Cách làm khoai lang chiên giòn ngon khó cưỡng
Khoai lang chiên giòn là món ăn được rất nhiều người yêu thích, bạn có thể ăn trong bữa ăn gia đình hoặc có thể là món ăn vặt giữa buổi. Dưới đây là cách làm khoai lang chiên giòn ngon
Nguyên liệu làm khoai lang chiên giòn
2 củ khoai lang
1 thìa cà phê nước cốt chanh
thìa cà phê muối
chén dầu ăn
30gr đường
100ml nước cốt dừa
120gr bột gạo
Hướng dẫn cách làm khoai lang chiên giòn ngon
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Pha loãng chút muối vào một thau nước sạch, làm sạch vỏ khoai lang, sau đó dùng nạo để nạo hết vỏ, cắt khoai lang thành từng miếng cỡ bằng ngón áp út hoặc theo hình dạng tùy ý. Thái đến đâu bạn cho ngai khoai lang vào thau nước đã chuẩn bị đến đó để khoai không bị thâm.
Bước 2 Trộn hỗn hợp bột
Hòa chung 50 ml nước , bột gạo, muối, nước cốt chanh, nước cốt dừa, và đường trong 1 cái bát lớn, sau đó khuấy thật đều tay cho đến khi hỗn hợp trên đặc sệt lại. Nhúng khoai vào bát bột, nhúng kỹ cho đều các mặt của khoai.
Bước 3 Chiên khoai lang
Đặt chảo dầu lên bếp và đun nóng (chú ý dầu phải ngập khoai lang, muốn làm khoai lang chiên trở nên giòn hơn, bạn cần đặc biệt lưu ý việc đun dầu cho thật nóng già và nhỏ lửa). Cho khoai lang vào chảo dầu chiên. Khi khoai lang chiên đã chín đều, có màu vàng đẹp mắt, sau đó vớt khoai ra và để vào đĩa có giấy thấm dầu bên dưới.
Bước 4 Thành phẩm
Bên ngoài miếng khoai lang chiên giòn tan, khoai lang vừa ngọt vừa giòn, béo thơm, bên trong miếng khoai chín mềm ngọt tự nhiên, bảo đảm bạn sẽ ăn mãi mà không thể ngưng.
Cách làm khoai lang chiên kiểu thái
Nguyên liệu làm khoai lang chiên kiểu Thái
1 thìa canh hỗn hợp sốt thơm.
Dầu thực vật, để chiên ngập dầu
Phần bột chiên
650g khoai lang (khoảng 2 củ to)
1 cup bột gạo hoặc bột mì đa dụng
Video đang HOT
cup bột bắp
1 thìa café baking soda
thìa café muối
cup c
1 thìa canh hạt mè trắng
cup và thêm 1 thìa canh nước
Phần nước chấm
1 cup sốt ớt ngọt, tự làm hoặc mua sẵn
1/2 cup đậu phộng rang, băm nhỏ
cup lá mùi tươi, thái nhỏ
cup ớt hiểm, băm nhỏ (tùy chọn)
Hướng dẫn cách làm khoai lang chiên kiểu Thái
Bước 1 : Sơ chế khoai lang
Để làm khoai lang chiên kiểu thái, đầu tiên hãy gọt vỏ khoai, sau đó thái con chì giống như khoai tây chiên, dày 1.3cm, chiều dài tùy chọn.
Bước 2: Trộn bột
Trong tô lớn, trộn đều bột gạo (hoặc bột mì đa dụng), bột bắp, baking soda, muối dừa khô và hạt mè trắng. Thêm nước và hỗn hợp sốt thơm rồi tiếp tục cho đến khi bột đặc lại và hơi nhão.
Bước 3 : Tạo vỏ bột cho khoai lang chiên
Cho khoai lang vào bột và dùng tay trộn đều cho bột phủ kín khoai. Tốt nhất là bạn nên dùng tay thay vì dùng thìa do lớp bột khá dày. Bạn sẽ thấy dừa khô và hạt mè dính vào khoai một cách ngẫu nhiên, giống như muối trên bánh quy ấy. Múc khoai ra khỏi âu và để sang một bên.
