Cách làm món cao lầu Hội An ngon đúng vị đặc sản Quảng Nam
Cao lầu là món ăn đặc trưng của ẩm thực Hội An. Nước dùng đậm đà hòa quyện cùng với sợi mì dai và dày đặc trưng đã tạo nên một hương vị rất riêng của miền Trung xứ Quảng.
Hôm nay, hãy cũng vào bếp thực hiện món ăn ngon này nhé!
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho món cao lầu
(cho 5 – 6 người ăn)
1kg hịt nạc vai (có mỡ chút sẽ ngon hơn)
1,2 lít nước hầm xương
Muối hột
Đường đen
1 gói gũ vị hương
Hạt nêm
Vài tép tỏiÍ
t ram khô chiên giòn (dùng bánh tráng cuốn chả giò gấp miếng vuông thay thế nếu không có bánh ram khô) 1kg sợi mì cao lầu tươi (hoặc mì cao lầu khô, nếu không có thì thay thế bằng mì udon)
200gr giá đỗ
Rau sống: Húng lủi, cải con (không có thì thay bằng rau baby arugula)
Cách làm món cao lầu Hội An
- Thịt mua về ngâm qua nước muối loãng và giấm khoảng 15 phút , sau đó rửa sạch ướp thịt với một chút muối.
- Cắt thịt với khổ lớn (để khi thịt xíu xong cắt lát to sẽ ngon hơn) dùng tay bóp cho muối thấm vô thịt, tiếp đến cho 2 thìa canh đường, ngũ vị hương, 1 thìa canh hạt nêm vào ướp cùng. Ướp khoảng 1 – 2 giờ cho tiếp nước tương và tỏi đập dập vào thịt ướp cùng.
- Rau sống và giá đỗ rửa sạch để ráo nước.
Video đang HOT
- Đặt chảo dầu lên bếp (không cần đợi dầu nóng) cho thịt vào chiên vàng 2 mặt, nhớ trở thịt thường xuyên để không bị cháy.
- Tiếp theo bạn cho tất cả nước ướp thịt (thêm ít nước nếu thấy phần nước quá ít) vào nấu sôi lên, đậy nắp và hạ lửa nhỏ liu riu. Khoảng 10 phút trở mặt thịt 1 lần cho thịt thấm gia vị, sau khoảng 1 giờ thì chắt nước thịt từ trong nồi sang 1 cái nồi khác để làm nước chan.
- Phần thịt trong nồi thì làm khô lại và nhớ trở thịt liên tục cho đến khi thịt hoàn toàn khô ráo như ý. Sau đó gắp thịt ra đĩa để nguội rồi thái lát mỏng.
- Về phần nước chan thì bạn thêm nước hầm xương nấu sôi trở lại và nêm thêm nước tương nếu muốn. Vì mì cao lầu là loại mì ăn khô với ít nước chan cho nên phần nước chan phải hơi đậm 1 tí khi chan vào mì mới thấm vừa.
- Cao lầu khô ngâm trước vài tiếng với nước nóng, ngâm bỏ xả vài lần nước cho hết từ mì. Trước khi ăn vớt mì ra rổ, nấu nồi nước sôi cho mì vào đảo đều khoảng 1 phút thì đổ ra để ráo và dùng ngay.
- Nếu là cao lầu tươi thì bạn chỉ cần trụng nước sôi là được nhé.
- Trụng ít giá cho vào dưới đáy tô, tiếp đến cho mì và trên cùng là thịt xíu. Chan nước dùng vào và trên cùng cho vài miếng ram chiên, rau sống và ít ớt bột.
Cao lầu ăn kèm với nước tương và ớt cắt khoanh, mì sẽ dậy mùi hơn và thơm ngon hơn nhiều đấy.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!
Bánh bao bánh vạc Hội An - Loại bánh đẹp tinh tế, thuần khiết như hoa hồng trắng
Bánh bao bánh vạc là một món ăn nổi tiếng ngon và lạ, đây là một trong những hương vị đặc trưng của phố cổ Hội An. Đây là một món ăn vừa bình dị lại vừa sang trọng của Hội An.
1. Giới thiệu về bánh bao bánh vạc Hội An
Bánh bao bánh vạc là một món ăn nổi tiếng ngon và lạ, đây là một trong những hương vị đặc trưng của phố cổ Hội An.
