Cách làm nem thính bì heo gói lá sung đơn giản nhất
Cách làm nem thính là công thức làm nem thính bì heo và thính gạo rang được trộn đều với nhau để gói ăn cùng với lá sung và nước chấm chua ngọt. Để có những đĩa nem thính ngon, bạn chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu theo công thức như sau.
Cách làm nem thính gói lá sung từ bì lợn cực dễ
Nguyên liệu làm nem thính bì heo gồm những gì?
Bì lợn (da heo): Về cơ bản, phần bì lợn nào bạn cũng có thể dùng làm nem thính. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng phần bì ba chỉ vì phần này nhão, không có được độ giòn ngon. Phần phù hợp nhất để thực hiện món này là bì thăn hoặc bì ở phần thịt mông.
Phần bì lợn nào bạn cũng có thể dùng làm nem thính
Thịt nạc: Nên chọn phần thịt nạc có pha một chút mỡ bởi như vậy khi trộn thính bạn ăn sẽ không có cảm giác bị khô. Thịt nạc bạn chuẩn bị tương đương với phần bì lợn định làm nem.
Thính gạo: Có thể mua phần thính bán sẵn hoặc bạn tự làm thính. Để tự làm, bạn rang chín gạo rồi sau đó đem xay thành bột khô là được.
Lá chanh: Món thính để thơm và ngon thì không thể thiếu lá chanh được. Chuẩn bị từ 7 – 10 lá chanh già, không nên chọn lá non để tránh bị đắng và không dậy mùi.
Lá sung: Lá sung bán khá sẵn tại các cửa hàng rau củ. Lá sung có vị hơi chát, bùi, rất phù hợp để gói nem. Chuẩn bị từ 1 – 2 lạng lá sung tươi.
Video đang HOT
Gia vị: Gia vị cần có để làm nem thính bao gồm muối, tiêu, đường, mắm, tỏi
Cách làm nem thính bì heo ngon
Bước 1: Sơ chế bì và thịt
Bì và thịt cần được làm sạch trước khi đem đi sơ chế. Để làm sach hai phần nguyên liệu này, bạn cho chúng vào bóp sạch với muối và đem trần sơ với nước rồi đổ bỏ. Tiếp đến, bạn cho hai phần này vào luộc chín cùng với một chút muối.
Khi thịt và bì đã chín, bạn vớt ra và để ngâm trong bát nước lạnh cho bì giòn và trắng. Ngâm xong, bạn vớt ra để cho ráo nước. Phần bì lợn, bạn đem thái sợi còn phần thịt nạc thì bạn đem thái hạt lựu.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu trộn nem
Lá chanh bạn đem rửa sạch rồi lau khô. Tiếp đến, bạn đem lá chanh thái sợi thật nhỏ, thái càng nhỏ càng ngon. Thái xong, bạn bỏ riêng phần lá chanh này vào một chiếc bát.
Ớt bạn đem thái lát mỏng. Một phần ớt bạn dùng để làm nước chấm, phần ớt còn lại thì bạn sử dụng để trộn với nem thính.
Tỏi: Tỏi đem đập dập sau đó băm nhỏ. Cũng như phần ớt, tỏi sau khi làm xong bạn cũng chia làm hai phần, một phần dùng để trộn nem và một phần dùng để pha nước chấm nem.
Chuẩn bị các nguyên liệu trộn nem
Bước 3: Trộn nem thính
Cho 1 lớp phần bì và thịt vào bát to. Tiếp đến, bạn phủ một lớp thính gạo rang mỏng lên rồi lại rải tiếp phần thịt và bì. Làm như vậy cho đến khi hết phần nguyên liệu thì thôi.
Sau khi phủ thính xong, bạn trút phần lá chanh, tỏi, ớt vào bát nem thính và đeo bao tay rồi bóp đều các nguyên liệu với nhau. Làm xong, bạn xếp phần nem thính ra đĩa rồi bày kèm lá sung để thưởng thức.
Về nước chấm nem thính, bạn làm nước chấm mắm ớt đường tỏi. Có một lưu ý khi làm nước chấm nem này là bạn nên làm với vị hơi nhạt, tức là phần mắm ít và ngọt nhẹ, tức là phần đường nhiều hơn phần chanh và mắm. Sở dĩ như vậy để khi chấm nem, bạn sẽ không bị cảm giác ăn quá ngán.
