Cách làm mứt bí thơm ngon đơn giản tại nhà cho ngày Tết
Mứt bí đao thường xuất hiện nhiều nhất trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Cách làm mứt bí đao trắng hay xanh không quá phức tạp nhưng nếu không biết cách làm sẽ rất khó có được một mẻ mứt bí ngon.
Bí đao hay còn gọi là bí xanh không chỉ là một loại quả được sử dụng trong bữa cơm của người Việt mà còn được ứng dụng làm mứt rất thơm ngon và ngọt đậm đà. Mứt bí có độ giòn giòn, ngọt khá đậm thích hợp cho những ngày lạnh và đặc biệt là các dịp Tết âm lịch đãi khách vừa sang trọng vừa truyền thống.
Cách làm mứt bí đao không quá khó nhưng từ cách lựa chọn bí, sơ chế, tẩm ướp cho tới sên mứt phải thực hiện khéo léo mới cho ra mẻ mứt trắng đẹp mắt, lớp phấn phủ đều và ăn giòn giòn. Bếp Eva hướng dẫn chị em cách làm mứt bí đao trắng đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất ngay sau đây!
Nguyên liệu làm mứt bí đao
- Bí đao: 1kg
- Đường trắng: 600g
- Vôi tôi: 20g
- Phèn chua: 15g
- Nước hoa bưởi: 1 muỗng canh hoặc vani
Lưu ý: Nên chọn loại bí già có phấn trắng ở bên ngoài vỏ để làm mứt được giòn, ngon hơn.
Những nguyên liệu chính làm mứt bí đao giòn ngon
Cách làm mứt bí đao đơn giản nhất
Bước 1: Sơ chế bí đao
- Hòa tan 20g vôi bột với 3l nước rồi để lắng xuống lấy phần nước trong (nên để qua đêm để có được nước vôi trong tốt nhất)
- Bí xanh gọt vỏ xanh bên ngoài, bỏ ruột, thái con chì cỡ ngón tay út rồi rửa sạch.
- Ngâm bí vào chậu nước vôi trong khoảng 8 tiếng hoặc để qua đêm để bí có độ cứng nhất định.
Video đang HOT
Lưu ý: Ngâm ngập hết bí trong nước vôi trong.
- Bí ngâm xong vớt ra, rửa lại nhiều lần với nước sạch rồi để ráo nước.
Thái bí, ngâm với nước vôi trong
Bước 2: Trần qua bí
- Cho phèn chua và 3l nước vào nồi, đun sôi. Nước sôi cho bí vào trần sơ từ 1 – 2 phút để bí có độ trong sau đó vớt bí ra bỏ ngay vào chậu nước lạnh. Vớt bí ra và để ở chỗ thoáng gió khoảng 2 – 3 tiếng cho bí khô bớt.
Chần bí với phèn chua rồi rửa sạch để ráo nước
Bước 3: Ướp bí với đường
- Cho bí vào ướp với 600g đường trắng trong 4 tiếng. Thỉnh thoảng đảo nhẹ tay để bí ngấm đều đường.
Ướp bí với đường cho ngấm
Bước 4: Sên mứt bí đao
- Dùng chảo sâu lòng (nên chọn loại chảo dày để tránh bị cháy khi sên mứt), đun nóng chảo rồi cho cả bí và nước đường vào đun lửa vừa, khi hỗn hợp sôi thì hạ lửa nhỏ, thỉnh thoảng đảo đều nhẹ tay.
- Khi đường bắt đầu cạn dần và sánh lại, đảo sẽ thấy nặng tay hơn, đảo liên tục để bí không bị dính lại với nhau. Đảo cho tới khi thấy đường kết tinh màu trắng thành phấn bao phủ miếng bí thì cho nước hoa bưởi hoặc vani vào đảo liên tục cho tới khi đường kết tinh hoàn toàn thì tắt bếp.
- Cho bí ra mâm, đợi khô rồi đem phơi nắng 2 – 3 tiếng cho mứt bí khô hẳn.
