủ sữa chua, khoảng 6 – 7 tiếng là món tráng miệng này được hoàn thành.
Sữa chua nha đam là món tráng miệng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Ảnh Internet
Video đang HOT
1.1.5. Cách làm sữa chua mít hấp dẫn
Nguyên liệu: Sữa chua cái từ 5 – 6 hộp, 10 – 12 thìa cà phê sữa đặc loại có đường, mít chín lấy 300 – 400gr múi đã bỏ hạt, 2 trái lê rửa sạch bỏ vỏ, bột năng. Ngoài ra, chuẩn bị thêm nước cốt dừa, thạch,…để ăn cùng sữa chua, tùy sở thích.
Cách làm sữa chua mít:
Cắt múi mít ra thành các sợi nhỏ và thái 2 trái lê thành dạng hạt lựu. Lê cắt xong thì đem ngâm nước, rồi vớt ra rổ cho ráo.Phủ bột năng đều lên lê, rồi dùng rây lọc lại hỗn hợp lê – bột năng. Đem hỗn hợp này luộc sơ, sao cho các miếng lê trở nên trong suốt hơn, vớt ra, bỏ vào tô nước lạnh.Cuối cùng, trộn tất cả các hỗn hợp lê, múi mít, sữa chua cái, sữa đặc với nhau và thưởng thức.
Sữa chua mít kết hợp với thạch rau câu, syrup cho vị thơm ngon hơn. Ảnh Internet
Công thức làm sữa chua mít đơn giản hơn so với các cách làm sữa chua trái cây khác. Sữa chua mít sẽ ăn ngon hơn với ít đá lạnh, thạch, nước cốt dừa. Đây cũng là một trong các công thức làm món ăn vặt quen thuộc được giới trẻ “đua nhau truy lùng” để xua đi khí trời oi bức của mùa hạ.
1.1.6. Cách làm sữa chua vị trà xanh matcha dẻo ngon có độ chua vừa đủ
Nguyên liệu: 250 ml sữa đặc, 10 gram bột trà xanh matcha, nửa lít sữa tươi không đường, 1 hũ sữa chua không đường, 200 ml nước nóng
Cách làm:
Hòa tan bột matcha trong nước nóng. Trong lúc đó, chế sữa tươi và sữa đặc vào nồi nhỏ, bắc lên bếp đun cho nóng. Hỗn hợp sữa nóng đến khoảng 75 độ C thì bạn cho nước trà xanh matcha vào, khuấy đều.Kế đến, tắt bếp, khi hỗn hợp còn nóng, bạn cho sữa chua vào khuấy chung. Lưu ý là không nấu sôi hỗn hợp sữa nhé. Sau đó, rót sữa chua trà xanh vào các hũ đã chuẩn bị sẵn, đậy nắp.Cho các hũ sữa chua vào nồi, chế nước nóng 70 – 73 độ C ngập ngang thân hũ sữa chua, đậy nắp nồi lại. Ủ yaourt ngoài trời nắng ít nhất 6 tiếng là đảm bảo dẻo mịn úp ngược được luôn nhé!
Các bước làm sữa chua vị trà xanh matcha dẻo ngon thanh mát cho mùa hè. Ảnh: Internet
1.1.7. Cách làm yaourt hoa đậu biếc cực ngon dẻo úp ngược ủ bằng thùng xốp
Nguyên liệu: 50 gr hoa đậu biếc phơi khô; 220 ml sữa tươi không đường; 1 hộp sữa chua; 1 hũ sữa đặc; 210 ml nước; hũ làm sữa chua và thùng xốp
Cách làm:
Hãm hoa đậu biếc khô với 210 ml nước đun sôi khoảng 10 phút rồi vớt bỏ xác. Giữ lại nước cốt đậu biếc.Pha sữa đặc, nước hoa đậu biếc, sữa tươi vào thau lớn, khuấy đều cho tan. Sau đó, từ từ cho sữa chua vào khuấy cùng.Rót sữa chua hoa đậu biếc vào hũ sạch đã tiệt trùng, đậy kín nắp lại.
