Cách làm món: Gỏi tứ quý
Món gỏi này có cái tên quá đẹp đúng không? Hương vị của nó cũng vô cùng ấn tượng đấy!
Gỏi sen tứ quý
Khẩu phần: 4 người
Thực hiện: 45 phút
Nguyên liệu:
200g ngó sen muối chua
150g mực
150g rau nhút
1 củ hành tây
150g tôm
150g nghêu
100g bắp chuối bào
50g đu đủ bào
Video đang HOT
150g thịt gà xé
trái bầu non
100g cà rốt bào sợi
2 trái ớt sừng
1 ít mè trắng
1 ít đậu phộng rang
1 ít hành phi
1 ít rau răm
1 ít cốm
Tương ớt
4 bẹ chuối
Nước mắm trộn gỏi: 6 thìa súp nước mắm ngon, 12 thìa súp đường, 3 thìa súp nước cốt chanh, khuấy tan đều, chia 6 phần bằng nhau
Thực hiện:
Ngó sen rộn với rau nhút và mực
Rau nhút lặt cọng non khoảng 3-5cm, rửa sạch, trụng qua nước sôi. Mực làm sạch, luộc chín, xắt khoanh dày 1,5cm, ướp với 1 chút tương ớt để khử vị tanh. Ớt xắt sợi
Trộn rau nhút, mực, ớt trong tô lớn. Cho nước mắm trộn gỏi vào trộn đều cho thấm. Rắc hành phi và cốm lên trên
Ngó sen trộn với hành tây và tôm
Hành tây rửa sạch, lột vỏ, xắt sợi. Tôm làm sạch, luộc chín, bóc vỏ. Ớt xắt sợi
Trộn hành tây với tôm và ớt xắt sợi, cho nước mắm trộn gỏi vào trộn đều cho thấm. Rắc hành phi và cốm rang lên
Ngó sen trộn với bắp chuối và nghêu
Nghêu rửa sạch, luộc. Bắp chuối bào rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Trộn nghêu với bắp chuối, cho nước mắm trộn gỏi vào trộn đều cho thấm. Rắc mè rang lên
Ngó sen trộn với bầu và gà xé
Gà luộc xé miếng vừa ăn. Bầu rửa sạch, cắt đôi, bỏ phần ruột bên, cắt lát xéo. Trụng bầu, cà rốt xắt sợi qua nước sôi để giữ độ giòn, vớt ra để ráo. Rau răm rửa sạch, ngắt lấy lá
Trộn gà xé, củ sen ngâm chua, bầu, cà rốt, rau răm với 1 phần hỗn hợp nước mắm trộn gỏi. Rắc đậu phộng rang lên trên
- Trình bày: Bẹ chuối rửa sạch, ngâm nước muối để ráo. Cho lần lượt các hỗn hợp gỏi lên mỗi bẹ chuối. Ăn kèm với 2 phần nước mắm trộn chua ngọt còn lại.
Mách nhỏ: Làm ngó sen muối chua: Đun sôi hỗn hợp giấm, đường, muối, để nguội, cho ngó sen, gừng, ớt vào hỗn hợp giấm đường. Cho tất cả vào lọ thủy tinh sạch, để hỗn hợp 3 ngày là dùng được.
Theo monngonvietnam
Thực khách xiêu lòng với 6 quán ăn đậm vị Bắc ở TP.HCM
Bún chả, bún ốc, bún đậu mắm tôm... là những món ăn dân dã ở miền Bắc rất được lòng thực khách ở TP.HCM. Dưới đây là 6 món ăn ngon, hấp dẫn đậm đà hương vị miền Bắc.
Bún chả: Một món ăn nổi tiếng ở Hà Nội, bún chả đậm đà với các nguyên liệu quen thuộc như bún, thịt nướng, chả và nem. Bún chả hấp dẫn, có mùi thơm quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm pha vừa vị, ăn kèm với đu đủ xanh, cà rốt và nhiều loại rau xanh. Địa chỉ: Lý Chính Thắng, quận 3. Ảnh: @lauren_m_tran, @manh_manh.
Bún ốc: Người dân Sài thành ưa chuộng bún ốc vào buổi sáng, tối. Một tô bún ốc đa dạng các nguyên liệu như ốc, cà chua, riêu cua... ăn kèm với các loại rau đặc trưng của miền Bắc như bắp chuối, kinh giới, húng và rau muống. Với bún ốc, quan trọng nhất là nước dùng, phần này được nấu hoàn toàn bằng thịt cua kết hợp nhiều hương vị dân dã như giấm, hành phi... tạo độ đậm đà và thơm ngon cho món ăn. Địa chỉ: Kỳ Đồng, quận 3. Ảnh: @ngoc_cardio.
Bún đậu mắm tôm: Một trong những món ăn đặc trưng của miền Bắc nhưng khá phổ biến ở TP.HCM, bún đậu mắm tôm gồm những nguyên liệu hết sức đơn giản như bún, rau sống, thịt heo luộc, đậu hũ chiên, mắm tôm, chả cốm, ấy vậy mà người bán đã khéo léo tạo thành một món ăn dân dã làm hấp dẫn biết bao thực khách. Địa chỉ: Hồng Hà, quận Tân Bình. Ảnh: @np.thao89152, @itsyumitran.
Lẩu riêu cua bắp bò: Lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn là món ăn quen thuộc của miền Bắc trong mùa đông. Du nhập vào TP.HCM, lẩu riêu cua được rất nhiều người trẻ yêu thích. Nồi nước lẩu và mẹt nguyên liệu hấp dẫn cộng hưởng với nước dùng từ cua đậm đà hương vị, món ăn mang một nét đặc trưng rất riêng. Địa chỉ: Cù Lao, quận Phú Nhuận. Ảnh: @thaonguyen0126.
Bún cá rô đồng: Được chế biến từ những nguyên liệu bình dị như cá rô đồng, dọc mùng, thì là, cà chua... bún cá là món thanh nhẹ những ngày Sài thành nóng bức. Bạn có thể thưởng thức bún cá rô đồng ở nhiều quán ăn tại TP.HCM. Địa chỉ: Nguyễn Đình Chiểu, quận 1. Ảnh: @phuongna.vo.
Bánh đa cua: Là món ăn dân dã, xuất xứ từ Hải Phòng, bánh đa cua làm từ những nguyên liệu dân dã miền quê như cua đồng, rau muống, rau rút, chả lá lốt... Vị ngon của món ăn quyết định bởi nước dùng. Vị nước dùng phải ngọt thanh, không ngấy nhưng phải đảm bảo vị cua đậm đà. Địa chỉ: Hai Bà Trưng, quận 1. Ảnh: @utcunggg.
Theo Zing
Cách nấu lẩu cá kèo nóng hổi vừa ăn vừa thổi ngày se lạnh Nhâm nhi lẩu cá kèo nóng hổi, nước lẩu chua chua, thịt cá ngọt ngon, kèm các loại rau, hoa nhúng tươi ngon trong tiết trời se lạnh thật thích. Cách nấu lẩu cá kèo rất đơn giản. Là đặc sản của miền Tây nhưng lẩu cá kèo lại vô cùng hấp dẫn và được ưa chuộng ở nhiều nơi. Thịt cá kèo...