Cách làm mứt khoai lang vàng ươm, lạ miệng cho ngày Tết
Mâm bánh kẹo ngày Tết cổ truyền của gia đình sẽ đặc sắc hơn nếu như có thêm món mứt khoai lang vừa thơm ngon lại lạ miệng.
Khoai lang là món ăn dân dã, được nhiều người yêu thích. Ngoài luộc và nướng, bạn có thể chế biến khoai lang thành mứt. Mứt khoai lang rất giàu dinh dưỡng, rất tốt cho tiêu hóa, vừa dễ ăn, lạ miệng, hợp khẩu vị nhiều người.
Nguyên liệu cần chuẩn bị làm mứt khoai lang
1kg khoai lang
500g đường trắng
30g vôi trắng
1 ống hương vani (nếu thích)
Bát, dao, thìa, đĩa, thớt,…
Chảo lòng rộng
Dụng cụ nạo
Cách làm mứt khoai lang dẻo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Pha 1 lít nước với 30g vôi trắng, để qua đêm cho bột vôi lắng, rồi chắt lấy phần nước vôi trong.
Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, đem thái thành từng miếng vuông, con chì, hoặc miếng tròn, hình hoa đều được, tùy sở thích và sáng tạo của bạn nhưng phải có độ dày vừa phải để trong quá trình sên, khoai không bị nát.
Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng miếng vuông.
Làm được miếng khoai nào, bạn thả ngay vào chậu nước để khoai không bị thâm. Ngâm trong khoảng 30 phút, khi khoai lang hết nhựa, vớt ra để ráo.
Bước 2: Ngâm khoai với nước vôi trong
Ngâm khoai với nước vôi trong khoảng 3-5 tiếng.
Ngâm khoai với nước vôi trong là công đoạn đơn giản nhất trong cách làm mứt khoai lang, bạn chỉ cần ngâm khoai với nước vôi trong đã pha sẵn từ tối hôm trước. Ngâm khoảng 3-5 tiếng, rồi vớt ra, rửa nhiều lần, đến khi hết mùi hắc. Ngâm khoai lang với nước vôi trong để miếng mứt có độ cứng cần thiết. Ngâm với nước vôi không hề có độc, vì các cụ ta ngày xưa vẫn dùng vôi để ăn trầu cho môi đỏ đượm.
Bước 3: Ướp đường
Khoai lang ướp đường.
Bạn bắc một nồi nước lên bếp đun sôi, chần nhanh khoai lang, rồi vớt ra, xả với nước lạnh để khoai giữ được độ giòn, rồi vớt ra để ráo.
Ướp khoai với lượng đường đã chuẩn bị và phải chuẩn theo tỉ lệ cứ 1kg khoai lang ướp với 500g đường. Ướp trong khoảng 3-5 tiếng, đến khi đường tan hết, trong quá trình ướp thỉnh thoảng bạn dùng đũa đảo, để khoai ngấm đều đường.
Video đang HOT
Bước 4: Sên mứt khoai lang
Sên mứt khoai lang.
Cho toàn bộ khoai lang đã ướp vào chảo chống dính hoặc nồi đế dày. Lượng nước khá nhiều nên bạn đun trên ngọn lửa vừa cho nước nhanh cạn, thỉnh thoảng đảo nhẹ tay để khoai lang không bị vỡ. Khi nước đường bắt đầu keo lại, hơi óng ánh, bạn vặn lửa ở mức thấp nhất và đảo liên tục. Đến khi đường kết tinh, bạn vẫn đảo tay liên tục để cho các miếng khoai tách riêng biệt không dính. Cuối cùng, bạn cho hương vani vào, đun thêm một phút nữa thì tắt bếp.
Mứt khoai lang có màu vàng tươi, ngoài giòn trong dẻo.
Yêu cầu thành phẩm: Miếng mứt khoai lang có màu vàng tươi, hấp dẫn, đường bám đều lên từng miếng mứt, ăn có vị ngọt vừa đủ, bên ngoài có độ giòn nhưng bên trong dẻo dai, phảng phất mùi thơm dễ chịu của hương vani.
Cách làm mứt khoai lang sợi
Nếu không thích làm món mứt khoai lang dẻo truyền thống, bạn có thể thay đổi hương vị ngày tết bằng món mứt khoai lang dạng sợi.
