Cách làm nước cốt dừa với bột năng sền sệt, không bị tách nước
Cách làm nước cốt dừa với bột năng sền sệt để ăn chè được béo ngậy và thơm ngon hơn bạn đã biết chưa? Trong ẩm thực Việt Nam, nước cốt dừa được ứng dụng trong rất nhiều món ăn, đặc biệt là các món chè và bánh.
Nước cốt dừa ngon thì đương nhiên món chè mới ngon được. Áp dụng cách nấu nước cốt dừa sau đây sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đi mua, chi tiêu cũng như an toàn trong việc chế biến món ăn.
Một trong những cách chế biến dừa phổ biến là làm nước cốt dừa nấu với bột năng với vị béo ngậy đặc trưng không thể lẫn đi đâu được. Nước cốt dừa sẽ làm cho món chè, bánh của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Cùng tìm hiểu bí quyết làm nước cốt dừa sánh mịn, đậm đặc sau đây nhé.
1. Cách làm nước cốt dừa với bột năng đặc sệt, sánh mịn
Dừa là loại quả quen thuộc với người dân Nam Bộ có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Ngoài nước dừa dùng để uống giải khát thì cùi dừa cũng được tận dụng để làm dầu dừa, kẹo dừa, mứt dừa… rất thơm ngon. Có rất nhiều công thức làm nước cốt dừa như làm nước cốt dừa với sữa tươi, sữa đặc… trong đó, nấu nước cốt dừa với bột năng là dễ thực hiện nhất.
1.1. Nguyên liệu làm nước cốt dừa ngon
Cơm dừa: 2 trái
Nước ấm 200 ml
Bột năng: 2 muỗng cà phê
Muối: muỗng cà phê
Vani
Chọn trái dừa khô và già quả để làm nước cốt dừa béo ngậy, sánh mịn. Ảnh: Internet.
1.2. Cách làm nước cốt dừa với bột năng sền sệt tại nhà, không bị tách nước
1.2.1. Xay cùi dừa nấu nước cốt dừa
Để làm nước cốt dừa được béo, ngon bạn nên chọn mua dừa khô và già quả. Cầm thử trái dừa lên thấy nặng, lắc nghe được tiếng nước dừa mới là trái dừa ngon.Quan sát trên vỏ dừa sẽ có hai lỗ màu đen, đây là điểm khá mềm bạn có thể dùng đầu dao nhọn đâm chọc thủng dễ dàng.Bổ đôi trái dừa, hơ phần vỏ qua lửa để khi tách thịt được dễ dàng hơn.
Dùng dao có mũi nhọn để tách phần cùi dừa được nhanh hơn.Nạo cùi dừa thành từng miếng mỏng để dễ xay hơn.Cho 200 ml nước và nước dừa vừa thu được ở trên đun sôi. Tiếp theo cho dừa đã nạo nhỏ và nước dừa đun sôi vào máy xay sinh tố. Xay đến khi thấy dừa đã nhuyễn và mịn.
Nên chia dừa thành những phần nhỏ để xay từ từ và có thể nhuyễn nhất. Ảnh: Internet.
1.2.2. Cách lọc cơm dừa và làm nước cốt dừa với bột năng
Dùng túi vải để lọc lấy nước cốt dừa được triệt để nhất. Cho dừa xay nhuyễn vào trong túi, dùng lực tay bóp chặt để thu được phần nước cốt đậm đặc, bỏ phần xác.Bắc nồi lên bếp, cho nước cốt dừa cùng với muỗng cà phê muối vào, khuấy đều và nấu trên lửa vừa.
Khi nước cốt dừa bắt đầu sôi thì hoà tan 2 muỗng cà phê bột năng với một ít nước lọc rồi cho vào nước cốt dừa, vừa cho vừa khuấy đều tay để bột không bị vón cục. Bột năng sẽ giúp nước cốt dừa đặc và béo hơn.Đun cho nước cốt dừa sôi lên lần nữa thì tắt bếp, cho thêm chút vani cho thơm là bạn đã hoàn thành nước cốt dừa để ăn cùng với chè và các loại bánh rồi đấy.
Đổ bột năng vào nồi từ từ, khuấy nhẹ tay để bột không bị vón cục và tan hoàn toàn. Ảnh: Internet.