Bước 4: Chiên khoai
Đổ nhiều dầu ăn vào một chiếc chảo sâu lòng và làm nóng ở nhiệt độ từ 160-229C. Để kiểm tra xem dầu đã nóng chưa mà không cần đến nhiệt kế đo nhiệt, hãy nhúng một chiếc đũa gỗ vào chảo dầu. Nếu dầu đủ nóng, bọt khí sẽ nổi lên từ đầu đũa. Lót giấy thấm dầu vào đĩa và để đĩa cạnh bếp.
Từ từ thả khoai lang vào chảo dầu sôi. Bạn nên chiên thành nhiều mẻ nhỏ, cẩn thận để không làm cháy chảo. Sau khoảng 2 phút, lớp vỏ sẽ bắt đầu sậm màu và tạo thành một lớp vỏ cứng, lúc ấy món ăn đã sẵn sàng. Sử dụng xẻng chiên để vớt khoai ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu. Lặp lại cho đến khi chiến hết số lượng khoai đã chuẩn bị.Để làm nước chấm, bạn cho sốt ớt ngọt vào một chiếc bát nho đậu phộng, lá mùi tươi, ớt lên trên. Trước khi ăn trộn đều hỗn hợp.
| Dùng khoai với nước chấm. Nếu thừa khoai, bạn có thể nướng lại với nồi chiên không dầu nhiệt độ 180C cho đến khi khoai giòn trở lại.
Cách làm khoai lang chiên xù tẩm bột
Bước 1: Khoai đem về gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Sau đó, bạn cho khoai vào nồi hấp và hấp trong khoảng thời gian 15 phút, hoặc nếu không hấp các bạn có thể cho khoai vào luộc vẫn được. Sau 15 phút, bạn có thể lấy thử đũa để châm vào miếng khoai, nếu thấy khoai đã mềm và bở là đã chín.
Bước 2: Tắt bếp, vớt khoai ra đĩa và cho vào máy xay xay nhuyễn. Nếu không dùng máy xay bạn cũng có thể giã nhuyễn hoặc dùng muỗng để tán sao cho khoai thật nguyễn. Sau đó bạn cho bột năng , lòng đỏ trứng cùng với đường vào khoai xay nhuyễn, trộn đều hỗn hợp, đến khi thấy bột có độ kết dính là được.
Bước 3: Chia đều bột thành các phần bằng nhau và nặn khoai thành hình tròn theo kích thước phù hợp, tiếp tục đến khi hết phần bột.
Bước 4: Lấy từng cây bánh lăn qua bột mì, trứng và bột chiên xù. Bạn nên lăn qua lại vài vòng và gĩu bỏ phần bột thừa để bột bám đều vào khoai.
Bước 5: Đặt chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng, cho dầu nhiều ngập nửa bánh. Khi dầu sôi, cho lần lượt từng cái bánh vào, một lần chiên chỉ nên cho vài cái, lật qua lật lại nhẹ nhàng đến khi thấy lớp bột chiên xù có độ vàng, giòn, các bạn gắp bánh cho ra đĩa có giấy thấm dầu.
Vậy là món ăn đã hoàn thành. Bạn xếp bánh ra dĩa, chấm kèm với tương cà, tương ớt hoặc nước xốt chua ngọt đều ngon. Bánh khoai lang tẩm bột chiên xù sẽ ngon hơn khi bạn ăn nóng.
Khoai lang chiên xù sau khi hoàn thành sẽ có lớp vỏ bánh giòn rụm, bên trong viên khoai có độ mềm, ngọt và thơm lừng với mùi hương của khoai lang. Món ăn có thể dùng như bữa sáng, bữa xế hoặc dùng làm món ăn vặt và tráng miệng đều được. Chắc chắn, cả gia đình bạn sẽ rất thích món ăn này cho mà xem. Chần chừ gì nữa, thực hiện ngay thôi nào. Chúc các bạn thành công!
