Cách làm giàu “độc” nhất tỉnh Thái Bình: “Chàng Robinson” nuôi ốc nhồi ở giữa sông Hồng
Tận dụng chiếc thuyền cát không sử dụng tới, ông Phạm Văn Thư (55 tuổi), ở thôn Tương Đông, xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã nuôi ốc nhồi trong đó.
Ban đầu không ai biết ông Thư làm gì ở cái thuyền bỏ hoang ở giữa sông Hồng cho tới khi bất ngờ biết ông có thu nhập 15 triệu/tháng nhờ nuôi ốc nhồi.
Nuôi ốc nhồi kiểu chẳng giống ai
Chuyện ông nông dân “bí hiểm” ra giữa sông Hồng nuôi ốc nhồi trong cái thuyền bỏ hoang khiến phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN quá tò mò.
“Bơi” ra giữa sông Hồng, chúng tôi đến thăm quan mô hình nuôi ốc nhồi của ông Phạm Văn Thư vào những ngày đầu tháng 7. Tuy được người quen dẫn đi nhưng phải mất một lúc để ông Thư đánh thuyền vào chở chúng tôi ra nơi ông làm giàu.
A Nuôi ốc nhồi độc nhất Thái Bình, ông Phạm Văn Thứ kiếm hàng chục triệu mỗi tháng. Trong ảnh: Ông Thư xuống lòng thuyền-nơi giống như một cái ao ở giữa sông Hồng mò 1 lúc được bao nhiêu là ốc nhồi. Những con ốc nhồi ông Thư nuôi ở giữa sông Hồng có màu sắc bắt bắt, trơn bóng, sáng màu, hấp dẫn chứ không dính nhiều bùn đất, rong rêu như nuôi ở trong ao…
Chờ đợi dưới cái nắng cháy da, càng làm chúng tôi tò mò hơn về mô hình nuôi ốc nhồi có một không hai ở tỉnh Thái Bình, thậm chí là chưa nơi nào trên đất nước Việt Nam này có cái “ao” nuôi ốc nhồi như ông Thư.
Bên chén trà nóng lênh đênh trên con thuyền, ông Thư từ từ kể về câu chuyện mang con ốc nhồi ra giữa sông Hồng nuôi.
Ông Thư trước kia làm nghề vận chuyển cát gần 20 năm trên con sông Hồng. Thời gian đầu công việc khá thuận lợi. Nhưng khi những con thuyền bằng sắt hiện đại ra đời, chiếc thuyền bê tông nặng nề của ông trở lên lạc hậu, công việc làm ăn ngày càng kém đi.
Thất nghiệp , ông Thư lên bờ tìm kế sinh nhai. Được bạn bè giới thiệu cho mô hình nuôi ốc nhồi cho hiệu quả kinh tế cao. Ban đầu, ông cũng chưa thấy “kích thích” với nghề nuôi ốc nhồi lắm bởi trong đầu biết bao câu hỏi: Nuôi ở đâu, nuôi như thế nào…
Rồi bất chợt, có người bạn nói ông mang ốc nhồi ra cái thuyền bê tông đang bỏ hoang ngoài giữa sông Hồng mà nuôi. Thế là trong đầu ông vụt lên ý tưởng cải tạo cái thuyền đó làm ao nuôi ốc nhồi. Nghĩ được, ông Thư phấn chấn như “bắt được vàng”.
Vậy là ốc nhồi có thể nuôi được trên con thuyền cát bỏ hoang ở giữa sông Hồng của ông Thư. Thấy ý tưởng hay quá, ông liền tìm tới các mô hình nuôi ốc nhồi để thăm quan học hỏi và mua ốc giống về nuôi thử.
Video đang HOT
Cận cảnh con thuyền cát bỏ hoang ở giữa sông Hồng-nơi ông Thư biến thành cái ao nuôi ốc nhồi mang lại nguồn thu nhập khá cao cho gia đinh. Nhiều người gọi ông Thư là “chàng Robinson” nuôi ốc nhồi ở giữa sông Hồng.