Lời kết
Với cách làm nem thính bì heo này, bạn cũng có thể áp dụng công thức y hệt để làm với món nem tai lợn. Nem thính rất thích hợp khi ăn nhậu hoặc bày ở menu các món khai vị.
Nhớ lọn tré bên đường
Tré là một món ăn rặt Huế, có thịt, có da heo hòa điệu cùng mè, tỏi, ớt, riềng, nước mắm, thính gạo... nên vừa hơi chua, hơi cay, hơi nồng, hơi thơm vừa đủ độ mặn mòi.
Tré được làm cùng với nem chả Huế, nhiều nhất là ở các hộ gia đình trên đường Huỳnh Thúc Kháng ven sông Đông Ba. Hình như người làm ra món tré chỉ để nhắm rượu, chứ trong mâm cao cỗ đầy khi nào cũng có nem có chả mà không thấy tré.
Cũng như nem, tré là món ăn được làm từ thịt, có hình dáng tương tự nem chua nhưng lại khác hoàn toàn ở khâu chế biến. Nem chua dùng thịt bì, tai và dùng thính gạo để lên men từ thịt sống. Đối với tré, phần da và thịt đầu đều phải được luộc chín.
Tôi cứ mường tượng rằng có lẽ món tré được người xưa sáng tạo nên sau khi đã làm xong nem chả nhưng vẫn còn sót lại vài miếng thịt đầu, da và gia vị hành, tỏi, ớt... Vậy là người ta gom những thứ còn sót lại này làm nên một món mới, đó là tré. Tất nhiên, tré được nâng cấp dần qua thời gian và khẩu vị của con người nữa, trong đó có lẽ vị riềng thơm nồng là chủ đạo.
Tré Huế. (Ảnh tư liệu)
Tré đạt chuẩn phải có độ giòn sần sật vì nguyên liệu chính là tai và mũi heo. Vị béo từ mè rang; mùi thơm của thính, tỏi, riềng cùng vị cay nồng của ớt tạo nên hương vị rất đặc trưng của tré. Người Huế cho rằng tré phải ăn thật cay mới ngon. Khi đó, mùi vị của tỏi, ớt, riềng sẽ át đi mùi tanh của thịt, cộng thêm mùi thính được rang thơm tạo nên hương vị rất riêng của tré.
Những lọn tré bình dân nho nhỏ được bao bọc bởi nhiều lớp lá chuối xanh, lót thêm lớp lá ổi được bán ở chợ hay quán nhậu cóc. Nhiều quán tạp hóa nhỏ, hiệu thuốc bắc trên phố cũng treo lủng lẳng mấy lọn tré.
Cái hay của món tré là nhiều vị mà vị nào cũng thấm. Vì thế, lột lọn tré ra giữa dĩa cùng mấy củ tỏi, lấy cái nỉa xóc từng miếng nhỏ là đủ đưa cay. Tré đồng hành cùng người lao động nghèo thành thị, sau một cuốc xe, sau buổi phụ hồ, ngồi làm cốc rượu lọn tré chống mỏi trước khi về nhà ăn cơm tối. Nhiều chàng sinh viên xa nhà, chiều cuối tuần muốn hàn huyên tâm sự nhưng túi đã cạn tiền cũng chọn một quán cóc làm vài cốc bia với mấy lọn tré. Những người đứng tuổi thích độc ẩm, chỉ cần ra quán ven đường kêu xị rượu hoặc chai bia lạnh với 2 lọn tré là đủ ngẫm ngợi bao điều được mất...
Nhắc đến tré là nhớ quán Lương Huyết Tửu ở đường Đống Đa một thời nức tiếng xứ Huế. Ở đó, khách quen là các giáo sư dạy đại học, nhà nghiên cứu hay giới văn nghệ sĩ, báo chí... Chỉ vài lọn tré đưa cay thôi mà họ nói đủ thứ chuyện trên đời.
Cách làm thịt chua ngon chuẩn vị như của người Mường, nếm thử ai cũng phải nức nở khen! Nếu đã nhàm chán với những món thịt kno, thịt luộc,... sao bạn không thử "đổi gió" với món thịt chua thơm ngon này nhỉ? Những món ăn từ thịt lợn như thịt kho, thịt rang, thịt luộc,... vốn đã quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Nếu đã nhàm chán với những món ăn này, sao bạn không thử "đổi gió"...