Cách làm sữa chua mận cơm đổi vị dịp lễ 30/4
Vị chua thanh, chát nhẹ của loại trái cây báo mùa hè của miền Bắc giúp cách làm món sữa chua quen thuộc tươi mới, thơm ngon hơn.
Nguyên liệu làm sữa chua mận cơm
Ảnh: An Huỳnh.
1 lon sữa đặc
1 lon sữa nước sôi nóng (lấy lon sữa đặc để đong nước nóng)
500 ml sữa tươi
100 gram mận cơm chín
2 hộp sữa chua
Video đang HOT
Nồi, dao gọt, rây, hũ thủy tinh, nồi cơm điện…
Rửa sạch mận cơm. Cho mận lên rây, dùng vật nặng nén mạnh từng trái mận, sao cho phần thịt chín rơi xuống bên dưới. Để riêng phần thịt mận cơm, bỏ hạt và vỏ.
Mở hộp sữa chua đặc, đổ vào thau sạch. Dùng lon sữa đặc rỗng, đong một lon nước sạch. Từ từ đổ nước nóng vào sữa đặc. Vừa đổ vừa khuấy đều cho sữa đặc tan hết.
Tiếp tục dùng lon sữa đặc đong 2 lon sữa tươi. Từ từ đổ sữa tươi vào phần sữa đặc đã hòa tan lúc trước, vừa đổ, vừa khuấy cho đều. Tiếp đó, cho mận cơm đã rây nhuyễn vào, đánh nhẹ cho để trộn đều.
Lọc sữa chua qua rây lọc, sau đó đó từ từ đổ vào hỗn hợp trên. Đổ sữa chua loãng vừa tạo vào hũ thủy tinh. Lưu ý, chỉ nên đổ khoảng 3/4 hũ. Đậy nắp hộp.
Ủ sữa chua bằng nồi nhôm: Lấy một chiếc nồi nhôm, pha nước theo tỷ lệ 2 nóng 1 lạnh (khoảng 70-75 độ C). Lần lượt xếp các lọ thủy tinh đựng sữa chua vào. Lưu ý nước chỉ cần ngập 2/3 hũ sữa chua.
Sau khi dàn đều sữa chua trong nồi, nhúng một chiếc khăn vào phần nước được pha theo tỷ lệ như trên. Phủ trên kín nồi. Để như vậy khoảng 3 tiếng, sữa chua trong hũ đông lại. Lúc đó, bạn bỏ vào tủ lạnh, dùng dần,
Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện: Pha nước nóng theo tỷ lệ 2 nóng: 1 lạnh. Lần lượt xếp các hũ thủy tinh đựng sữa chua vào (nước ngập 1/3 hũ). Đậy nắp nồi cơm, ủ khoảng 2 tiếng là sữa chua đông lại. Cho vào tủ lạnh, dùng dần.
Lưu ý khi làm sữa chua mận cơm
Nên rây phần thịt mận cơm chín để mận dễ dàng trộn lẫn với các thành phần khác.
Nếu không thích ngọt hay đang ăn kiêng, bạn có thể thay sữa đặc có đường và sữa tươi thành sữa tươi không đường.
Không nên ủ quá nhiệt độ trên, nếu không, sữa chua sẽ bị hư.
Trong quá trình ủ, trước thời gian quy định, không nên giở nắp nồi hay vải ướt để kiểm tra.
Huỳnh Hằng
Thịt ba chỉ kho cam
Vị chua thanh của cam đi kèm vị béo mềm của thịt ba chỉ, cùng màu sắc sinh động của khiến bữa cơm thêm ngon miệng.
Nguyên liệu
Thịt ba chỉ: 500 gram
Cam: 2 trái
Hành tím, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, ngò rí.
Thực hiện
Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn.
Ướp thịt với 1 muỗng cà phê hành tím 1 muỗng canh nước mắm 1 muỗng canh đường 1/4 muỗng cà phê tiêu 1/6 muỗng cà phê bột ngọt một muỗng canh dầu ăn. Để thịt thấm gia vị khoảng 30 phút.
Cam vắt lấy nước cốt.
Bắc nồi lên bếp, cho vào một một muỗng canh dầu ăn và một muỗng canh đường. Đun hỗn hợp đến khi chuyển sang màu sậm thì cho thịt vào. Đảo đều.
Khoảng 2 phút sau, cho nước cam vắt vào nồi. Khi thịt và nước cam sôi thì đậy nắp, vặn nhỏ lửa, kho thịt khoảng 30 phút.
Khi ăn, xếp ngò rí vào đĩa, rồi đổ thịt lên trên. Món này dùng với cơm nóng.
An Huỳnh
Dân dã món canh chua từ rau rừng Đồng bào dân tộc vùng cao sử dụng nhiều loại rau rừng để nấu canh chua, trong đó một loại rau phổ biến được bà con ưa chuộng là cây lá lồm nấu canh chua. Lá lồm còn có tên gọi khác là lá giang, là một loại lá cây rừng có vị chua, thanh mát. Nhờ hương vị chua nhè nhẹ, lại...