Cách làm mỹ phẩm hoàn toàn tự nhiên theo công thức của những mỹ nhân xưa
Mỹ phẩm thời xưa không có mùi hương đậm cũng như độ bám cao như mỹ phẩm công nghệ thời nay. Tuy nhiên, xét về độ lung linh sau khi đánh lên thì chẳng kém cạnh chút nào.
Nhắc đến tứ đại mỹ nhân Trung Hoa làm khuynh đảo sử sách phải kể đến những giai nhân như Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý Phi. Họ đều được ghi chép là những người có vẻ đẹp “chim sa cá lặn”, “nghiêng nước nghiêng thành”, “trăng phải giấu mình” hay “hoa phải e lệ xấu hổ”. Chắc chắn các mỹ nhân này cũng phải làm đẹp rất điêu luyện để đến tuổi xế chiều vẫn được ca tụng.
Những bộ phim cổ trang được xây dựng phần nào thể hiện được vẻ đẹp xuất sắc của mỹ nhân Hoa Đán xưa.
Tuy nhiên, vào thời xa xưa, khi nguồn điện còn chưa được tạo ra, để làm ra một sản phẩm trang điểm, họ có khi phải mất cả tháng trời, từ lúc thu thập nguyên liệu cho đến thành phẩm cuối cùng. Xem phim cung đấu, cổ trang nhiều chắc hẳn đôi lúc bạn cũng thấy tò mò về bóng dáng của loạt đồ mỹ phẩm tuy sơ sài nhưng kì bí đó. Vậy họ đã phải thực hiện như thế nào?
Thu lượm nguyên liệu trong vườn nhà
Những khái niệm như “chiết xuất”, “hương liệu tổng hợp” hay “hóa chất bảo quản” hoàn toàn không có trong mỹ phẩm của cung tần mỹ nữ xưa. Những nguyên liệu được dùng 100% từ các loài hoa, thảo dược, cây cỏ trong vườn nhà, từ đó, kết hợp và chế ra nhiều công thức khác nhau. Nước suối, mật ong đun chảy, dầu oliu, cánh hoa hồng, rượu trắng… là những nguyên liệu bình dân thời nay nhưng lại là thứ làm nên điều kì tích cho mỹ phẩm trang điểm.
Các nguyên liệu đó thường được họ nấu chảy, đun cách thủy, ngâm, phơi khô, nghiền nhuyễn… cuối cùng là hòa trộn với một tỷ lệ nhất định để cho ra thành phẩm đơn giản đựng trong những hũ sành sứ xinh đẹp.
Trở về thời xưa cùng Lý Tử Thất
Lý Tử Thất là một vlogger người Trung Quốc chuyên tái hiện một cách chân thực cách làm thủ công những món ăn, vật dụng và cả đồ trang điểm handmade theo công thức cổ truyền từ xa xưa. Nếu nàng tò mò về quá trình làm mỹ phẩm xưa kia, hãy theo dõi những công đoạn mà “tiên nữ đồng quê” này thực hiện.
- Chuẩn bị nguyên liệu sáp ong
Nhờ độ dẻo tự nhiên của sáp ong mà nó được áp dụng trong nhiều sản phẩm làm mềm mịn da (emollient) thuốc mỡ, son dưỡng,… Do đó, trước tiên cần phải hoàn tất công đoạn chuẩn bị nguyên liệu căn bản này.
Mật ong tươi sạch sau khi được thu hoạch thì cho vào nồi nước đun chảy. Sau khi hỗn hợp hòa quyện, nàng lọc nguyên liệu qua tấm vải màn sạch và vắt kiệt lấy nước, bỏ bã. Phần váng nổi lên trên mặt nước chính là sáp ong.
Đợi cho nước nguội cũng là lúc sáp ong kết lại, bạn bẻ nhỏ lớp sáp và phơi khô ở nơi thoáng mát, sạch sẽ.
- Nguyên liệu hoa khô ngâm
Video đang HOT
Nước hoa ngâm này sẽ có màu sắc đậm màu tự nhiên và nó cũng sẽ được dùng để làm má hồng.
