Cách làm mắm tép đồng vàng thơm chuẩn miền Tây cực kỳ đơn giản
Cách làm mắm tép đồng từ lâu đã trở thành một công thức truyền thống của người miền Tây Nam Bộ. Mắm tép đồng thường được ông bà ta ăn cùng với cơm trắng -
Vừa ngon, lại vừa rất tiết kiệm. Mắm tép cũng hay được dùng làm món khai vị để kích thích vị giác của thực khách. Để nắm rõ các bước làm mắm miền Tây cực ngon này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên liệu làm mắm tép đồng
Tép đồng tươi (Cách làm mắm tép đồng lưu ý nên chọn những con tép còn tươi, sống, nhảy lách tách. Đồng thời, nên ưu tiên chọn tép già để màu của mắm được đẹp và hấp dẫn hơn)25 gram gạo tẻ25 gram gạo nếp1 chén rượu trắng (bạn cẩn thận chọn loại nguyên chất, chưa pha trộn gì vào nhé)100 gram muối
Chuẩn bị tép đồng, gạo tẻ, gạo nếp, rượu trắng và muối để làm mắm. Ảnh: Internet
2. Hướng dẫn cách làm mắm tép đồng chi tiết từng bước
2.1. Bước 1: Sơ chế tép đồng và xay nhuyễn
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một cái thau thật sạch, cho nước vào hòa tan cùng với một chén rượu trắng.Sau đó, bạn bắc lên bếp đun sôi hỗn hợp.Sau khi sôi, bạn tắt bếp và để nguội hỗn hợp.Tiếp theo, bạn sẽ làm sạch tép. Bạn cho tép vào một chiếc rổ thưa, nhặt sạch bụi bẩn và tạp chất còn dính lại trên tép.
Sau đó, bạn xả nước thật mạnh để rửa tép. Cách làm mắm tép đồng cần rửa tép liên tục như thế, cho đến khi nước trong màu thì vớt tép ra, để ráo.Bạn cho phần tép vừa làm sạch xong qua hỗn hợp nước rượu khi nãy. Tiếp tục rửa tép một lần nữa với hỗn hợp này rồi vớt ra, để khô ráo.Sau đó, bạn cho tép vào cối xay nhuyễn.
Sau khi sơ chế sạch sẽ, tép được đem xay nhuyễn. Ảnh: Internet
2.2. Bước 2: Rang thính gạo ngâm mắm tép đồng
Cách làm mắm tép chua Huế thường sử dụng thính để lên men nhanh hơn. Ở miền Tây, khi muối mắm tép ít khi sử dụng nguyên liệu này. Tuy nhiên, để hương vị món mắm thêm hài hòa, sẽ hướng dẫn bạn cách làm mắm tép đồng với thính gạo tự chế biến tại nhà đúng chuẩn dưới đây.
Bạn ngâm gạo trong thau nước sạch khoảng 10 phút.Sau đó, vớt gạo ra và để cho thật ráo.
Cách làm mắm tép đồng dùng thính từ gạo ngâm nước và rang sẵn. Ảnh: Internet
Bắc chảo lên, khi chảo nóng, bạn cho gạo vào. Đồng thời, nhớ trở gạo đều tay và để lửa nhỏ để thính được đều màu và không bị cháy khét.Bạn rang gạo đến khi có màu vàng cánh gián thì tắt bếp.Cho thính vào cối và giã nhuyễn. Thính sẽ làm tép đồng của bạn nhanh chín hơn và mùi vị của thành phẩm làm ra được đậm đà hơn.
Tự làm thính gạo để làm mắm nhanh lên men hơn.
2.3. Bước 3: Ngâm nguyên liệu làm mắm vào hũ đựng
Bạn chuẩn bị một cái lọ hoặc bình nhựa để ngâm mắm.
Bạn bắt đầu cho nguyên liệu vào lọ theo công thức: 1 lớp tép, đến một lớp muối, cuối cùng là một lớp thính. Cứ thế đến khi lọ đầy và hết nguyên liệu.
Các bước ngâm mắm tép đồng trong lọ thủy tinh. Ảnh: Internet
2.4. Bước 4: Ủ mắm tép đồng
Bạn đậy thật chặt nắp lọ (lưu ý là phải thật chặt), sau đó đem phơi ngoài nắng, trời mưa thì bạn đặt lọ cạnh bếp sưởi.Bạn ngâm khoảng 2 tuần, quan sát thấy tép có màu đỏ tươi thì mở nắp ra. Nếu dậy lên mùi hương đặc trưng thì xem như bạn đã thành công với cách làm mắm tép đồng này rồi đấy.
Đem lọ mắm tép ra phơi ngoài nắng ấm khoảng 2 tuần.
2.5. Bước 5: Thưởng thức và bảo quản mắm tép đồng dùng lâu
Video đang HOT
Khi ăn, bạn dùng muỗng sạch để múc ra đĩa. Sau đó, bạn nhớ phải đậy nắp lại thật kín, tránh không khí và các loại côn trùng lọt vào.Cách làm mắm tép đồng nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng món này trong vài tháng mà không sợ bị hư.