“Tôi đến thăm quan thì thấy người ta nuôi bạt ngàn ốc nhồi trong bể xi măng, lúc này tôi với nghĩ thầm, nuôi trên bể bê tông xi măng với trên thuyền có khác gì nhau đâu. Sau đó tôi về lắp đặt thêm hệ thống bơm, thay tháo nước và mua 4.000 ốc giống về nuôi thử”, ông Thư kể lại với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Lại một lần nữa được làm kinh tế trên con thuyền đã từng gắn bó mấy chục năm, ông Thư trở lên tâm huyết hơn, trong người sôi sục ý chí làm giàu, cảm thấy trong người khoẻ ra, ông huýt sáo, tươi tắn cả ngày khác hắn với cái thời ông thất nghiệp.
Cũng vì thế mà dưới sự chăm sóc cẩn thận, đàn ốc nhồi của ông Thư lớn nhanh như thổi, con nào con ấy cũng béo nung núc “trơn lông đỏ da”.
“Cũng có thể do nuôi ốc nhồi ở giữa sông có nước vào nước ra, có hơi phù san nên con ốc chóng lớn, khoẻ mạnh, đẹp mã…”, ông Thư nhận định.
Ông Phạm Văn Thư cho biết, nuôi ốc nhồi trên thuyền không khác gì nuôi trong bể xi măng, ốc phát triển rất tốt, lớn nhanh.
Đặc biệt, nuôi ốc nhồi trên thuyền có thể tận dụng nguồn nước sạch vô tận ở sông Hồng nên môi trường nuôi ốc lúc nào cũng sạch, ốc ăn nhiều hơn nên lớn nhanh.
Để bảo vệ trứng ốc nhồi giống, sau khi ốc đẻ ông Thư gom lại mang vào để trong nhà lưới, phun nước hàng ngày tạo môi trường ẩm thích hợp cho trứng ốc nở thành ốc nhồi giống.
Thấy con ốc nhồi dễ nuôi, cho thu nhập khá cao nên ông Thư quyết tâm mở rộng nuôi hết cả diện tích cái thuyền bỏ hoang. Tính đến thời điểm hiện tại, ông Thư đang có đàn ốc bố mẹ lên đến 2,000 con, vào mùa ốc nhồi sinh sản, ngày nào ông cũng thu nhặt trứng đem đi ấp.
Đổi đời nhờ nuôi ốc nhồi
Hằng năm, cứ tháng 3 âm lịch thì ốc nhồi vào mùa sinh sản. Để bảo vệ trứng ốc nhồi giống, sau khi ốc đẻ tốt nhất nên mang vào để trong nhà lưới, phun nước hàng ngày tạo môi trường ẩm thích hợp cho trứng ốc phát triển.
Thức ăn của ốc khá đơn giản dễ trồng, dễ kiếm là các loại rau, củ, quả, bèo…Đối với quả đu đu trước khi cho ốc ăn phải ngâm qua nước cho ra hết nhựa.
Lúc mới đẻ, trứng ốc nhồi có màu trắng, khi sắp nở thì chuyển sang màu trắng đục. Sau khoảng 15 ngày, trứng ốc nhồi nở, vỏ vôi của trứng sẽ từ từ tan biến tạo thành lớp keo bao bọc ốc con bên ngoài.
Khi ốc nhồi mới nở chỉ cho ăn bèo tấm, đến khi con to hơn cỡ bằng hạt ngô thì cho ăn bằng cám gạo để kích thích ốc lớn nhanh hơn.
Đến khi con ốc nhồi to hơn hạt ngô thì thả xuống ao nuôi thành ốc nhồi thịt thương phẩm.
“Trung bình mỗi tháng, tôi cung cấp ra thị trường hơn 30.000 con ốc nhồi giống, giá ốc nhồi giống từ 500-700 đồng/con. Nhờ bán ốc nhồi ốc giống mà tháng nào tôi cũng có thu nhập hơn 15 triệu đồng”, ông Thư tiết lộ.
Để chủ động và có nguồn thức ăn sạch nuôi ốc nhồi, ông Thư dành ra 3 sào đất màu trồng bí, mướp, đu đủ…lấy quả cho ốc nhồi ăn.
Nhờ vậy mà ông không tốn bất kì chi phí thức ăn nào, đặc biệt bầu bí, đu đủ ông trồng không phun thuốc sâu nên là nguồn thức ăn sạch cho ốc nhồi…
Khi ốc nhồi mới nở chỉ cho ăn bèo tấm, đến khi con to hơn cỡ bằng hạt ngô thì cho ăn bằng cám gạo để kích thích ốc lớn nhanh hơn
“Con ốc nhồi rất dị ứng với thuốc trừ sâu, nếu mà thức ăn không rõ nguồn gốc, nhiễm thuốc sâu, thuốc trừ cỏ là nó chết ngay. Nuôi ốc nhồi mà nguồn thức ăn không đảm bảo sạch thì rất rủi ro, chỉ cần một lượng nhỏ thuốc trừ sâu trong thức ăn là cả đàn ốc “chầu trời” hết.