Cho hoa khô vào một hũ thủy tinh sạch và sau đó chế dầu olive vào ngập cánh hoa, đậy nắp và bảo quản tại nơi thoáng mát. Thời gian ngâm để cho hoa rã hết tinh dầu là khoảng 10 ngày. nàng nên nhớ ngâm vào chất liệu thủy tinh hoặc sứ để nguyên liệu được đảm bảo an toàn.
- Cách tạo ra kem má hồng
Đun cách thủy hỗn hộp sáp ong và tinh chất hoa ngâm ban đầu.
Hòa trộn bột hoa hồng, bột ngô, bột trân châu lại với nhau.
Sau đó, nàng từ từ cho nước hoa ngâm dầu olive vào trộn đều. Lưu ý cho dầu vào từng ít một và trộn đều tránh trường hợp cho nhiều quá sẽ bị ướt hỗn hợp và khó hòa tan được bột. Cuối cùng là bảo quản mẻ phấn má vào lọ nhỏ có nắp đậy.
- Cách làm phấn chân mày
Trước tiên, nàng trộn bột cà phê, bột lá chàm, bột than tre. Bộ 3 này sẽ cho màu chân mày đen tự nhiên. Nếu nàng thích ngả nâu thì cho nhiều bột cà phê hơn.
Sau đó, chưng cách thủy sáp ong với dầu olive cho chảy rồi lần lượt trút từng chút hỗn hợp này vào bột và trộn đều. Lưu ý cho từng chút một để đạt được hỗn hợp có độ vón cục vừa phải. Sau đó nàng trút vào lọ và nén chặt.
- Cách làm son giấy
Cánh hoa hồng sau khi được thu lượm và sơ chế sạch sẽ, khô ráo, nàng cho hết cánh hoa vào cối cùng với 1 ít rượu trắng, vài giọt nước cốt chanh và giã nhuyễn. Tiếp theo, đổ hỗn hợp đã được giã vào tấm vải màn sạch và vắt bỏ bã. Đến lúc này chỉ cần cho thành phẩm vào nồi bắc lên bếp đun sôi lấy nước cất.
Giấy bột cắt thành từng khoanh vừa đủ dùng, sau đó cho vào chén nước hoa hồng đun sôi để nguội cho giấy thấm hết nước hoa. Tiếp theo trải từng tấm giấy ra khay phơi và dùng chổi quét nước hoa đều mặt giấy. Nàng nhớ thực hiện liên tục công đoạn này từ 3 đến 5 lần để son càng đậm màu và chất lượng.
- Chiêm nghiệm thành quả trên da
Má hồng có dạng kem đặc mịn nên trước khi dặm lên má, nàng nên tán mịn vào mu bàn tay để căn chỉnh độ đậm nhạt của màu má trước. Bước tán kem má hồng này nên thực hiện trước bước dặm phấn phủ.
Về bột chì kẻ mày chỉ cần dùng cọ và dặm đều nhẹ lên phần mày là bạn đã có thể tự tin với đôi chân mày tự nhiên. Bộ chì theo công thức của những mỹ nhân xưa tuy không đem lại cảm giác sắc nét nhưng nó hài hòa với gương mặt.
Vì son bột giấy được phơi khô nên nàng cần làm ẩm môi bằng một ít nước, sau đó, đưa tờ giấy lên môi và ngậm chặt, giữ khoảng vài giây sau đó nhả ra. Làn môi khi được tráng một lớp son màu hồng tự nhiên làm bừng sáng cả khuôn mặt.
Lưu ý: Nguyên liệu được làm từ tự nhiên, không có chất bảo quản nên hạn sử dụng khá ngắn. Do đó, nàng nên cân nhắc làm mỗi lần với số lượng vừa đủ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Cách nhận biết son môi chứa chì đơn giản, ai cũng làm được
Son môi giúp chị em có đôi môi xinh đẹp và thần thái rạng ngời hơn. Tuy nhiên, nếu không biết chọn son đúng cách, rất có thể, bạn đang tự rước họa vào thân với những thỏi son có hàm lượng chì quá cao.