Mắm tép đồng ăn ngon nhất là với cơm trắng, rau sống hay đậu phụ đều ngon. Bạn cũng có thể biến tấu làm mắm tép chưng thịt, ăn lại càng hấp dẫn và đậm đà. Hoặc, trong ngày Tết, người ta thường muối củ kiệu chua ngọt ăn với mắm tép, hoặc dưa món cho cân bằng. Mắm tép còn được dùng để làm kim chi truyền thống của Hàn Quốc đúng vị.
Mắm tép là nguyên liệu muối kim chi Hàn Quốc truyền thống. Ảnh Internet
3. Giá trị dinh dưỡng của tép đồng
Tép đồng là một loài tôm nước ngọt được tìm thấy chủ yếu ở các vùng sông, suối, hồ,…Đây là loài hải sản được bày bán quanh năm, và là nguyên liệu chế biến thức ăn phổ biến của người Việt Nam. Trong đó, phổ biến nhất là cách làm mắm tép đồng chuẩn vị miền Tây này. Cách làm mắm tép chua miền Tây có thể sử dụng tôm sông, hoặc tép riu để muối lên men.
Tép đồng là một loài tôm nước ngọt được tìm thấy chủ yếu ở các vùng sông, suối,…Ảnh Internet
Về giá trị dinh dưỡng, theo thống kê, trong 100 gram tép đồng chỉ tương đương 90 calo. Trong đó, chủ yếu là các thành phần đạm, canxi, kali, sắt, nước, cholesterol,…Thế nên, đây vừa là nguồn thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, vừa là nguyên liệu hoàn hảo để chế biến món ăn ít gây tăng cân.
Cách làm mắm tép đồng vàng thơm không hề phức tạp. Sẽ không có gì làm khó bạn, nếu bạn nắm cặn kẽ công thức chế biến và chịu đầu tư một ít thời gian. Còn chần chờ gì nữa mà bạn không nhanh chóng bổ sung vào thực đơn nhà mình món mắm tép đồng đi nào! Chúc bạn làm mắm tép đồng chuẩn vị để đãi gia đình nhé!
Cách làm cháo, gỏi vịt ngon đúng điệu
Một bát cháo nóng hổi, thịt vịt chấm nước mắm gừng sánh thơm nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho những người mới ốm dậy.
Để có một tô cháo vịt ngon, bổ dưỡng và không còn mùi hôi từ vịt đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới cách chế biến.
Công thức dưới đây sẽ giúp bạn có một món cháo vịt ngon đúng điệu để chiêu đãi cả nhà và bạn bè.
Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, vịt ngọt, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, bổ huyết, điều hòa ngũ tạng. Một trong những món ngon từ vịt được nhiều người yêu thích là cháo vịt. Ành: Bùi Thủy
1. Nguyên liệu:
a) Về vịt và cách khử mùi hôi của vịt:
- 1 con vịt khoảng 1,8 - 2kg. Nên chọn vịt vừa độ (không quá già hay quá non), thân hình đầy đặn, phần ức dầy.
- 1 muỗng canh muối
- 1 củ gừng đập dập, băm nhuyễn
- 3 muỗng canh rượu trắng
- 1,5-2 muỗng canh giấm hoặc 1 quả chanh
- Nước
b) Về phần gạo nấu cháo:
- 1,5 chén gạo tẻ
- 1/4 chén gạo nếp
- 1 nắm nhỏ đậu xanh
c) Về nước mắm gừng:
- 2 muỗng canh nước mắm (loại 30-40 độ đạm)
- 2 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh nước cốt chanh
- Gừng giã nhuyễn
- Tỏi băm
- Ớt băm
d) Về phần salad bắp cải/gỏi bắp cải:
- 1/3 bắp cải, cắt sợi nhỏ, ngâm nước đá lạnh để cho giòn
- 1/2 củ cà rốt, gọt vỏ, bào sợi mỏng
- 1/2 củ hành tây cắt lát mỏng, ngâm nước lạnh cho hết mùi hăng.
- 2-3 muỗng canh đậu phộng rang, giã sơ
- 2 muỗng canh hành khô chiên giòn
- 1 mớ rau răm rửa sạch, cắt nhỏ
- Nước trộn gỏi: 2 muỗng canh đường 2 muỗng canh nước mắm (loại 30-40 độ đạm) Nửa quả chanh Tỏi, gừng băm Nửa chén nước.
e) Các nguyên liệu khác:
- 1 củ hành tây
- Hành lá
- Các loại rau ăn kèm tùy thích: rau tía tô, húng quế, mùi tàu...
- Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, đường (tùy chọn theo khẩu vị).
Một bát cháo nóng hổi, thịt vịt chấm nước mắm gừng sánh thơm nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho những người mới ốm dậy. Ảnh: Bùi Thủy.