Công thức làm mứt khoai lang sợi tương tự như cách làm mứt khoai lang dẻo, chỉ khác ở phần sơ chế nguyên liệu, ướp.
Mứt khoai lang dạng sợi biến tấu từ mứt khoai lang dẻo.
Bạn chuẩn bị một chậu thau nước muối loãng, vừa nạo khoai thành sợi vừa thả luôn vào thau nước. Nạo khoai xong, vớt ra rổ, xả vài lần với nước lạnh, để ráo nước.
Cho khoai lang nạo sợi vào một chiếc chậu sạch, ướp với đường, khoai lang giòn dễ gãy khi trộn hỗn hợp, cần nhẹ tay một chút, ướp trong khoảng 1 tiếng, đường tan 70% là được, không cần đường tan hết như khoai lang miếng, ướp lâu quá sợi khoai dễ bị dai, cứng.
Cách làm mứt khoai lang không cần nước vôi trong
Để làm mứt thì không thể không có công đoạn ngâm nước vôi trong, đặc biệt là các loại mứt bí, mứt cà rốt. Mục đích ngâm với nước vôi trong là để miếng mứt có độ cứng cần thiết, khi sên thành mứt sẽ không bị nhũn.
Nếu không mua được nước vôi, bạn cũng có thể ngâm khoai trong nước chanh muối mà vẫn giữ được độ giòn, ngon, bùi của miếng mứt.
Công thức giống như cách làm mứt khoai lang dẻo truyền thống ở trên, chỉ khác ở phần sơ chế nguyên liệu và bỏ qua công đoạn ngâm nước vôi trong.
Chanh bạn cắt làm đôi, dùng thìa lấy nước cốt chanh, bỏ hạt. Đổ nước vào một chậu thau sạch, rồi cho nước cốt chanh, muối, khuấy thật đều, thái khoai lang thành miếng, thả ngay vào chậu nước, để giữ cho khoai không bị thâm, ngâm khoảng 30 phút.
Bảo quản mứt khoai lang
Mứt làm tại nhà không có chất bảo quản, nên không để lâu được như mứt mua ngoài hàng. Cách tốt nhất để bảo quản mứt khoai lang là để trong lọ thủy tinh đậy kín, cất trong ngăn mát tủ lạnh. Mứt bảo quản như vậy, tối đã được 1 tháng. Còn mứt để trong túi nilon buộc kín thì để được 3 tuần, thời gian có thể ngắn hơn khi thời tiết ẩm thấp.
Khi dọn mứt mời khách, tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, sẽ làm mứt bị chảy dễ sinh ra các loại vi khuẩn đau bụng.
Mứt dọn ra khay, nên đậy kín sau khi dùng, không nên bỏ quá nhiều mứt ra khay, nếu mứt không sử dụng hết rất khó bảo quản được lâu dài.
Theo vtc
Cách làm mứt dừa béo ngậy, ngọt thơm đãi khách ngày Tết
Hướng dẫn cách làm mứt dừa dẻo dẻo dai dai, béo ngậy, mềm ngọt cho mâm bánh kẹo ngày Tết Nguyên đán thêm thơm ngon, đẹp mắt.
Mứt nói chung và mứt dừa nói riêng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong những ngày Tết, đặc biệt là các loại mứt và đồ ăn vặt. Cùng tìm hiểu cách làm mứt dừa ngon đơn giản tại nhà, đảm bảo vệ sinh, lại tiết kiệm.
Mứt dừa là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán.
Nguyên liệu làm mứt dừa
Cùi dừa: 1 kg
Đường kính trắng: 500 gram
Sữa đặc hoặc 1 ống vani
Ngoài ra để làm các loại mứt dừa có màu thì có thể thêm bột trà xanh (mứt dừa vị trà xanh), thêm củ dền hoặc thanh long đỏ hay sữa dâu (mứt dừa màu hồng), mứt dừa socola có thể dùng socola hoặc làm mứt dừa vị cà phê (cà phê sữa)...
Cách chọn dừa làm mứt dừa ngon
Để tạo nên được món mứt dừa ngon thì quá trình chọn dừa cũng phải thật cẩn thận. Dừa để làm mứt nên chọn dừa non hoặc dừa bánh tẻ (không non không già). Dừa non nhưng cũng không được non quá bởi nếu non quá rất dễ bị nát. Dừa non làm mứt thì nên thái hơi dày một chút, hay bạn có thể dùng khuôn để tạo thành hình trái tim, bông hoa hoặc ngôi sao.