Đây là một món ăn vừa bình dị lại vừa sang trọng của Hội An.
Về Hội An chưa ăn bánh bao bánh vạc xem như chưa được thưởng thức hương vị phố cổ bởi chỉ có Hội An mới có loại bánh này. Với hình dáng nhỏ xinh, màu trắng trông như những đóa hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn được những thực khách ưu ái đặt cho một cái tên đẹp và dễ thương là hoa hồng trắng "white rose".
Những chiếc bánh bao, bánh vạc Hội An xinh đẹp được ví như những bông hồng trắng
Bánh bao bánh vạc đã có từ rất lâu với tuổi đời lên đến trăm năm được người Hội An xem như là vật "gia bảo". Theo ông chủ cửa hàng của hàng bánh bao bánh vạc nổi tiếng nhất ở Hội An "Lò bánh bao bánh vạc Bông Hồng Trắng" thì loại bánh này là của ông ngoại của ông sáng chế ra và truyền lại đến đời ông. Tính đến nay loại bánh nỳ đã có mặt ở Hội An hơn 100 năm rồi.
Bánh bao với phần nhân được làm từ tôm tươi, có hình dáng như bông hoa đang nở rộ
Nếu để ý chúng ta sẽ thấy rằng bánh bao và bánh vạc tuy là hai loại bánh, hai tên gọi khác nhau nhưng chúng luôn có mặt cùng nhau trên một đĩa bánh. Nhìn bề ngoài bánh bao vẫn là chiếc bánh có hình tròn quen thuộc nhưng nhỏ hơn các loại bánh bao khác và miệng bánh được xếp xòe ra có dáng vẻ như một bông hoa hồng. Bánh vạc có hình dạng như một chiếc bánh bột lọc mà chúng ta vẫn thường hay ăn, khuyết như mặt trăng nhưng tô hơn và được nặn một cách tỉ mỉ hơn, nó có hình dáng như chiếc quai vạc nên gọi là bánh vạc.
Bánh vạc có hình dáng như những chiếc bánh bột lọc hay bánh gối thu nhỏ
2. Cách làm bánh bao bánh vạc Hội An
Hương vị của bánh bao bánh vạc luôn khiến cho người ăn cảm thấy quen thuộc nhưng cũng không kém phần lạ miệng bởi nguyên liệu làm nên chiếc bánh của Hội An đất Quảng Nam. Mang đặc trưng của món ăn xứ Quảng nên việc chế biến món ăn này cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi người làm bánh phải thật cẩn thận tỉ mỉ, nhẫn nại trong từng gia đoạn chế biến.
Nguyên liệu chính để làm vỏ bánh là bột gạo được lựa chọn từ loại gạo thơm, hạt chắc, được ngâm rửa thật sạch sao cho không còn vỏ trấu, sạn. Sau đó đem gạo đã được làm sạch vào nồi nước rồi xay thành bột. Nước dùng để xay bột phải lấy nước giếng không có phèn, không nhiễm tạp chất, nói chung là loại nước giếng tinh khiết thì mới làm ra được loại vỏ bánh trắng mịn đúng chuẩn nhất.
Để tạo ra được những chiếc bánh nhỏ xinh này là cả một quá trình công phu
Tiếp theo là công đoạn chắt lọc bột với nước mà người dân Hội An hay gọi là "bồng bột", công đoạn này được làm đi làm lại khoảng 15 - 20 lần cho đến khi bột lắng xuống và phần nước trong veo thì chắt nước ra nhào bột lại và cho ra một thau sạch.
Phần nhân bánh gồm hai loại khác nhau, phân biệt giữa bánh bao và bánh vạc. Bánh bao thì sử dụng nguyên liệu chính là tôm được giã kĩ, quết thành chả trộn cùng các gia vị như hành, tiêu, muối... Còn bánh vạc cũng có tôm nhưng có thêm thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương, giá đỗ, hành lá, hạt tiêu, gia vị và vào mùa măng thì sẽ có thêm măng, nhân được trộn đều, sau đó hỗn hợp nhân này được xào chín trước khi gói.