Tác hại của son môi chứa chì
Môi là vị trí nhạy trên cơ thể con người bởi nó tập trung nhiều đầu mút thần kinh xúc giác. Khi bạn tô son môi quá lạm dụng và thường xuyên, vô tình tạo ra lớp màn chắn trước môi làm cho nó mất cảm giác ở các đầu mút thần kinh. Lâu ngày, những dây thần kinh đầu môi sẽ mất dần sự tinh nhạy và chai mòn cảm giác.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, thành phần của son môi có các thành phần chính là chất dầu, sáp ong, phẩm màu và một số chất bảo quản khác môi có thể gây ảnh hưởng xấu khác cho sức khỏe. Có thể gây ra nhiễm độc cấp tính với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Lâu dài, người dùng dễ mắc các bệnh về răng lợi, thậm chí nếu sử dụng liên tục lâu ngày thì chì còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như thần kinh, máu, dạ dày - đường ruột, tim mạch và thận.
Khi sản xuất son môi, các hãng mỹ phẩm dùng một loại axít đặc biệt (axít đỏ) để nhuộm màu cho son nhưng đây lại là loại sắc tố gây nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể như độc cho gan, thận nếu tiếp xúc thường xuyên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Lanolin cũng là thành phần quan trọng thường có trong son môi có thể ngấm qua da và có tính năng như một máy hút bụi và nó hút bụi bặm, phân tử rắn (kim loại, silic, ...), nấm, sinh vật dày đặc trong không khí vào đôi môi. Khi bạn nói, ăn, uống, hay... liếm môi thì những chất gây dị ứng hay vi khuẩn gây bệnh (bỏng rộp, ngứa ngáy, nứt nẻ, viêm tấy, bưng mủ...) và có thể theo nước bọt đến lượt dạ dày, tuần hoàn, gan, thận, ...
Ảnh minh họa
Cách nhận biết son môi chứa chì
Với tiêu chuẩn chọn son của phụ nữ là lên màu đẹp, lâu trôi thì hàm lượng chì du nhập vào cơ thể là không tránh được. Vậy làm sao để nhận biết thỏi son bạn đang cầm trên tay có chì hay không?
Thử son bằng nước
Nếu đánh son trên mu bàn tay, sau đó nếu lấy tay chà mạnh thấy son có thể hòa tan trong nước đó là loại son nên dùng.
Nếu khi uống nước, son bám quanh thành cốc, lấy giấy lau không sạch, thì son đó đã bị trộn vào một lượng chất hóa học có nguồn gốc từ dầu động vật. Dầu động vật bám rất chặt khi tiếp xúc với đồ sứ, đồ thủy tinh, có tác dụng tạo độ bóng cho son.
Lấy một mẩu son nhỏ, thả vào một cốc nước lọc, nếu mẫu son nổi lên trên mặt nước thì lượng chì ít, còn nếu son bị chìm xuống đáy cốc chắc chắn có chì rất lớn, gây độc đến sức khỏe người dùng.
Thử son bằng vàng
Kinh nghiệm được chị em hay truyền tai nhau để kiểm tra độ chì ở son là cho một chút son lên tay rồi dùng nữ trang bằng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì.
Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phần khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng... khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không thể đúng tuyệt đối.
Để yên tâm bạn vẫn có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn.
Ảnh minh họa
Cách chọn mua và sử dụng son môi
Thông thường những nhà sản xuất lớn có uy tín họ có hẳn một bộ phận kiểm định rất nghiêm ngặt về hàm lượng này để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vì vậy để mua được loại son không chì, bạn cần cẩn thận và là người tiêu dùng thông minh, chỉ chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng của những thương hiệu uy tín, tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi. Đọc kĩ thông tin trên sản phẩm muốn mua. Trong quá trình sử dụng, hạn chế tối đa son môi tiếp xúc với thức ăn và đồ uống.
Để bảo vệ đôi môi và sức khỏe, chỉ dùng son khi thật cần thiết và hãy nhớ sử dụng son dưỡng trước. Nhớ tẩy trang cẩn thận và dưỡng môi hàng ngày.
7 món mỹ phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay Tạp chí Vogue chọn ra một số loại mỹ phẩm có công dụng tốt, đang bán chạy trên thị trường. Neutrogena Glycerin Soap Bar (3 USD): Theo Vogue, xà phòng rửa mặt giàu glycerin giúp dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không làm khô da trong quá trình làm sạch. Sản phẩm loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, tạp chất trên bề mặt da. Vì...