Sữa chua hoa đậu biếc ủ bằng thùng xốp cực dẻo mịn có thể úp ngược “điệu nghệ”! Ảnh: Kênh YT Cười khúc khích
Pha 1 chén nước sôi, 1 chén nước lạnh vào đáy thùng xốp. Sau đó, xếp các hũ yaourt vào đáy thùng, đậy kín nắp thùng xốp lại. Ủ yaourt hoa đậu biếc ít nhất 6 giờ là có thể thưởng thức.1.1.8. Cách làm sữa chua bằng bột công thức cho trẻ ăn dặm
Nguyên liệu: Nửa hũ sữa chua không đường; 10 thìa cà phê sữa công thức (loại bé đang uống); 210 ml nước đun sôi
Cách làm:
Pha sữa công thức với nước nóng theo nhiệt độ hướng dẫn trên hộp sữa của bé. Khuấy bột tan, rồi chế từ từ sữa chua không đường vào, tiếp tục quấy đều. Đậy nắp ly sữa chua công thức này cho kín.Lấy nồi cơm điện ra, đặt ly sữa chua công thức vào đáy nồi. Chế nước nóng 70 độ C vào nồi sao cho ngập 2/3 ly sữa, gài nắp nồi lại.Ủ sữa chua cho bé ăn dặm ít nhất 8 tiếng ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, ổn định là có thể cho bé ăn.
Món yaourt ủ từ sữa công thức dẻo thơm và cực kì đầy dinh dưỡng cho trẻ đang độ tuổi ăn dặm. Ảnh: Internet
1.1.9. Cách làm sữa chua túi hoa quả cực dẻo ngon không hề bị găm đá
Nguyên liệu: 1 lon sữa đặc, 1 lon nước đun sôi, 1 lon nước lọc, 2 lon sữa tươi không đường, 200 gram sữa chua không đường, các túi nilon sạch và thun buộc
Cách làm:
Hòa tan sữa đặc với nước sôi trong tô lớn. Sau đó, cho nước lọc vào khuấy chung.Lần lượt cho sữa tươi, sữa chua vào nồi sữa đặc, khuấy đều khi hỗn hợp còn nóng cho nhanh hòa quyện.Rót sữa chua vào các túi nilon sạch, dùng thun buộc kín miệng lại.Chế nước nóng khoảng 70 độ C vào đáy nồi lớn, rồi đặt 1 cái giá sạch vào, xếp các túi yaourt bên trên để không tiếp xúc với nước nóng. Đậy nắp nồi lại, ủ khoảng 6 – 8 tiếng là được.Làm lạnh sữa chua túi trong ngăn đá khoảng 3 – 4 tiếng là ăn ngay mát lạnh mà không bị găm đá.
Món sữa chua túi có độ chua vừa đủ, dẻo ngon mà không hề bị đông đá. Ảnh: Feedy VN
Mẹo: Sau khi ủ lên men, bạn có thể mở các túi sữa chua ra. Rót vào mỗi túi yaourt ít mứt trái cây rồi mới làm lạnh để làm sữa chua hoa quả thưởng thức nhé.
Biến tấu sữa chua túi vị hoa quả trái cây tốt cho sức khỏe. Ảnh: Youtube Món ăn ngon
1.10. Cách làm sữa chua (yaourt) bí đỏ cho trẻ nhỏ
Nguyên liệu: 100 gram bí đỏ chín (gọt vỏ, hấp chín); 1 lon sữa đặc; 2 lon nước sôi và 1 lon nước lọc; 20 gram đường cát; 1 hũ sữa chua không đường
Cách làm:
Cho bí đỏ hấp chín cùng với đường vào máy sinh tố, xay nhuyễn. Hoặc, bạn có thể tự dùng muỗng dằm cho bí đỏ nhuyễn ra cũng được. Sau đó, dùng rây lọc lại hỗn hợp bí đỏ để loại bỏ phần xác lợn cợn. Rót 1/3 hũ sữa chua vào hỗn hợp bí, trộn đều. Rót sữa chua bí đỏ vào các hũ đã chuẩn bị. Bạn có thể chế bí đỏ 1/3 hoặc 1/2 hũ nhé.Trong lúc đó, hòa tan sữa đặc trong tô lớn với nước sôi cùng nước lọc. Sau đó, cho phần sữa chua còn lại vào hòa tan với sữa đặc. Rót hỗn hợp sữa chua này vào các hũ bí đỏ cho gần đầy, đậy nắp lại.Ủ sữa chua trong nồi kín, chế nước nóng 70 độ C ngập 2/3 hũ sữa chua. Ít nhất 6 tiếng sau là bạn có thể lấy yaourt bí đỏ ra cho vào tủ lạnh để các bé thưởng thức dần rồi.