Chon dưa banh te lam mưt dưa.
Dừa bánh tẻ khi ta bấm tay vào thấy hơi cứng, đẽo vỏ cứng ở ngoài đi thì thấy bên trong có lớp vỏ màu nâu nhạt. Để làm mứt dừa sợi thì ta nên dùng dừa bánh tẻ bởi dừa bánh tẻ dai vừa phải, dễ nạo, dễ sao và dễ uốn khi trình bày. Ngoài mứt dừa sợi bạn có thể làm mứt dừa viên, cũng rất đơn giản và dễ làm.
Các bước làm mứt dừa
Cách làm mứt dừa rất đơn giản, chỉ bằng một số bước và đầy đủ nguyên liệu, bạn đã có món mứt dừa cho ngày Tết thêm sum vầy. Sau đây là các bước làm mứt dừa đơn giản, dễ dàng và cực ngon, không bị ngọt khé hay cháy khét.
Bước 1: Nạo dừa và tạo hình cho mứt dừa
Chọn dừa bánh tẻ hoặc dừa non cho món mứt dừa thơm ngon, bạn mua dừa về bỏ vỏ cứng và cạo bỏ lớp vỏ nâu ở ngoài. Nếu chọn dừa bánh tẻ, bạn có thể loại bỏ vỏ cứng bằng cách cho dừa lên bếp hơ qua cho dễ bỏ vỏ cứng, nếu bạn có lò nướng thì cho cả quả vào lò nướng khoảng 20 phút ở nhiệt độ khoảng 110C.
Nạo dừa theo vòng tròn xung quanh cùi dừa để thành sợi dài mỏng.
Sau khi loại bỏ vỏ cứng, bạn cạo sạch lớp vỏ nâu phía ngoài cùi dừa để nạo sợi cho trắng. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể mua sẵn cùi dừa nạo sẵn nhưng khi mua nên chú ý vì có thể người bán họ sẽ trộn lẫn dừa già mà khi mua mình khó phân biệt được.
Tuy nhiên để nạo dừa sợi dài, bạn có thể bổ đôi quả dừa, sau đó đặt nửa quả dừa ngửa lên trên miệng cốc hoặc một cái bát sau đó nạo quanh đường kính của quả dừa. Phần còn lại của quả dừa mà nhỏ quả không nạo được thì bạn có thể xắt thành hạt lựu để làm mứt dừa viên cũng vô cùng hấp dẫn.
Đối với dừa non (dừa không quá non) bạn có thể thái dày hơn chút để dừa không bị gãy hoặc có thể dùng khuôn hình trái tim, hình ngôi sao hoặc hình bông hoa để có nhiều hình ngộ nghĩnh hấp dẫn, để mứt dừa vừa ngon vừa đẹp mắt.
Bước 2: Sơ chế dừa và ướp dừa với đường, sữa
Sau khi nạo dừa xong, bạn sơ chế dừa bằng cách cho sợi dừa vào rửa sạch nước khoảng 2-3 lần cho bớt dầu, nếu có thể bạn hãy ngâm tầm 10 tiếng để dừa ra hết dầu. Ngoài ra bạn có thể rửa bằng nước ấm khoảng 50-60C để dừa nhanh hết dầu hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Rửa sạch dừa và để ráo nước, từ đó mang đi ướp đường.
Cho sợi dừa vào rửa sạch nước khoảng 2-3 lần cho bớt dầu.
Ướp dừa với đường và sữa: Sau khi rửa sạch và để ráo nước, dừa mang đi ướp với đường và thêm sữa đặc để mứt thơm hơn. Cho sợi dừa ra một tô lớn, cho từ từ đường và sữa vào tô, trộn đều dừa nhưng nhớ trộn nhẹ tay để tránh sợi dừa bị đứt gãy.
Ướp dừa với đường và sữa cho ngâm.
Bạn có thể ngâm dừa với đường qua đêm khoảng qua đêm, khi thấy sợi dừa trong thì lúc đó đường đã ngấm và đã sên được. Trong cách làm mứt dừa thì công đoạn ướp cũng rất quan trọng, để có được món mứt dừa ngon và hợp vị gia đình bạn nên để ý tỉ lệ đường sữa cho hợp lý với khẩu vị gia đình.
