Cách làm món bánh chưng rán nước ngon giòn, ăn không chán mà chẳng sợ béo
Không lo béo vì đồ chiên rán ngập mỡ sau những ngày Tết, món bánh chưng rán với nước vừa đơn giản dễ làm mà ăn ngon không tưởng lại không sợ béo.
Không có bánh chưng- không có Tết. Nhưng không phải ai cũng dám ăn vì sợ tăng cân không “hãm” được.
Năm nào cũng như năm nào, cứ sau mỗi dịp Tết, gia đình nào cũng có lượng bánh chưng dư thừa mà không biết làm thế nào để tiêu thụ hết được, thậm chí nhiều người không dám ăn vì sợ béo.
Tuy nhiên, ít người biết chế biến món bánh chưng rán nước để tận dụng triệt để lượng bánh chưng “ tồn kho” sau mỗi dịp Tết.
Quan trọng là món bánh chưng rán nước này ăn vừa không ngấy, lại lạ miệng và ăn nhiều mà không sợ bị béo…
Dưới đây là cách làm món bánh chưng rán nước cực đơn giản:
Bước 1: Bóc, cắt nhỏ bánh ra như hình
Video đang HOT
Bước 2: Đổ nước lọc xăm xắp
Bước 3: Bật bếp đun ở nhiệt độ khoảng 160 độ, tới khi hết nước, giảm xuống còn 120 độ rồi rán vàng 2 mặt. Xong xuôi, để bánh ra đĩa và thưởng thức
Món bánh chưng rán nước ăn giòn rụm, không ngấy, không béo mà vẫn giữ nguyên hương vị của nếp… thêm 1 chút rượu vang thì quả là “điểm 10 cho chất lượng”.
Ngoài ra, món bánh chưng rán nước cũng có thể ăn kèm với món kim chi hoặc dưa hành cũng là một gợi ý không tồi mà bạn nên thử. Chẳng thế mà có người cả đời không ăn quá một miếng bánh chưng nhưng với món bánh chưng rán nước thì có thể ăn vèo vèo hết nguyên cả đĩa.
Tuy nhiên, lưu ý là các mẹ nên dùng chảo chống dính loại tốt để tránh bị bén nồi, cháy… Ngoài ra, việc đun để cạn nước như vậy rất mất thời gian, khi thực hiện món ăn này bạn có thể hẹn giờ, làm việc khác rồi sau đó quay lại kiểm tra để đỡ mất công chờ đợi.
H.Anh
Theo Infonet
Cách bảo quản thức ăn thừa sau Tết
Bánh chưng, bánh tét, giò, chả, còn thừa sau những bữa cơm ngày Tết có thể được tận dụng hiệu quả, sáng tạo thành nhiều món ngon khác nhau.
Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều gia đình gặp phải tình trạng thức ăn còn dư thừa nhiều, bỏ đi không lỡ nên các bà nội trợ thường tìm cách giữ lại. Bảo quản thức ăn thừa sau Tết như thế nào là đúng cách?
ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhân dân 115 chia sẻ phương pháp bảo quản thức ăn như sau:
- Bánh chưng, bánh tét có thể cất vào ngăn mát. Khi bánh đã có lớp nhớt bên ngoài không nên dùng lại hay để vào ngăn đá. Với bánh bị khô, bạn có thể hấp hoặc chiên lại.
- Thịt kho, thịt luộc, giò chả sau khi dùng còn thừa nên cất vào ngăn mát để bữa ăn tới đem hâm lại. Nếu lưu giữ trên 3 ngày, bạn nên cho vào ngăn đá để đông, giữ được trong một tuần.
Với bánh chưng, bánh tét bị khô, bạn có thể hấp hoặc chiên lại. Ảnh: Vtimes
- Dưa hành, dưa kiệu có thể để bên ngoài. Nếu muốn chúng lâu chua, giảm lên men, bạn để vào ngăn mát tủ lạnh, giữ được 1-2 tuần.
Ngoài ra, chúng ta có thể tận dụng các món Tết còn thừa để chế biến thành những món khác như:
- Bánh chưng, bánh tét: Dát mỏng, cuộn cùng giò chả cắt sợi và củ kiệu hoặc hành ngâm ở giữa. Sau đó, bạn đem chiên giòn, ăn với rau sống.
- Thịt gà: Ta có thể dùng để nấu súp, cháo, hoặc xé nhỏ trộn gỏi. Phần thịt cũng có thể dùng làm ruốc (chà bông) gà.
- Các món thịt nguội, giò, chả, lạp xưởng: Bạn có thể thái lát, thái chỉ xào với rau củ và nấm. Ngoài ra, ta dùng giò chả còn thừa cắt hạt lựu để làm món cơm chiên. Một cách khách, giò, chả đem cắt hạt lựu, trộn cùng hành tây và ớt chuông, kết hợp trứng thành món trứng hấp, trứng chưng, trứng bác,...
- Trái cây: Bạn có thể làm thạch trái cây hoặc hoa quả trộn sữa chua.
Theo Zing
Hướng dẫn muối dưa hành không bao giờ bị hăng và nổi váng Dưa hành là một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm và mâm cúng ngày Tết, bên cạnh đó dưa hành là một món chống ngấy vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, muối dưa hành như thế nào để không bị hăng và nổi váng thì không phải ai cũng biết, cùng tham khảo công thức dưới đây để làm món dưa...