Các bước làm yaourt bí đỏ bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện. Ảnh: Feedy TV
1.2. Cách làm sữa chua tại nhà vừa ngon dẻo, có độ chua vừa đủ với các dụng cụ khác nhau
1.2.1. Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện
Sau khi đổ hỗn hợp sữa vào hũ thủy tinh để đem ủ, bạn xếp các hũ này vào phần trong nồi cơm điện. Đồng thời, châm lượng nước nóng khoảng 80 độ C ngập hơn nửa thân hũ sữa chua. Nhấn nút Cook để bắt đầu quá trình ủ sữa chua trong 6 tiếng. Nhớ canh cứ mỗi 1 – 2 tiếng thì chuyển lại chế độ Cook cho nồi cơm điện nhé.
Phương pháp ủ lên men sữa chua trong nồi cơm điện được dùng phổ biến nhất. Ảnh Internet
Lưu ý: Đừng tác động làm nồi cơm điện bị xê dịch trong quá trình ủ sữa chua nhé. Cách làm sữa chua như thế có thể khiến thành phẩm bị vữa, hoặc tách nước, không đông.
1.2.2. Hướng dẫn ủ sữa chua bằng máy làm sữa chua
Cách sử dụng máy làm sữa chua rất đơn giản. Bạn chỉ cần đổ hỗn hợp sữa vào các hũ sẵn có theo máy, xếp đều vào trong thân máy, đậy nắp lại. Tiếp theo, chọn các chế độ, thời gian ủ được hướng dẫn kèm theo máy là xong.
1.2.3. Hướng dẫn dùng lò vi sóng ủ sữa chua
Để ủ sữa chua với lò nướng có sẵn ở nhà, bạn cần làm cho máy nóng lên trước khi bỏ các hũ sữa chua vào. Bạn bật lò vi sóng lên nhiệt độ 100 độ C, tầm 10 phút sau tắt máy. Sau đó, xếp các hũ hỗn hợp sữa vào khay đã được châm sẵn nước nóng khoảng 80 độ C. Bạn cho khay này vào trong máy, đóng nắp lại, rồi ủ tầm 6 đến 8 tiếng là có được thành phẩm. Cách làm sữa chua bằng lò vi sóng giúp bạn rút gọn số lần châm nước nóng vào khay ủ lên men.
Phương pháp ủ sữa chua bằng lò vi sóng đòi hỏi lưu ý về thời gian và nhiệt độ. Ảnh Internet
1.2.4. Cách ủ sữa chua bằng thùng xốp hoặc nồi thường
Nếu ủ lên men theo cách làm sữa chua truyền thống, bạn chỉ cần xếp các hũ hỗn hợp sữa vào thùng xốp, hoặc nồi lớn. Tương tự các phương pháp ủ sữa chua khác, bạn châm nước ấm – nhiệt độ khoảng 40 độ C – ngập 2/3 thân hũ, đậy kín nắp lại. Với nồi ủ, bạn nên phủ một lớp khăn lớn ở ngoài. Tầm 6 đến 12 tiếng sau là bạn có mẻ sữa chua vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng rồi.
1.3. Cách làm mặt nạ dưỡng trắng đẹp da từ sữa chua
Ngoài cách hấp thụ vào cơ thể qua hình thức ăn, hoặc uống, bạn có thể tận dụng sữa chua tạo hỗn hợp mặt nạ dưỡng da hiệu quả.
Mặt nạ sữa chua và mật ong
Trộn đều 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất với 1 thìa cà phê sữa chua loại không đường với nhau. Đắp hỗn hợp lên toàn bộ mặt trong khoảng 20 phút, rồi rửa sạch lại lần lượt với nước ấm và nước lạnh. Áp dụng công thức này đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu nước da trắng trẻo, mịn màng như ý muốn.