1.2.3. Cách bảo quản nước cốt dừa tự làm tại nhà không bị tách nước
Nước cốt dừa tự làm không có chất bảo quản, vì vậy chúng ta chỉ nên làm lượng đủ dùng. Sau khi nấu thì đợi nước cốt dừa nguội hẳn rồi cho vào hũ thuỷ tinh có đậy nắp. Sau đó, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vài ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
2. Mẹo làm nước cốt dừa với bột năng sền sệt đúng cách
Nước cốt dừa tự làm ở nhà có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu chọn dừa. Chọn quả dừa càng già thì sẽ có thành phẩm sánh mịn và thơm hơn. Nếu không có thời gian sơ chế, bạn có thể mua dừa đã được xay nhỏ sẵn ở ngoài tiệm.Nên cắt cùi dừa càng nhỏ thì khi xay càng thu được nhiều nước cốt dừa hơn.
Video đang HOT
Khi nấu nước cốt dừa nên chú ý đến nhiệt độ, lửa to sẽ khiến hỗn hợp bị tách chất béo làm cho thành phần bị hỏng.Cách làm nước dừa nấu với bột năng ở miền Nam hay cho lá dứa vào nước cốt dừa lúc đun. Bước này giúp tạo mùi thơm nhưng sẽ không bảo quản được lâu.
Nước cốt dừa tự làm không có chất bảo quản nên chỉ dùng được trong thời gian ngắn, cần bảo quản trong tủ lạnh. Ảnh: Internet.
Trong quá trình nấu bạn có thể nếm thử nhưng nên nếm bằng một thìa riêng, phần nước cốt dừa nếm thử không hết thì không đổ ngược vào nồi. Việc đó cũng làm cho nước cốt dừa tự làm bị hỏng nhanh hơn.Trong quá trình nấu nước cốt dừa, nếu nước cốt dừa bị đặc thì thêm chút nước, nếu bị loãng thì cho thêm bột năng đã hoà tan đễ cân bằng lại độ sánh.
Thêm một ít bột báng vào sẽ giúp nước cốt dừa thêm ngon và đặc sệt hơn, tuy nhiên cũng tuỳ loại chè và bánh mà bạn mới có thể cho thêm bột báng vào nhé.3. Gợi ý các món bánh, chè ngọt, mặn ăn với nước cốt dừa
Nước cốt dừa được sử dụng như một nguyên liệu trong nấu ăn, dùng kèm với một số loại bánh, chè sẽ giúp làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng và hương vị của món ăn.
Các món chè thường được ăn kèm với nước cốt dừa phải kể đến như chè bưởi đậu xanh , chè bà ba bánh lọt, chè đậu xanh bột báng, chè trôi nước , chè chuối bột năng chưng…Ngoài ra, một vài món mặn cũng được chế biến chung với nước cốt dừa rất ngon. Chẳng hạn như ốc len xào dừa , các món cà ri, cá ba sa kho nước cốt dừa…
Nước cốt dừa là nguyên liệu không thể thiếu trong các món chè, bánh. Ảnh: Internet.
Nước cốt dừa tự làm thơm ngon, sánh mịn với vài bước cơ bản có thể dùng kết hợp cùng với các món ăn ngon từ ngọt đến mặn. Nước cốt dừa bùi bùi, béo ngậy, thoang thoảng hương dừa sẽ giúp món ăn trở nên hấp dẫn và tròn vị hơn. Cách làm nước cốt dừa với bột năng không hề khó, chị em đừng quên lưu ngay công thức trên và tự tay nấu nước cốt dừa để dùng nhé.
Cách nấu chè khoai mì viên nước cốt dừa 2 màu, thơm ngon đẹp mắt
Chè khoai mì nước cốt dừa là một trong những món chè ngon gắn liền với tuổi thơ nhiều người, hôm nay hãy vào bếp để thực hiện món chè này! Đảm bảo thơm ngon như ngoài hàng, lại còn an toàn chất lượng.
Nguyên liệu làm Chè khoai mì viên
Khoai mì tươi 500 gr
Cơm dừa 400 gr
Nước ép thanh long ruột đỏ 200 ml
Nước cốt lá dứa 200 ml
Nước cốt dừa 200 ml
Nước cốt dừa loãng 400 ml
Bột năng 4 muỗng canh
Đường 1 ít Đường 300 gr
Muối 1 ít
Cách chọn mua khoai mì ngon
Nên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.
Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.
