Cách làm khoai mì trộn dừa dẻo ngon lạ miệng cho cả nhà
Khoai mì là món ăn vặt dân dã được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, béo bùi, ăn mãi không ngán mà cách làm lại vừa nhanh chóng, đơn giản.
Nguyên liệu làm Khoai mì trộn dừa
Khoai mì 1 kg
Nước cốt dừa 200 ml
Dừa nạo 200 gr
Đậu phộng rang 100 gr
Hành lá 3 nhánh
Dầu ăn 2 muỗng canh
Nước lọc 200 ml
Đường/ muối 1 ít
Cách chọn mua khoai mì ngon
Để nấu khoai mì ngon, bạn nên lựa chọn loại khoai mì đồi vì thịt bở bùi và thơm. Lúc mua bạn chú ý chọn mua những củ còn tươi, đầy đặn, lớp vỏ căng, phần thịt ít xơ, mềm và có vị ngọt.Bạn có thể sử dụng móng tay cào nhẹ phần vỏ mỏng để kiểm tra bên trong. Nếu thịt bên trong màu hồng nhạt thì chọn, còn màu trắng thì không nên chọn vì có lượng độc tố cao hơn.Tránh lựa chọn những củ khoai mì đã để lâu ngày vì khi ăn sẽ bị sượng, không ngon, thậm chí còn có độc tố gây ảnh hưởng sức khỏe.
Cách chế biến Khoai mì trộn dừa
1
Sơ chế khoai mì
Khoai mì sau khi mua về bạn rửa qua với nước để lớp vỏ sạch bùn đất, sau đó tiến hành lột vỏ rồi mang ngâm nước trong vòng 2 tiếng rồi vớt ra để ráo.
Mách nhỏ: Để lột vỏ khoai mì dễ hơn, bạn có thể dùng dao khía lớp vỏ ngoài theo đường xoắn ốc và bắt đầu lột vỏ.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Đậu phộng rang bóc sạch vỏ, sau đó giã dập.
Hành lá bạn mua về rửa sạch, phần lá hành cắt khúc ngắn.
Bắc chảo lên bếp, chờ khoảng 5 phút để chảo nóng thì cho 2 muỗng canh dầu ăn vào, đợi khoảng 5 phút nữa cho dầu nóng thì bỏ hết hành vào xào sơ.
3
Nấu khoai mì
Khoai mì cắt thành khúc, xếp vào nồi. Cho 200ml nước cốt dừa và 200ml nước lọc vào nồi đến khi ngập khoai mì.
Nêm vào nồi 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường. Nấu khoai mì với lửa vừa khoảng 15 – 20 phút đến khi cạn nước thì vớt khoai ra, cho vào tô rồi dùng nĩa nghiền thật nhuyễn.
Video đang HOT
4
Làm khoai mì trộn dừa
Cho dừa nạo, mỡ hành, đậu phộng đập dập vào tô khoai mì nghiền. Lưu ý mỗi nguyên liệu chừa lại một ít để rắc topping ở thành phẩm. Trộn đều tay để các nguyên liệu hòa với nhau.
5
Hoàn thành
Cho phần khoai mì trộn ra đĩa, rắc phần nguyên liệu còn lại gồm đậu phộng rang, dừa nạo, mỡ hành lên trên để trang trí và tăng độ bắt mắt cho món ăn.
6
Thành phẩm
Món khoai mì trộn dừa với màu sắc bắt mắt, khoai mì bở thơm ngậy mùi nước cốt dừa, vị mặn mặn ngọt ngọt dễ ăn. Đậu phộng rang giòn giòn cùng dừa nạo giúp cho món ăn càng tăng thêm hương vị, ăn mãi không ngán. Đây là một món ăn vặt vừa ngon miệng lại vừa tốt cho sức khỏe.
Cách làm bánh sắn Phú Thọ thơm ngon hấp dẫn đơn giản ngay tại nhà
Sắn là loại củ có vị ngọt bùi, chứa nhiều tinh bột có thể dùng để chế biến món ăn mang những hương vị đặc trưng riêng.
Nổi tiếng trong số đó phải kể đến bánh sắn Phú Thọ. Hôm nay,vào bếp và học ngay cách làm món bánh này để chiêu đãi cả nhà nhé!
Nguyên liệu làm Bánh sắn Phú Thọ
Khoai mì 1 kg (củ sắn)
Đậu xanh 200 gr (bóc vỏ)
Thịt ba chỉ 100 gr
Hành tím 4 củ
Dầu ăn 2 muỗng canh
Lá chuối 2 nhánh
Muối 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt ba chỉ tươi ngon
Một miếng thịt heo ngon sẽ có màu hồng nhạt hay đỏ nhạt, phần mỡ có màu trắng ngà và có mùi thơm đặc trưng của thịt. Các thớ thịt phải đều, săn chắc và không bị rỉ dịch hay chảy nhớt.
Bạn có thể dùng tay ấn vào thịt, nếu quan sát thấy thịt đàn hồi ngay, không để lại vết lõm, miếng thịt khô ráo và không bị dính tay chứng tỏ đây là miếng thịt ngon.Tuyệt đối không nên mua những miếng thịt mềm nhũn, chảy dịch, xỉn màu, có mùi hôi, đây là dấu hiệu của thịt không tươi.
