Cách làm mực xào dứa giòn sần sật, không để lại mùi tanh
Hướng dẫn cách làm mực xào dứa ngon, hấp dẫn với hành tây và cần tây. Vị chua ngọt của dứa, hòa quyện của nhiều loại gia vị sẽ là gợi ý hay để bạn thêm vào thực đơn món ăn ngon mỗi ngày cho gia đình.
Vị chua ngọt của món mực xào dứa khi kết hợp với mùi thơm của tỏi, tiêu, cần tây, hành tây sẽ khiến bạn lần đầu ăn là ghiền mãi không thôi. Cùng Nauankhongkho.vn lưu ngay cách làm mực xào dứa siêu đơn giản sau đây để thay đổi thực đơn món ăn mỗi ngày cho gia đình của bạn thêm nhiều gia vị.
Nguyên liệu làm mực xào dứa
Mực 600 gr
Dứa 1 trái
Hành tây 1/4 củ
Cần tây 100 gr
Ớt 2 trái
Tỏi băm 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 2 muỗng canh
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
Video đang HOT
Muối 1 muỗng cà phê
Tiêu 1/2 muỗng cà phê
Nước mắm 1/2 muỗng canh
Lưu ý: Tùy vào khẩu vị của gia đình bạn, có thể nêm nếm thêm hoặc bớt các gia vị trên để món mực xào dứa phù hợp hơn nhé!
Cách làm mực xào dứa
Chuẩn bị nguyên liệu
Mực: sơ chế mực sạch sẽ rồi đem lột bỏ phần da, cắt khoanh sau đó khứa thành hình hoa hoặc vảy rồng đều được.Dứa: gọt vỏ rồi khoét bỏ hết mắt thơm, thái thành những miếng vừa không quá dày cũng không quá mỏng. Cần tây: cắt bỏ gốc rồi nhặt bớt lá chỉ để lại phần thân, rửa sạch rồi thái khúc hơi dài. Tỏi băm nhỏ, ớt sừng: thái miếng vát chéo.Hành tây: thái múi cau.Chế biến mực xào dứa
Bước 1: Đổ nước vào nồi đun sôi sau đó cho mực vào chần sơ qua, vớt ra để ráo.
Bước 2: Phi thơm tỏi băm với dầu ăn trong chảo. Cho mực vào, đảo đều 2 phút. Nêm 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê tiêu và đảo đều rồi đổ mực ra đĩa.
Bước 3: Sử dụng dùng chảo đó, cho dứa vào, đảo đều 30 giây. Sau đó bạn cho mực lại vào chảo, đảo đều. Tiếp theo, bạn cho hành tây vào xào sơ qua để chín tái, thêm cần tây, thơm, ớt sừng và đảo đều rồi nêm 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa miệng.
Bước 4: Tắt bếp, cho món mực xào dứa ra đĩa và thưởng thức ngay với cơm nóng để cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn thôi nào!
Lưu ý khi làm mực xào dứa ngon đúng vị
Dứa chọn quả chín vừa để khi xào chín không bị chua quá, cũng không nên chọn quả dứa quá chín khi xào sẽ bị nhũn và ngọt quá. Sau khi mua, các bạn nên nhờ người bán gọt luôn cho sạch vỏ, về rửa sơ lại với nước muối nhạt, để ráo thái miếng mỏng vừa ăn.Bạn nên lựa chọn mực ống có màu nâu sậm hoặc trắng đục như sữa, có phần thịt săn chắc và đàn hồi khi dùng tay ấn vào phần thân mực, màu sắc mắt sáng trong, râu mực săn chắc, các xúc tu tròn, còn đầy đủ và dính chặt vào phần đầu mực.
Những ai không nên ăn món mực xào dứa này?
Tuy mực là một loại thực phẩm tốt nhưng những người bị dị ứng hải sản, bệnh tim mạch, dạ dày lá lách yếu thì lại không nên ăn do mực có tính hàn và ăn mực uống bia, dễ khiến chúng ta bị gout, sỏi, dị ứng hoặc ngứa.