Công đoạn nặn bánh đòi hỏi người làm phải thật khéo léo
Bột sau khi được bồng sẽ được nhồi thành khuôn dài, dùng hai ngón tay nhúng vào chén dầu thoa đều vào hai tay rồi sau đóngắt từng cục bột dùng ngón tay vê dần cục bột sao cho tạo thành một miếng vỏ thật mỏng và đều, dùng ngón cái nhấn vào giữa vỏ bánh để lấy khoảng trống nhồi nhân vào.
Vỏ bánh không được quá dày cũng không được quá mỏng
Khéo léo tạo hình để bánh không chỉ ngon mà còn phải đẹp
Nhân được nhồi vào bánh một cách tỉ mỉ, với bánh được nặn to hơn là bánh vạc còn bánh nhỏ là bánh bao. Sau khi nặn xong thì bánh được cho vào xửng và chưng cách thủy trên bếp khoảng từ 10 đến 15 phút là có thể thưởng thức.
3. Thưởng thức hương vị bánh bao bánh vạc Hội An
Sau khi bánh được hấp chín sẽ được bày ra đĩa và thưởng thức ngay khi còn nóng hổi là ngon nhất. Để làm nổi bật màu trắng của bánh người ta thường lót một lớp lá xanh xuống đĩa trước khi xếp bánh vào.Trên một đĩa bánh, bánh bao thường được bày ở giữa còn bánh vạc được bày xung quanh đĩa, một lớp hành phi được rải đều lên phía trên đĩa bánh. Bánh bao bánh vạc có cùng một loại nước chấm chua ngọt được pha chế theo công thức bí truyền của gia đình.
Bánh sau khi được hấp xong ăn nóng là ngon nhất
Sự kết hợp giữa nước chấm và bánh khiến cho người ăn có thể cảm nhận được vị ngọt của nhân tôm, nhân thịt, mùi vị bùi thơm béo dẻo dai của bột gạo trắng, cùng vị béo ngậy của hành phi và hương vị cay nồng của ớt.
Bánh thơm béo chấm với nước chấm chua ngọt thì ngon phải biết
Bánh bao mang hương vị đậm đà của nhân thịt, cay nồng của hạt tiêu hoà lẫn vào cái tươi mát của phần vỏ bột gạo. Còn bánh vạc thì lạ miệng hơn đôi chút bởi phần nhân tôm béo béo, ngọt ngọt, bùi bùi. Một chút cay cay từ nước mắm ớt sẽ càng kích thích, khiến hương vị của hai món bánh ngon hơn rất nhiều.
4. Lò Bánh Bao Bánh Vạc - Bông Hồng Trắng - địa điểm sản xuất bánh lâu đời
Bánh bao bánh vạc là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An. Thế nhưng, muốn tìm hiểu từ A tới Z về món đặc sản Hội An này thì nhất định phải ghé thăm Lò Bánh Bao Bánh Vạc - Bông Hồng Trắng lâu đời trên đường Hai Bà Trưng.
Lò Bánh Bao Bánh Vạc - Bông Hồng Trắng lâu đời ở phố Hội
Tại đây, du khách không chỉ thưởng thức được món bánh bao bánh vạc đúng điệu đặc sản Hội An mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu, tỉ mỉ của những người thợ làm bánh và có thể thử tự tay gói những chiếc bánh xinh đẹp này.
Đến đây bạn sẽ được thấy tận mắt quy trình tạo hình bánh
Và còn có thể được làm thử nữa
Đến Hội An mà chưa thưởng thức món bánh bao bánh vạc là chưa hưởng được cái vị đặc trưng của ẩm thực phố Hội - vùng đất quyến rũ với nét văn hóa ẩm thực đầy tinh tế. Nếu như có dịp đến với Hội An, đừng bỏ lỡ món đặc sản bánh bao bánh vạc trong suốt đến mỏng manh thanh tao nhưng cũng rất đậm đà này để hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của thành phố cổ kính nhỏ bé nằm bên bờ sông Thu Bồn xinh đẹp của xứ Quảng.
Cao Lầu - niềm tự hào của văn hóa ẩm thực phố cổ Hội An Cao lầu được xem là món ăn đặc trưng, là niềm tự hào của ẩm thực phố cổ Hội An, Quảng Nam. Câu ca dao xứ Quảng chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều thực khách, đặc biệt đối với những ai yêu văn hoá và ẩm thực Hội An. Cao lầu đã trở thành niềm tự hào của ẩm thực Hội...