Cách làm mặt nạ sữa chua với trà xanh dưỡng trắng da
Dùng mặt nạ kết hợp sữa chua với trà xanh đem đến hiệu quả làm trắng da, trị mụn và thâm mụn hiệu quả. Ảnh Internet
Trộn đều hỗn hợp gồm 3 thìa cà phê sữa chua loại không đường với 3 thìa cà phê bột trà xanh nguyên chất. Thoa và massage đều hỗn hợp này lên toàn bộ da mặt. Khoảng 15 – 20 phút sau thì dùng nước ấm rửa mặt, rồi rửa lại với nước lạnh để se khít lỗ chân lông. Cách làm sữa chua kết hợp trà xanh tạo mặt nạ dưỡng da này đem lại hiệu quả trị mụn, trị thâm rất tuyệt vời.
Mặt nạ dưỡng da từ sữa chua, lòng trắng trứng, chanh
Trộn hỗn hợp 2 thìa cà phê sữa chua, 1/2 thìa cà phê nước chanh vắt, 1 lòng trắng đều với nhau. Đắp mặt nạ này lên toàn bộ da mặt trong 10 – 15 phút thì rửa sạch. Kiên trì dưỡng 2 – 3 lần mỗi tuần với công thức này, tầm 1 tháng sau, bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt.
2. Các công dụng của sữa chua có thể bạn chưa biết
2.1. Ăn sữa chua có lợi ích gì đối với sức khỏe?
Các cách làm sữa chua đều trải qua quá trình lên men hỗn hợp sữa. Do đó, món ăn này chứa nhiều vi sinh vật có lợi như Lactobacillus và Streptococcus. Theo nghiên cứu, ăn sữa chua có những lợi ích sau:
Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về tiêu hóa – như ung thư đại tràng, táo bón, tiêu chảy,…Giúp gia tăng mật độ xương, ngăn ngừa bệnh lý loãng xương và tiểu đường tuýp 2
Ăn sữa chua tốt cho hệ xương, tăng cường miễn dịch. Ảnh Internet
Tăng cường khả năng miễn dịchGiảm nguy cơ mắc bệnh huyết ápTăng cường loại thải các loại cholesterol có hại ra khỏi cơ thểGiúp điều trị tình trạng đau mãn tính, một số bệnh liên quan đến não bộGiúp giảm stress, giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạngHỗ trợ làm đẹp da, giảm cân2.2. Ăn sữa chua có giảm cân không?
Nhiều người vẫn lo ngại liệu ăn sữa chua có gây tăng cân không. Bởi vì, cách làm sữa chua tại nhà hay mua sẵn đều có chứa hàm lượng chất béo không nhỏ. Các nghiên cứu đã chứng minh, sữa chua hỗ trợ quá trình giảm cân, thúc đẩy đốt cháy chất béo, mỡ thừa trong cơ thể vô cùng hiệu quả. Chất béo chứa trong sữa chua là loại có lợi, giúp thúc đẩy cơ thể hoạt động chứ không gây tăng cân. Nếu bạn đang muốn giảm cân, hãy kết hợp thực đơn giảm cân với sữa chua nhé. Nhưng lưu ý, chọn loại không đường sẽ giúp tiêu hủy calories nhiều và hiệu quả hơn.
2.3. Nên ăn sữa chua lúc nào tốt nhất và bao nhiêu là đủ?
Ăn sữa chua lúc nào tốt nhất cho sức khỏe cũng là điều mà chúng ta cần lưu ý. Theo đó, nên ăn sữa chua vào đầu giờ chiều – sau thời gian nghỉ trưa, và tối trước khi đi ngủ để các loài vi khuẩn có lợi trong sữa chua phát huy được lợi ích tối đa. Nên nhớ, không nên ăn sữa chua khi bụng quá đói, hoặc trước bữa ăn nhé. Vì khi này, dạ dày đang rỗng, việc tiêu thụ các món ăn lên men sẽ khiến bao tử dễ bị tổn thương.