Củ khoai mì (sắn) không nên để quá lâu sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa. Khoai mì tương tự như củ măng tre, tuy ngon nhưng trước khi chế biến bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố bên trong củ khoai mì.
Dụng cụ thực hiện
Bộ nồi xửng hấp, nồi, chén, muỗng, thau,...
Cách chế biến Chè khoai mì viên
1
Sơ chế khoai mì
Khoai mì tươi mua về thì gọt bỏ vỏ và ngâm khoai với nước muối khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Dùng dao loại bỏ ruột khoai mì bên trong.
Dùng dụng cụ bào để bào nhỏ khoai mì ra thau lớn.
Lấy khăn lược cho 1 ít khoai mì đã bào vào rồi vắt mạnh tay để cho nước vào 1 thau riêng, phần khoai đã vắt sạch nước thì cho vào thau riêng.
Để yên nước khoai mì trong thau chứ không đổ đi, sau 1 - 2 tiếng nước khoai mì sẽ đọng lại dưới đáy và cô đặc thành bột khoai mì.
2
Nhồi khoai
Sau khoảng 2 tiếng thì đổ hết nước trong thau nước khoai mì ra, còn lại phần bột đã cô đặc thì cho vào thau khoai mì bào.
Cho tiếp 1 muỗng canh đường vào thau và dùng tay nhồi cho tất cả trộn đều vào nhau. Chia khoai mì ra 2 phần bằng nhau.
Từ từ cho 200ml nước lá dứa vào 1 thau khoai, vừa cho vừa trộn đều để khoai không bị quá nhão. Cho tiếp 1 muỗng canh bột năng và 100ml nước cốt dừa vào nhồi cho tất cả hòa quyện.
Thực hiện tương tự với thau khoai còn lại với nước ép thanh long.
3
Tạo hình và hấp khoai
Lần lượt vo tròn khoai mì thành các viên tròn nhỏ vừa phải, lớn hay nhỏ tùy sở thích.
Đặt 1 tấm khăn lược lên xửng hấp, cho khoai đã vò lên khăn lược.
Đặt nồi xửng hấp lên bếp, cho nước vào nồi và bật lửa lớn. Hấp khoảng 10 - 15 phút khi thấy khoai mì trong lên thì khoai đã chín.
Mẹo nhỏ: Để 2 màu khoai không bị lẫn vào nhau thì hãy tách riêng 2 màu ra trước khi hấp.
4
Nấu chè
Bắc nồi lên bếp bật lửa vừa, cho 500ml nước và 250gr đường vào nồi, đun đến khi đường tan hết vào nước và sôi lên.
Cho hết số khoai mì viên đã hấp chín vào nồi nước đường, nấu tầm 5 phút thì tắt bếp.
Mẹo nhỏ: Nếu thích ngọt hơn hay ít ngọt thì bạn có thể tăng thêm đường hoặc giảm lượng đường tùy thích.
5
Nấu nước cốt dừa
Pha vào chén 2 muỗng canh bột năng với 100ml nước sau đó khuấy tan đều.
Cho 400ml nước cốt dừa loãng vào nồi, nấu sôi lên thì cho bột năng pha loãng vào. Nêm nếm với 2 muỗng canh đường và 1/3 muỗng cà phê muối.
Nêm nếm lại cho có vị béo béo, ngọt ngọt và hơi mặn một chút là được, thấy hỗn hợp sôi mạnh thì tắt bếp.
6
Thành phẩm
Chè khoai mì viên nước cốt dừa sau khi nấu xong không chỉ thơm lừng mà còn đẹp mắt với 2 màu xanh đỏ.
Chè có vị ngọt vừa phải, nước cốt dừa thơm béo quyện vào nhau, cắn viên chè sẽ cảm nhận được mùi khoai mì đặc trưng, đảm bảo cả nhà sẽ trầm trồ khen ngon.
Quán chè Sài Gòn hơn 40 năm luôn đông khách Bánh flan trái bí đỏ, mì trứng, chè hạt mít... là những món khiến thực khách tìm đến quán chè có thâm niên hơn 40 năm tại Sài Gòn. Nằm trong khu chợ Campuchia hẻm 374 Lê Hồng Phong, quận 10 TP HCM, quán chè Cô Có hay còn gọi là quán chè Miên thu hút nhiều thực khách "hảo ngọt" từ hơn...