Cách làm sạch nước ngưng tụ bên trong đèn pha ôtô
Dưới đây là cách xử lý đơn giản hiện tượng hấp hơi nước trong đèn pha ôtô.
Đèn pha ôtô bị hấp hơi nước khiến mặt đèn bị mờ sẽ ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng. Ảnh: Cartime
Nguyên nhân khiến đèn pha ôtô bị hấp hơi nước
Đèn ôtô bị hấp hơi nước khiến mặt đèn bị mờ, gây ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
- Xe bị va chạm hoặc có những tác động vật lý ở phần đầu xe, điều này có thể dẫn đến việc chóa đèn bị hở và vào hơi nước;
- Lỗi của nhà sản xuất hoặc tháo lắp đèn thiếu chuyên nghiệp. Theo đó, có khá nhiều trường hợp, xe vừa lăn bánh khỏi showroom đã xuất hiện hiện tượng sương mù, đèn pha ôtô bị hấp hơi nước;
- Sửa chữa thiếu chuyên nghiệp hoặc độ đèn sai kỹ thuật. Thực tế, tại những cơ sở chuyên môn kém, khi tháo lắp đèn không cẩn thận sẽ khiến mặt đèn bị biến dạng hay cao su lắp không kín và tạo ra những khe hở. Điều này khiến đèn pha ôtô bị hấp hơi nước trong quá trình sử dụng.
Cách làm sạch nước ngưng tụ bên trong đèn pha
Chuẩn bị dụng cụ:
Video đang HOT
Gel silic đioxit (Silica Gel), công cụ tháo đèn pha (xem hướng dẫn sử dụng) và vải mềm. Theo đó, silic đioxit là chất không độc và không cháy. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại gel silic đioxit nào.
Các bước làm sạch hơi nước ngưng tụ:
1. Theo hướng dẫn sử dụng xe để truy cập vào cụm đèn pha. Bạn có thể thực hiện bằng cách mở nắp ca-pô trước và tháo dần phía sau cụm đèn pha hoặc tháo các bóng bên trong đèn pha.
2. Sử dụng vải mềm để lau hơi ẩm từ bên trong ống kính đèn pha. Trường hợp không thể tiếp cận bên trong cụm đèn pha có thể bỏ qua bước này.
3. Thả một gói gel silic đioxit vào bên trong cụm ống kính. Hãy chắc chắn rằng lớp gel này không tiếp xúc với bóng đèn.
4. Lắp lại đèn pha ôtô.
Những nơi 'mặc định' cấm dừng đỗ xe dù không có biển cấm
Dù không có biển cấm nhưng nếu lái xe không để ý và dừng đỗ xe trong những trường hợp sau vẫn có thể bị CSGT phạt nặng.
Một số lái xe cho rằng, mình chỉ không được dừng đỗ ở những nơi có biển cấm. Tuy vậy, nhiều đoạn đường được quy định tại Điều 18, Luật Giao thông đường bộ, dù không có biển cấm nhưng vẫn là những khu vực "mặc định" cấm dừng đỗ ô tô.
Đường giao nhau, đường dành cho người đi bộ là một trong những nơi bị cấm đỗ xe. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Dưới đây là 11 nơi cấm dừng, đỗ xe ô tô:
1. Bên trái đường một chiều;
2. Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
3. Trên cầu, gầm cầu vượt;
4. Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
5. Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
6. Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau;
7. Nơi dừng của xe buýt;
8. Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
9. Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
10. Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
11. Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Dừng đỗ xe song song với một phương tiện khác đang dừng đỗ, che khuất biển báo hiệu,... cũng bị bị cấm. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Còn tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ hiện hành cũng quy định về dừng đỗ xe trên đường phố. Theo đó, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
- Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước,...
Dừng đỗ xe sai quy định có thể bị phạt tiền tới 12 triệu đồng. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Ngoài ra, tại Điều 26 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định về giao thông trên đường cao tốc. Cụ thể: "Trên đường cao tốc, chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết".
Những trường hợp vi phạm về dừng, đỗ xe có thể bị xử lý theo Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ với mức tiền phạt từ 200 nghìn - 12 triệu đồng.
Những quan niệm sai lầm về lốp xe ô tô Lốp xe được cho là bộ phận quan trọng nhất trên một chiếc ô tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các thông số về nó. Dưới đây là những quan niệm sai lầm hay mắc phải nhất của người dùng. Lốp xe mòn không đều là do lốp xe bị lỗi Hầu hết các tài xế đều cho rằng sau...