Hy vọng với công thức của Nấu Ăn Không Khó chia sẻ ở trên, món mực xào dứa sẽ giúp cả nhà bạn không còn bị ngấy với những thực đơn trước đây, mà cảm thấy ngon miệng hơn rất nhiều đấy nhé!
Theo Nauankhongkho
Thưởng thức "thiên hạ đệ nhất gỏi" xứ Quảng
Bòn bon là loại trái cây đặc sản Quảng Nam nhưng chỉ có Tiên Phước và Đại Lộc mới có.
Món gỏi bòn bon được mệnh danh là "thiên hạ đệ nhất gỏi" xứ Quảng
Mùa bòn bon chín chỉ kéo dài chừng một tháng và từ loại quả này người ta chế biến thành món gỏi được ca tụng là "thiên hạ đệ nhất gỏi" của xứ Quảng mà đúng như người xưa nói "đói lòng ăn trái bòn bon", nếu được thưởng thức một lần, ai cũng nhớ mãi hương vị giản dị, thanh tao của nó.
Khi chín, trái bòn bon có màu vàng nhạt như mỡ gà. Quả có từng múi, mỗi múi có một hạt bên trong. Về xứ Quảng, khi ăn món gỏi này, bạn sẽ được nghe kể sự tích bòn bon. Đó là vào mùa hè năm Ất Mùi, khi Đức Thế Tổ Cao Hoàng nhà Nguyễn (Vua Gia Long) đã có lần nhờ trái bòn bon của Đại Lộc để đỡ đói trên bước đường bôn tẩu nên loại trái này được mệnh danh là "Nam trân" (trái quý ở phương Nam) từ đó.
Xưa kia, loại quả này mọc trong rừng và chỉ có vua, chúa mới được dùng. Vỏ bòn bon còn được người dân sử dụng như một vị thuốc. Và cũng thật ngạc nhiên khi từ những trái bòn bon ngọt lịm, người dân nơi đây đã chế biến thành món gỏi bòn bon vô cùng đặc sắc, trở thành tinh hoa ẩm thực của vùng này.
Để chế biến gỏi, tách từng múi bòn bon loại trái to, bóng mẩy rồi chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác như: Thịt ba chỉ luộc chín thái mỏng, tôm sú luộc (bỏ một ít vỏ chanh vào) bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi. Mè trắng rang vàng. Ớt bằm và thái sợi dùng để trang trí... Ngoài ra, có tỏi băm nhuyễn, nước cốt chanh, rau răm thái nhỏ.
Thành công của món nằm ở nước trộn gỏi mà mỗi quán có một bí quyết riêng với các thành phần như đã kể trên. Cho bòn bon đã tách múi vào tô, trộn với tôm, thịt ba chỉ, rau răm rồi trộn đều với nước trộn gỏi... Rắc mè rang và bóp bánh phồng tôm, ớt thái sợi lên trên. Khi chủ quán bê tô gỏi ra, bạn sẽ cảm nhận được món "gỏi Nam trân" có vị chua ngọt của bòn bon ở xứ núi vùng cao, thơm nhẹ của mè rang, hành phi; giòn tan của bánh phồng tôm...
Món gỏi "độc quyền" Quảng Nam này có thể tìm thấy ở rất nhiều quán ăn địa phương vùng Tiên Phước, Đại Lộc mà thưởng thức rồi, bạn sẽ nhận thấy món ăn thấm đẫm vị của rừng (bòn bon), của đồng bằng (thịt ba chỉ) và vị của biển cả (tôm)...
Theo Giaothong
Cách làm sấu ngâm đường giòn ngon không bị đóng váng Nước sấu ngâm đường là một trong những loại thức uống giải khát tuyệt vời trong những ngày hè nắng nóng. Nước sấu ngâm có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng cùng với vị giòn thơm của quả sấu. Mặc dù là một thức uống quen thuộc, nhưng không phải ai cũng biết cách ngâm sấu để có vị giòn ngon và...