Mỗi ngày chỉ cho bé ăn 100 – 200ml sữa chua. Ảnh Internet
Nếu ăn sữa chua vào buổi tối thì nên dùng trước khi đánh răng. Hoặc, ăn sữa chua xong thì súc miệng lại bằng dung dịch khử khuẩn. Điều này giúp tránh được tình trạng vi sinh vật bám lại trong các kẽ răng và dẫn đến hỏng men răng, hoặc sâu răng. Nếu ăn sữa chua sau bữa ăn trưa, tinh thần của bạn sẽ được cải thiện tích cực hơn. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn 1 hũ sữa chua là đủ. Cách làm sữa chua cho trẻ trên 6 tháng tuổi chỉ cho bé ăn 100 – 200ml sữa chua/ ngày là tốt nhất.
3. Những trường hợp nào không nên ăn sữa chua?
Không ai phủ nhận những lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử dị ứng với sữa, hoặc các thành phần của sữa, bệnh lý đường ruột hoặc tiêu hóa thì nên cẩn trọng trước khi ăn sữa chua nhé. Đặc biệt, với bệnh nhân mắc bệnh xơ vữa động mạch, hoặc viêm nhiễm túi mật, viêm tụy, tiểu đường thì không nên dùng các loại sữa chua có đường.
Những trường hợp không nên ăn sữa chua để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với trẻ em dưới 1 tuổi, nhiều phụ huynh băn khoăn bé có ăn được sữa chua hay không. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoan – nguyên là Trưởng bộ phận quản lý khoa học, thuộc đơn vị Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thì sữa chua là một thức ăn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Nhưng nếu muốn tập cho bé 6 tháng ăn dặm, mẹ cần lưu ý chọn sữa chua lên men từ sữa công thức dành cho bé dưới 1 tuổi nhé.
4. Hướng dẫn bảo quản sữa chua tự làm đúng cách tại nhà không bị đông đá
Nên bảo quản sữa chua trong tủ lạnh với nhiệt độ ổn định từ 6 đến 8 độ C. Cách làm sữa chua tại nhà có thời hạn sử dụng tối đa là 1 tuần, để tận dụng được triệt để lợi ích của món ăn này.
Nên bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ 6 – 8 độ C. Ảnh Internet
Khi làm sữa chua cho bé, bạn nên hạn chế bảo quản sữa chua ở nhiệt độ đông đá. Vì điều này có thể làm tổn thương amidan, gây viêm họng ở trẻ. Cũng không giữ ở nhiệt độ trong nhà, sữa chua sẽ giảm chất lượng và bị loãng vị.
Các cách làm sữa chua đơn giản mà cực ngon trên đây rất dễ thực hiện, đúng không nào! Chỉ với vài nguyên liệu dễ tìm mua, cùng công thức cách làm yaourt đơn giản, bạn sẽ dễ dàng thành công dù chỉ mới làm lần đầu. Nhanh tay chọn một công thức, để có ngay món tráng miệng vô cùng bổ dưỡng cho cả gia đình hè này nhé.
Cách nấu xôi nếp cẩm nước cốt dừa bằng nồi cơm điện, không bị cứng
Cách nấu xôi nếp cẩm nước cốt dừa bổ dưỡng mà không bị cứng bạn đã biết chưa? Nếp cẩm hay còn gọi là nếp than là loại nếp rất thơm và bổ dưỡng cho sức khoẻ.
Đây còn là món ăn sáng quen thuộc của nhiều gia đình. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không lưu ngay công thức nấu xôi nếp cẩm cho cả gia đình thưởng thức sau đây.
Cách nấu xôi nếp cẩm không quá khó, chỉ cần một chút khéo tay bạn đã có nồi xếp nếp cẩm màu tím thẫm đẹp mắt, ăn kèm với đậu xanh rất thơm ngon. Những năm gần đây, nếp cẩm được nhiều người dùng thường xuyên hơn do những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Nếp cẩm hay còn gọi là "bổ huyết mễ" là loại gạo chứa thành phần dinh dưỡng nhiều hơn gạo thông thường. Chúng thường có tác dụng trong việc làm đẹp, giảm cân và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
1. Cách nấu xôi nếp than đậu xanh nước cốt dừa mềm, ngon tại nhà
Xôi nếp cẩm ăn kèm với đậu xanh có hương vị bùi bùi, thơm nhẹ, thích hợp dùng để ăn sáng .