Thành phẩm mứt bí đao trắng
Các thanh mứt đều nhau, các lớp đường trắng bám đều, mứt khô và màu trắng đẹp mắt.
Mứt bí khi ăn có độ giòn, ngọt sắc, sâu bên trong vẫn còn nước và trong suốt.
Mứt bí có thể thưởng thức với tách trà nóng rất thích hợp cho những ngày lạnh nhâm nhi.
Mứt bí đao trắng có lớp phấn đường phủ rất đẹp mắt
Bí có độ giòn, bên trong vẫn còn ướt trong suốt
Bảo quản mứt bí
Khi mứt bí nguội hoàn toàn, cho vào túi nilon bịt kín lại và có thể để được cả tháng mà vẫn giữ được hương vị như ban đầu.
Tác dụng của phèn chua và nước vôi trong khi làm mứt bí
- Ngâm bí với nước vôi trong sẽ giúp bí có độ rắn chắc hơn
- Ngâm với phèn chua để tạo độ trong, chắc và dẻo cho từng miếng mứt
Bí quyết làm mứt bí ngon đón Tết Nguyên đán
- Bí đao được chọn là loại bí già, chắc và không bị xốp sẽ cho miếng bí ngon hơn.
- Nên sử dụng đồng thời phèn chua và nước vôi trong để có được mẻ mứt chất lượng nhất. Các bạn có thể làm mứt bí không cần phèn chua, không cần nước vôi trong và thay thế bằng nước cốt chanh nhưng bí sẽ không có được độ giòn và trong, không đẹp mắt.
- Nếu các bạn thích làm mứt bí đao xanh thì có thể sử dụng phẩm màu xanh để ướp bí sẽ cho mứt bí xanh đẹp mắt và hấp dẫn, không làm ảnh hưởng tới chất lượng của mứt.
Theo Khampha
Sốt sình sịch với mứt tết tự làm giá cao
Tròn 1 tháng nữa đến Tết Nguyên đán, mặt hàng mứt tết hanmade bước vào vụ làm ăn sôi động nhất. Giá mứt năm nay cao ngất ngưởng so với các loại mứt từ công ty bày bán tại chợ hay siêu thị.
Đây là năm thứ 3, chị Huệ (Hoàng Mai, Hà Nội) kinh doanh mứt handmade và bán trên mạng xã hội. Tất cả các khâu từ bổ dừa, xử lý cùi đến sên mứt, đóng gói đều do chính tay chị làm. Nhiều khách quen hỏi mua sớm, khách mới thì mua ăn thử, chọn loại ngon để Tết đặt, nên năm nay, chị làm hàng sớm.
Chị Huệ cho biết, giá mứt hiện tại cao hơn nhiều so với thời điểm cận tết năm ngoái, do đã qua mùa hè, các mối làm chè dừa ít, nên cùi non không khan hiếm. Trung bình, mỗi mẻ chị sên được 5-7kg mứt, hết lại làm tiếp. Cụ thể, giá bán lẻ bán 280.000 - 380.000 mới có lãi.
Mứt dừa có giá bán lên tới 380.000 đồng/kg
Để lấy cùi làm mứt, mỗi ngày, chị Huệ bổ 300-500 quả, phải thuê thêm người làm cùng. Ngoài khách mua mứt, nhiều người còn lấy cùi về tự làm, càng sát Tết, cùi dừa càng chạy, khan hàng.
Người mua mứt handmade của chị Huệ chủ yếu là qua giới thiệu, khách quen, năm nào cũng đặt. "Khách ăn thử nhà mình, hầu hết sẽ đặt mua, gửi cho cả người thân ở nước ngoài. Giá không quá đắt, ăn lại ngon thì người xa quê quý lắm", chị Huệ nói.
Vào vụ làm mứt, trung bình mỗi ngày bổ đến 500 quả dừa để phục vụ khách tại một cửa hàng bán mứt handmade
3 năm làm mứt, thành phẩm của chị Huệ đã chu du qua Pháp, Mỹ, Nga, Thái Lan,... "Năm ngoái, qua một người bạn giới thiệu, khách đặt 10kg mứt mang đi châu Phi, nhưng gấp quá nên mình chỉ giao được 7kg", chị nhớ lại.