Bước 3: Sên dừa
Sau khi ướp đường xong, bạn mang dừa đi sên. Để mứt dừa ngon và không bị cháy, bạn nên chọn loại chảo có đáy dày, lòng rộng, vừa sên được nhiều, vừa dễ đảo mà lại không bị cháy. Cho hỗn hợp dừa và nước đường vào chảo, đun lửa vừa cho đến lúc sôi thì vặn thật nhỏ lửa để đường không bị cháy.
Sên dừa trong chảo đáy dày.
Khi dừa gần được thì cho thêm vani để mứt thơm hơn, dàn đều dừa và đảo liên tục để dừa không bị bắt vào nhau. Khi thấy đường kết tinh nhỏ li ti bám vào sợi dừa thì khi đó đảo thật đều và tắt bếp, đổ ra mâm nhôm lớn hoặc khay inox to để dừa nguội hẳn.
Bước 4: Trình bày và bảo quản
Khi dừa đã nguội hẳn, bạn có thể lấy những sợi dừa dài cuốn thành bông hoa trông cực kì hấp dẫn và bắt mắt. Để dừa nhanh nguội và khô hơn, bạn có thể đem phơi nắng, hong ra trước quạt hay cho vào lò sấy để đảm bảo không còn sợi nào dính hay chảy nước. Khi dừa được thì hãy đóng vào túi zip hay lọ thủy tinh.
Những lưu ý khi làm mứt dừa
Trong cách làm mứt dừa ngon đối với mứt dừa non hoặc mứt dừa viên cũng làm tương tự với cách trên, tuy nhiên dừa non hoặc dừa viên khi thái dày hơn thì quá trình rửa và ngâm với đường sẽ lâu hơn một chút để đường ngấm hẳn vào dừa. Một số lưu ý khi làm mứt dừa để tránh mứt bị hỏng hay chảy nước:
Cách làm mứt dừa không bị chảy nước:
Trước tiên khi làm mứt bạn cần sơ chế để làm sao khi làm mứt dừa mà để được lâu. Khi nạo sợi bạn nên nạo thật mỏng để lúc rửa dầu dừa ra hết cũng như khi ướp đường thì đường sẽ ngấm nhanh hơn.
Chọn dừa hơi non một chút hoặc dừa bánh tẻ, không nên chọn dừa già bởi dừa già vừa cứng và không ngon như dừa non. Dừa non sẽ nhanh khô hơn do lớp dầu đã bị loại bỏ lúc rửa.
Nếu dừa chảy nước thì hãy sên lại hoặc phơi nắng hay sấy lại để dừa khô hẳn.Khi sên xong hãy để dừa ra quạt, tuy nhiên chú ý vì khi dừa mới sên xong rất dễ bắt bụi vì thế nên để lên cao, sạch sẽ và thoáng mát.
Dùng chảo to, đáy dày để sên mứt và mỗi lần sên xong thì rửa sạch chảo mà sên mẻ mới.
Mứt dừa thành phẩm.
Cách bảo quản mứt dừa được lâu:
Khi sên xong cho ra mâm hoặc khay inox phơi từ 1-2 tiếng để dừa khô hẳn.
Bảo quản trong túi nilon, túi zip hoặc lọ thủy tinh kín để tránh bị gió vào và gây hỏng mứt. Khi đựng trong lọ, bạn cho thêm một ít đường xuống đáy lọ để lớp đường này hút ẩm, tránh làm mứt bị ướt.
Ngoài túi nilon hay lọ thủy tinh thì có thể đựng trong khay nhưng khay phải kín gió để không bị ướt.
Khi lấy mứt từ trong túi ra, bạn nên lấy lượng vừa phải và buộc kín túi ngay sau khi lấy. Không dùng tay để lấy mà nên có găng tay nilon hoặc nĩa xiên.
Nên bảo quản mứt trong tủ lạnh để mứt không chảy nước và để được lâu hơn.
Theo vtc
Cách làm mứt khoai môn đơn giản ngay tại nhà Mứt khoai môn là món ăn yêu thích của nhiều người trong ngày Tết. Cùng PhunuNews học cách làm mứt khoai môn thơm ngon, bổ dưỡng nhé. Nguyên liệu: 1 củ khoai môn Đường cát 1 chút muối 1 chút vani Dầu ăn Cách thực hiện: Bước 1: Khoai môn đem rửa sạch rồi nạo bỏ phần vỏ, tiếp theo bạn rửa lại...