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu cách nấu xôi nếp cẩm:
200 gram nếp cẩm
100 gram đậu xanh bóc vỏ
400 ml nước dừa
100 ml nước cốt dừa
Đường, muối, bột năng, ít dừa bào, đậu phộng hoặc mè rang
Nên chọn những hạt gạo có màu tím thẫm tự nhiên, căng bóng để nấu sôi sẽ ngon hơn. Ảnh: Internet.
1.2. Cách nấu xôi nếp cẩm nước cốt dừa bằng nồi cơm điện không bị cứng
1.2.1. Cách ngâm nếp cẩm và đậu xanh và nấu xôi bằng nồi cơm điện
Đem nếp cẩm ngâm qua nước ấm khoảng 3 - 4 tiếng đồng hồ. Sau đó vo sạch rồi để ráo nước. Bạn lưu ý có rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ở lớp vỏ ngoài của nếp, vì vậy chúng ta không nên vo quá kỹ.Để nấu xôi ngon mà không bị cứng, bạn có thể trộn nếp cẩm với gạo nếp cái, giúp món xôi được mềm dẻo.Dừa nạo ngâm với nước nóng để loại bỏ bớt các chất béo nhờn.Cách nấu xôi nếp cẩm bằng nồi cơm điện rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho nếp vào nồi, đổ xâm xắp nước, lấy đũa đảo đều, đậy nắp rồi ấn nút nấu.Khi nồi cơm chuyển sang chế độ giữ ấm, cho thêm một ít nước sôi vào nồi đảo thêm lần nữa. Bật nút nấu thêm lần nữa là xôi chín.
Sau khi xôi chín lần 1, cho thêm chút nước nóng và hấp xôi lần 2, xôi sẽ mềm và dẻo. Ảnh: Internet.
1.2.2. Cách làm đậu xanh tán nhuyễn, nấu nước cốt dừa ăn xôi nếp cẩm
Đậu xanh rửa sạch, ngâm qua đêm cho hạt nở hoặc ngâm với nước ấm khoảng 1 - 2 tiếng. Đậu xanh cho vào nồi hấp cách thuỷ đến khi đậu chín. Cho đậu xanh ra tô lớn, nêm thêm đường và muối rồi trộn đều. Dùng thìa hoặc muôi tán nhuyễn đậu xanh đến khi đậu mềm và mịn là được.Cách làm nước cốt dừa: Cho dừa nạo và một ít nước ấm vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt.
Lấy nồi nhỏ đổ phần nước cốt vào, cho ít muối và bột năng vào khuấy đều. Đun trong khoảng 5 phút đến khi nước cốt dừa đặc sệt như ý muốn là được.Cho xôi nếp cẩm ra dĩa, cho đậu xanh tán nhuyễn, dừa nạo, đậu phộng rang giã nhỏ lên trên. Lấy nước cốt dừa rưới lên sẽ giúp món ăn dậy mùi thơm và có vị béo hơn.Xôi nếp cẩm có màu tím thẫm bắt mắt, ăn vào có chút vị béo của nếp và nước cốt dừa, vị bùi bùi của đậu xanh.
Xôi nếp cẩm có màu tím thẫm, vị ngọt ngọt bùi bùi nên được nhiều người yêu thích. Ảnh: Internet.
2. Cách nấu xôi nếp cẩm ăn kèm sữa chua
Xôi nếp cẩm còn được kết hợp với sữa chua, làm món ăn giải nhiệt ngày hè được nhiều người yêu thích. Tham khảo cách làm sau đây để bỏ túi công thức làm xôi nếp cẩm sữa chua ngon mê ly nhé.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
200 gram nếp cẩm
Sữa chua
Nước cốt dừa
Đường
2.2. Cách làm sữa chua xôi nếp cẩm đơn giản tại nhà
Gạo nếp cẩm vo sạch và ngâm nước khoảng 4 - 5 tiếng đồng hồ để gạo nở mềm.Cho nếp cẩm vào nồi, nếu có lá dứa bạn có thể cho thêm vào để dậy mùi thơm. Khi nấu nhớ đun đều tay, đảo đều để tránh cơm nếp bị cháy khét ở đáy nồi, làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn
.Đợi cơm chín cho đường vào trộn, nêm nếm thêm khẩu vị của mình rồi tắt bếp.Đợi xôi nếp cẩm nguội rồi múc ra cốc, cho sữa chua, nước cốt dừa, đá bào trộn đều và thưởng thức.Vào những ngày hè oi bức, được thưởng thức những cốc sữa chua nếp cẩm mát lạnh thơm ngon thì còn gì tuyệt vời hơn phải không nào.