Cách chọn mua khoai lang ngon
Theo kinh nghiệm chọn mua khoai lang của mình, khi mua khoai, trước tiên bạn cầm khoai lên, sau đó thử nắm nhẹ lại, không mua những củ quá cứng (thường là bị xơ) hoặc các củ khoai lang quá mềm (thường là củ khoai đó đã bị hư hoặc bị hà). Về bên ngoài : bạn nên chọn những củ thân tròn, thuôn dài,. Không mua những củ khoai lang bên ngoài vỏ đã bị rỗ đen, nhiều hõm, hốc hoặc nhiều eo.
Cách làm sa tế kiểu Thái ngon chuẩn vị lạ miệng
Bạn có biết sa tế là một loại gia vị được rất nhiều người yêu thích và được nấu cùng với nhiều món ăn. Có nhiều loại sa tế, nhưng Sa tế kiểu Thái rất được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu về các loại sa tế và cách làm sa tế kiểu thái nhé các bạn
Sa tế là gì?
Sa tế là một hỗn hợp phụ gia thực phẩm được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt bột hoặc ớt tươi và dầu ăn (một số loại có thêm sả băm nhuyễn).
Với vị cay nhẹ đậm đà, sa tế thường được dùng để tẩm ướp nguyên liệu, tạo nên mùi vị hấp dẫn, màu sắc đỏ đặc trưng và mùi thơm nồng nàn cho các món lẩu, món nướng và các món nước khác.
Nguồn gốc của sa tế
Được biết, sa tế xuất hiện đầu tiên ở 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc. Loại sa tế có các nguyên liệu chính gốc Ấn Độ xuất phát từ người Mã Lai thuộc đất nước này. Còn sa tế ở Trung Quốc thì có nguồn gốc từ loại sa tế Shacha với các nguyên liệu như: dầu đậu tương, tỏi, hẹ, ớt, cá và tôm khô được sử dụng phổ biến ở vùng Phúc Kiến, Triều Châu.
Nhờ có sa tế, mà các món nướng hay món lẩu trở nên hấp dẫn, thơm ngon và đẹp mắt hơn. Chính vì thế mà sa tế dần được lan rộng và trở thành một loại gia vị phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Singapore, Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc,...
Có bao nhiêu loại sa tế?
Dựa trên cách làm
Dựa trên cách chế biến, sa tế có 3 loại chính:
Sa tế được chế biến theo cách làm tại Việt Nam:
Vẫn sử dụng những nguyên liệu cơ bản như: ớt bột và dầu ăn, nhưng sa tế kiểu Việt Nam sẽ cho thêm muối và sả băm nhuyễn, đặc biệt phần dầu được thêm vào rất ít nên vị sa tế này có mùi vị mặn cay rất đậm đà.
Sa tế được chế biến theo cách làm tại Trung Quốc:
Khác với sa tế Việt Nam, sa tế Trung Quốc lại sử dụng rất nhiều dầu để chế biến theo công thức 1/4: 1 phần ớt bột và 4 phần dầu ăn hoặc cứ 30gr ớt bột thì cho 250ml dầu ăn vào pha trộn.
Ngoài ra, người Trung Hoa còn cho thêm một số nguyên liệu khác như: hoa hồi, hoa tiêu, nguyệt quế, thanh quế, thảo quả, đinh hương, bạch đậu khấu, mè trắng, gừng... để tạo thêm mùi vị đặc trưng cho món ăn.
Sa tế được chế biến theo cách làm tại Thái Lan:
Thường được gọi với cái tên Tomyum, sa tế kiểu Thái được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt, riềng, sả, lá chanh, me, tôm khô, mắm tôm..... Đây chính là loại gia vị được nêm vào món lẩu, giúp nước dùng có vị chua cay đậm đà rất đặc trưng kiểu Thái.