Lo ngại chất lượng mứt trôi nổi trên thị trường, đồ nhà làm càng được ưa chuộng, hàng handmade trở thành lựa chọn thay thế của nhiều người. Không chất bảo quản, thủ công 100%, tuỳ điều kiện thời tiết và cách bảo quản, mứt handmade chỉ để được 7 - 10 ngày, cao nhất là 1 tháng nếu để tủ mát.
Một địa chỉ mứt Tết nhà làm khác được quảng cáo có điểm bán tại quận Cầu Giấy bán đến 19 loại mứt cùng với các loại trái cây sấy. Tuy nhiên, giá tất cả các loại bánh mứt bán tại đây cao hơn hẳn các địa chỉ khác cả trăm nghìn mỗi kg. Điển hình như mứt cà rốt, gừng dẻo đến 320.000 đồng/kg, mứt dừa, đu đủ hay mứt bí 290.000 - 380.000 đồng/kg.
Chị Hoa, giáo viên một trường tiểu học học tại quận Nam Từ Liêm, cho biết chị tranh thủ những lúc ở nhà để làm mứt bán cho người quen. Giá các loại mứt cô bán chỉ dao động từ 150.000-180.000 đồng/kg. Thời điểm này khách đặt hàng nhiều nhất là mứt dừa, mứt gừng. "Năm trước cô chỉ làm ăn trong gia đình nhưng thấy mọi người khen ngon nên làm bán dịp Tết này. Do không dùng chất bảo quản nên chịchỉ làm theo số lượng đơn đặt hàng, không làm sẵn, nhiều vì sợ không có nơi tiêu thụ mứt sẽ nhanh hư", chị Hoa cho biết.
Ngoài hình thức bán lẻ từng loại mứt, nhiều trang còn rao bán hộp mứt có trọng lượng 1 kg, bao gồm 8-10 loại khác nhau với giá 200.000 đồng/hộp. Hộp mứt sẽ được gói theo yêu cầu khách hàng.
Dù bán khá chạy qua mạng xã hội, đáng chú ý, phần lớn các địa chỉ bán mứt nhà làm chỉ quảng cáo chung chung là sản phẩm handmade, không có thông tin ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng, không hướng dẫn cách bảo quản cụ thể ra sao. Khách hàng chủ yếu dựa vào niềm tin, khẳng định của người bán hàng và quen biết chứ không thắc mắc gì về chất lượng. Giá cả các sản phẩm được quảng cáo nhà làm cũng rất hiếm khách mua hàng quan tâm.
Khảo sát tại các chợ trên địa bàn như: chợ Hôm, Đồng Xuân...thời điểm này tiểu thương đã nhập gần như đầy đủ các loại mứt Tết về bán.
Giá tại các chợ chênh lệch nhau không nhiều, dao động 170.000-180.000 đồng/kg với các loại quen thuộc như dừa, bí, khoai lang... nhưng giá này chỉ bằng một nửa so với giá mứt cùng loại tại một số nơi trên "chợ mạng". Nhân viên một cửa hàng mứt tại chợ Đồng Xuân cho biết mứt dừa là loại được nhập nhiều nhất, và cũng được mua nhiều nhất qua các năm.
Tại các siêu thị, trên kệ mứt thời điểm này cũng đã có trên 10 loại được bày bán, như mứt me, mứt gừng, mứt dừa,... với giá trung bình khoảng 220.000 đồng/kg.
Theo Tienphong
Nửa triệu đồng một trái táo in chữ 'Merry Christmas' Giáng sinh năm nay, thị trường có thêm loại táo nhập khẩu từ Nhật Bản có in hình ông già Noel và dòng chữ "Merry Christmas", gây chú ý với người tiêu dùng. Theo giới thiệu của một chuỗi cửa hàng trái cây nhập khẩu, đây là loại táo Mutsu giòn ngọt được trồng tại vùng Aomori (Nhật Bản). Khoảng một tháng trước...