Xôi nếp cẩm ăn kèm sữa chua là món ăn giải nhiệt mùa hè. Ảnh: Internet.
3. Hướng dẫn cách làm cơm rượu nếp cẩm ngon khó cưỡng
Cơm rượu nếp cẩm là món ngon truyền thống thường được ăn vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ hằng năm. Món ăn có ý nghĩa diệt trừ được những loại "sâu bọ" (ý chỉ giun sán, ký sinh trùng) gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Món ăn có sự kết hợp hài hoà giữa vị chua, nồng, cay, ngọt của men và nếp cẩm rất hấp dẫn.
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
1 kg gạo nếp cẩm
Men gạo thủ công
3.2. Hướng dẫn cách nấu cơm rượu xôi nếp cẩm ngon, ngọt tự nhiên
3.2.1. Nấu gạo nếp cẩm cho chín
Đầu tiên, đem gạo nếp cẩm đi ngâm từ 4 - 6 tiếng trong nước lạnh, vo sạch rồi để ráo.Cho gạo vào nồi cơm điện, nấu như cơm bình thường. Lưu ý không cho quá nhiều nước vì cơm sẽ bị nhão, còn cho ít nước quá thì cơm sẽ bị cứng.Sau khi cơm chín, trải đều cơm ra một cái khay lớn để cơm không bị vón cục.
3.2.2. Ủ men cho gạo nếp cẩm
Chờ cho cơm nguội nếp cẩm bớt, khi rờ vào vẫn còn cảm thấy ấm thì bạn có thể rắc men lên.Thường thì 100 gram men rượu có thể sử dụng cho 10 kg gạo, vì vậy căn cứ vào lượng gạo nấu để canh chỉnh men sao cho phù hợp.Cho men vào cối giã mịn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.Rắc 1 nửa men vừa xay mịn lên mặt khay gạo còn ấm, sau đó rắc một nửa còn lại lên mặt kia của nếp.Dùng tay trộn đều cơm nếp và men, các bạn nên trộn nhẹ nhàng để cơm không bị nát.
Ủ cơm gạo nếp cẩm trong vòng 3 - 4 ngày là có thể dùng được. Ảnh: Internet.
Cho phần cơm nếp đã trộn men vào lá chuối hoặc lá sen (nếu không có có thể thay thế bằng giấy bạc).Đặt một chiếc bát vào nồi và đặt gói cơm lên để cơm không chạm đáy nồi. Để nồi ở nơi thoáng mát, sau 3 - 4 ngày bạn sẽ thấy mùi hương cơm rượu nếp cẩm toả ra rất thơm.
Với cách nấu xôi nếp cẩm kết hợp ăn kèm sữa chua, cơm rượu sẽ giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện món ăn ngon ngay tại nhà. Ăn xôi nếp cẩm vừa tốt cho hệ tiêu hoá, tim mạch, bổ máu. Hơn thế, nó còn giúp bạn có một làn da mịn màng, vóc dáng cân đối. Đừng quên bổ sung món xôi nếp cẩm vào bữa sáng của gia đình nhé, chúc bạn thành công.
Hồng Ngọc
Bạn cảm thấy bài viết này thế nào? Hữu Ích Đáng tin cậy
0 bình luận
Top 9 quán sữa chua ngon, bổ, rẻ ở Hà Nội được nhiều người yêu thích Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu muốn thưởng thức món này với nhiều hương vị khác nhau, đồng thời tụ tập bạn bè hàn huyên tâm sự, đừng bỏ qua những quán sữa chua ngon ở Hà Nội dưới đây nhé! 1. Sữa chua Ông già tóc bạc - 31 Lò Đúc, Hà Nội Sữa chua là món ăn...