Cách chọn mua khoai mì (sắn) ngon
Khoai mì bạn nên chọn củ thuôn dài, phần thân to, khi cầm cảm thấy nặng tay sẽ ngon hơn nhiều.Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.Ngoài ra, không nên để khoai mì quá lâu vì sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa.
Dụng cụ thực hiện
Bộ nồi xửng hấp, máy xay thịt, chảo, tô, dao,...
Cách chế biến Bánh sắn Phú Thọ
1
Chuẩn bị đậu xanh
Đậu xanh mua về vo sạch với nước, sau đó ngâm 200gr đậu xanh từ 2 - 3 tiếng cho đậu nở mềm rồi rửa lại lần nữa với nước và để ráo.
Bắc một nồi nước lên bếp mở lửa lớn cho thật sôi rồi đặt xửng hấp lên, đổ phần đậu xanh vào và đậy nắp hấp trong khoảng 25 phút cho đậu chín mềm.
Sau khi đậu xanh đã được hấp chín, bạn cho đậu ra tô, nghiền cho đậu nhuyễn mịn.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Hành tím thái lát. Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng rồi cho hành tím vào phi vàng.
Lá chuối rửa sạch bụi bẩn, dùng khăn lau khô. Tước ra thành nhiều lá nhỏ bằng 3 ngón tay.
3
Ướp thịt
Thịt ba chỉ ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa sạch lại với nước để ráo rồi thái nhỏ khoảng 1/2 lóng tay.
Đem ướp với 2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt tiêu cho vừa ăn rồi trộn đều. Để thịt nghỉ khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.
4
Sơ chế khoai mì
Dùng dao khía một đường dài trên thân củ khoai mì rồi dùng tay bóc lớp vỏ đi. Cắt bỏ phần đầu và đuôi củ khoai vì phần này chứa nhiều độc tố.
Ngâm khoai mì vào nước muối loãng khoảng 2 - 3 tiếng cho ra hết nhựa và đắng rồi rửa sạch lại với nước vài lần.
Cách sơ chế khoai mì bớt độc:
Phần vỏ bên ngoài của khoai mì thường có độc tố do đó tốt nhất bạn nên sơ chế khoai mì trước 1 ngày khi làm bánh nhé!Ngâm khoai mì với một ít muối giúp khoai không bị thâm đen và thải bớt độc tố.Trong quá trình ngâm khoai mì, bạn phải thường xuyên thay nước.
5
Xay khoai mì
Cho khoai mì vào máy xay sinh tố, đổ nước ngập sau đó xay đến khi nhuyễn mịn.
Tiếp đến, bạn cho phần khoai mì đã xay vào tấm vải lưới lọc rồi vắt hết nước trong khoai mì ra, giữ lấy phần xác khoai để lấy bột làm bánh.
Bột bánh trộn đều với 2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng canh nước. Sau đó để bột nghỉ khoảng 5 phút.
6
Làm nhân bánh
Cho 1/2 muỗng cà phê muối và hành phi vào phần đậu đã nghiền nhuyễn. Dùng tay trộn đều cho nguyên liệu hòa quyện. Chia nhỏ đậu thành những viên có trọng lượng khoảng 20gr.
Sau đó bạn ấn dẹt và cho phần đậu xanh bọc kín một ít thịt, vo thành những viên tròn nhỏ vừa ăn.
7
Tạo hình và hấp bánh
Ngắt 1 ít bột khoai mì sau đó bạn vo viên tròn, tiếp đó, bạn nhấn dẹt bột và cho viên nhân thịt đậu xanh đã chuẩn bị vào giữa vỏ bánh.
Bọc kín nhân lại bên trong, vê to dài như ngón chân cái rồi lấy lá chuối cuốn xung quanh. Bạn làm tương tự với phần vỏ bánh và phần nhân còn lại.
Bạn bắc xửng hấp lên bếp, lần lượt xếp bánh vào nồi, hấp khoảng 20 phút trên lửa vừa, khi nào thấy bột trong trong là bánh đã chín nhé!
8
Thành phẩm
Khi bóc chiếc bánh, bên ngoài có màu xanh nhạt từ màu xanh của lá chuối, bên trong bánh có màu trắng và ở giữa là nhân. Bánh sắn Phú Thọ có mùi thơm ngậy của sắn lẫn vị bùi, béo của nhân nhân đậu thịt vô cùng hấp dẫn, bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn.
Với công thức này bạn sẽ có được những chiếc bánh với lớp vỏ ngoài mềm xốp và phần nhân vừa ngọt, vừa bùi, ăn cực đã!
Chè sắn nóng - ấm lòng ngày se lạnh Chè có vị dịu ngọt ấm nóng của gừng, màu nâu vàng sánh mịn quyện với từng miếng sắn dẻo mềm xua đi cái se lạnh khi gió mùa về. Nguyên liệu 500 gram sắn tươi (khoai mì) 100 gram đường vàng hoa mai (hoặc đường thốt nốt, mật mía) 1 nhánh gừng nhỏ 1/4 thìa cà phê muối tinh 2 lá dứa...