2. Cách làm:
a) Cách làm sạch, khử mùi hôi của vịt:
- Vịt sau khi mổ và làm sạch, chú ý loại bỏ phần tuyến nhờn (phao câu) ở phần cuối đuôi vịt, đây là tác nhân gây hôi.
- Sau đó, dùng muối chà xát lên toàn thân vịt, để nghỉ một lúc thì rửa sạch. Tiếp tục cho hỗn hợp rượu trắng, gừng, dấm xoa cả bên trong và bên ngoài, rửa sạch lại lần nữa.
- Phần mề, lòng vịt cũng bóp với muối, chanh, rượu trắng và rửa sạch.
b) Chuẩn bị gạo và các loại rau:
- Gạo nếp, gạo tẻ, đỗ xanh vo sạch, để ráo nước. Sau đó, cho gạo vào chảo rang hơi ngả vàng thì tắt bếp, để riêng.
- Nhặt và rửa sạch hành lá. Nhặt sạch rau, để riêng phần gốc của rau húng quế, gốc hành trắng rửa sạch.
c) Cách luộc vịt:
- Cho nước vào nồi cùng 1 củ hành tây chẻ đôi, 1 nhánh gừng rửa sạch đập dập, 1 củ hành tím nướng bóc vỏ rửa sạch, thêm gốc hành lá và gốc mùi rửa sạch vào. Nêm chút muối, bột ngọt vào nước. Cho nồi nước lên bếp bật lửa, nhớ canh khi lửa hơi sủi tăm thì mới cho vịt vào luộc (chú ý đừng để nước sôi khi luộc thịt dễ bị đỏ thịt, nếu chưa sôi thì thịt vịt sẽ ít ngon ngọt). Tiết và lòng vịt cho vào sau khi vịt đã vớt ra để tránh thịt vịt bị đen, màu không đẹp.
- Khi nước sôi thì vớt bọt và hạ nhỏ lửa đậy vung luộc tầm 30-35 phút, rồi trở mặt. Thử thịt vịt chín bằng cách dùng đũa xiên thử kiểm tra, nếu không còn nước đỏ là đã chín. Bạn nên ngâm vịt trong nước cho tới khi nguội dần thì vớt ra. Cách này giúp vịt giữ nước căng mướt và ngon ngọt hơn.
- Sau đó, vớt vịt ra để nguội, chặt miếng vừa ăn. Tùy theo từng gia đình, có thể lọc riêng thịt vịt thái miếng.
d) Cách nấu cháo:
- Vớt bỏ các phần hành tây, gừng, gốc rau mùi ra khỏi nồi nước luộc vịt. Cho phần tiết và lòng vịt vào luộc chín, vớt ra để riêng.
- Thêm gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh đã rang vào nồi nước luộc vịt và ninh cho tới khi cháo chín nhừ. Nêm nếm gia vị phù hợp theo khẩu vị gia đình.
e) Cách làm gỏi bắp cải:
- Nước trộn gỏi: Cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, nửa chén nước, nước cốt chanh, tỏi gừng băm vào bát trộn đều cho tan.
- Bắp cải thái sợi, hành tây cắt lát mỏng, cà rốt thái sợi đem ngâm nước đá lạnh cho giòn rồi vớt ra trộn với hỗn hợp nước trên cùng rau răm thái nhỏ.
- Sau đó, cho gỏi ra đĩa, sắp thịt vịt, lòng vịt thái vừa miếng, rắc đậu phộng rang giã sơ cùng hành khô chiên giòn lên trên.
Để có một tô cháo vịt ngon, bổ dưỡng và không còn mùi hôi từ vịt đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới cách chế biến. Ảnh: Bùi Thủy.
f) Cách làm nước mắm gừng để chấm thịt vịt: Trong một cái bát, cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm (30-40 độ đạm), nước cốt chanh, thêm gừng giã nát, tỏi băm, ớt vào rồi khuấy tan cho tới khi tạo độ sền sệt, đậm đà.
g) Trình bày: Múc cháo ra tô, cho thịt vịt, hành lá, tía tô, rau mùi và rắc ít hạt tiêu, thêm vài lát ớt, rắc hành phi lên và thưởng thức khi còn nóng. Cháo ăn kèm gỏi vịt rất ngon, cân bằng các yếu tố nóng - lạnh, tinh bột - chất đạm tạo cho món ăn thêm độ hoàn hảo.
Bánh đúc nóng: Quà vặt Hà thành khi vào đôngCách làm cà tím nướng mỡ hànhCải chíp sốt nấm chế biến trong 10 phút
Cách nấu cháo thịt bằm bằng nồi cơm điện đơn giản, không bị trào Cách nấu cháo thịt bằm bằng nồi cơm điện đơn giản thật, nhưng muốn ngon thì cần dùng tỷ lệ nước với gạo như thế nào để cháo có độ đặc, lỏng như mong muốn? Cách kiểm soát tình trạng cháo sôi trào như thế nào để không làm hỏng vật dụng chế biến? Chỉ cần nắm vững những lưu ý dưới đây,...