Cách làm sa tế kiểu Thái chuẩn vị
Cả hai công thức sau đây đều tạo nên món sốt sa tế kiểu Thái ngon. Một là công thức đơn giản, thời gian làm nhanh và có phần độc đáo mà gia đình tôi rất ưa chuộng và sử dụng trong nhiều thập kỷ qua. Nó bao gồm bơ đậu phộng, phủ một lớp dầu phía trên, thêm chút giấm chưng cất và đường cát. Thời gian thực hiện chưa đầy 10 phút, rất nhanh chóng. Công thức thứ hai tốn nhiều thời gian hơn một chút, sử dụng đậu phộng rang xay. Bạn hãy lựa chọn công thức phù hợp nhất với mình. Tôi thì thích cả hai, và phiên bản cầu kỳ hơn giống hệt loại sốt sa tế bạn ăn ở các hàng rong của Bangkok.
Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào, sốt sa tế đều có thể bảo quản ở hộp kín, giữ được 2-3 tuần trong ngăn mát tủ lạnh, và 3-4 tháng nếu động lạnh. Trước khi sử dụng, bạn chỉ cần rã đông và hâm nóng lại một chút bấm hơn nhiệt độ phòng). Ngoài ra, vì nước sốt có xu hướng đặc lại trong quá trình nấu, bạn cần phải pha loãng với nước để có độ sệt như mong muốn.
Cách làm sa tế kiểu Thái đơn giản
1,5 cup nước cốt dừa
1 thìa café muối
1/4 cup sốt cà ri đỏ tự làm, hoặc 2 thìa canh nếu sử dụng loại mua sẵn
2 thìa canh giấm trắng hoặc rượu táo chưng cất
1 cup bơ đậu phộng tươi không :
1/2 cup đường cát hoặc đường nâu
Trong một chiếc nồi cỡ vừa, đun sôi nước sốt dừa, bột cà ri, bơ đậu phộng, muối, nước, giấm và 1 cup đường. Vặn lửa về mức nhỏ và để hôn hợp sôi liu riu, thi thoảng đảo đều để không bị bén nồi, trong khoảng 3 phút cho đến khi nước sốt sánh lại. Nếm thử và thêm đường nếu bạn thích vị sốt ngọt, khuấy đều cho đường tan. Lấy chảo ra khỏi bếp và để sốt nguội hẳn nhiệt độ phòng.
Cách làm sa tế kiểu Thái cầu kỳ
Nguyên liệu
1/4 cup sốt cà ri đỏ, tự làm hoặc 2 thìa canh nếu sử dụng loại mua sẵn
1 thìa dầu dừa, dầu lạc hoặc dầu thực vật
1,5 cup nước cốt dừa
3/4 cup đường thốt nốt
1 thìa café muối
1 thìa nước cốt me, tự làm (trang 223) hoặc mua sẵn g
1/2 cup nước
2 cup đậu phộng rang, giã nhỏ mịn trong cối hoặc xay mịn trong máy xay thực phẩm
Cách làm sa tế kiểu Thái
Trong một chiếc nồi cỡ vừa, đun hỗn hợp cà ri, dầu, 2 cup nước cốt dừa ở mức lửa vừa cho đến khi hỗn hợp cà ri dậy mùi thơm và tách dầu, khoảng 2 phút. Thêm 1 cup nước cốt dừa còn lại, đường, muối, đậu phộng rang xay, nước cốt me và nước, khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp đồng nhất và nổi một lớp dầu mỏng phía trên, khoảng 2-3 phút. Lấy chảo ra khỏi bếp và để nước sốt nguội ở nhiệt độ phòng.
Cách làm bò né khổ qua và hoa thiên lý : Ướp ngon hơn nhà hàng Nếu đang tìm kiếm một món ăn thơm ngon nhiều dinh dưỡng lại lạ miệng ngày cuối tuần, bạn có thể làm món bò né. MrL xin giới thiệu với các bạn cách làm bò né khổ qua và bò né hoa thiên lý cực kì thơm ngon nhé. Cách làm bò né khổ qua Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu cách...