Nhiều khi người ăn chưa việc gì nhưng ốc nhồi dính tí thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ là lăn ra chết. Vì vậy người nuôi ốc nhồi cần chú ý và chủ động được thức ăn sạch cho ốc”, ông Thư lưu ý.
Ngoài nguồn thu nhập chính là bán ốc giống, ông Thư mỗi năm bán ra hơn 600kg ốc nhồi thịt thương phẩm, giá bán ốc nhồi thịt dao động từ 80 -100 ngàn đồng/kg. Nuôi ốc nhồi về một nguồn thu nhập không hề nhỏ, giúp gia đình ông Thư có một cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều.
Từ khi nuôi ốc nhồi thành công ở cái thuyền bỏ hoang ở giữa sông Hồng, nhiều người khen ông Thư có cách làm giàu “độc nhất” tỉnh Thái Bình. Việc ông làm giàu như là câu chuyện “chàng Robinson” nuôi ốc nhồi ở giữa sông Hồng.
Nuôi đàn ba ba to "đến phát khiếp", lão nông này thành tỷ phú
Vơi ban linh, truyên thông cua "Bô đôi cu Hô", cựu chiến binh Phạm Duy Hiền, thôn Mỹ Lộc 3 xã Việt Hùng (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) luôn sang tao, tìm tòi hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình. Ông trơ thanh điên hinh trong phong trào thi đua Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi với mô hình nuôi ba ba thịt thương phẩm cho thu nhập trên nửa tỷ đồng mỗi năm.
Theo chân cán bộ Hội Cựu chiến binh (CCB) xa Việt Hùng, chúng tôi tìm đến nhà CCB Phạm Duy Hiền, tận mắt chứng kiến cơ ngơi khang trang mới thấy được sự cố gắng, nỗ lực của CCB này.
Ông Phạm Duy Hiền phấn khởi giới thiệu một trong những con ba ba to đang được nuôi trong ao của gia đình.
Rót chén trà mời khách ông Hiền kể chuyện: Sau khi rời quân ngũ trở về, ông quyết tâm lập nghiệp tại quê hương. Trải qua những năm tháng lao động để mưu sinh, nhận thấy trong nông nghiệp cần đến máy móc, ông mua máy xay xát, máy tuốt lúa để phục vụ gia đình và bà con trong thôn, trong xã.
Sau nhiều năm lăn lộn với đồng ruộng ông tiếp tục mua máy gặt và máy cày mở rộng sản xuất. Năm 2010 xã Việt Hùng có chủ trương cho đấu thầu diện tích đất phần trăm, ông mạnh dạn nhận đấu thầu trên 2ha để cấy lúa và trồng bí. Nhờ tích cực tìm tòi học hỏi khoa học kỹ thuật cách trồng và chăm sóc bí nên mỗi sào bí ông thu về 4-5 triệu đồng/ vụ.
Chưa bằng lòng với chính mình, bằng nguồn vốn tích cóp được, ông đầu tư xây dựng chuồng trại trên chính mảnh đất của gia đình để phát triển chăn nuôi, ban đầu ông mua 2 cặp bò, vài con lợn để phát triển, do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi, dịch bệnh xảy ra khiến lợn bị chết.
Không dừng lại ở đó năm 2012, muốn thử sức ở mô hình mới, ông bàn với vợ vay vốn ngân hàng nông nghiệp 50 triệu đồng, rồi anh em họ hàng với số tiền trên 200 triệu đồng đào ao, xây bể thả cá và nuôi ba ba, ông xây dựng hệ thống ao nuôi với diện tích trên 800m2 để nuôi ba ba to, còn 2 bể ông nuôi ba ba nhỏ theo giới tính, độ tuổi.
Ao nuôi ba ba ông Hiền thả bèo tây làm nơi trú ẩn cho loài bò sát này.
Xung quanh ao nuôi ba ba, ông Phạm Duy Hiền xây tường bao để tránh trường hợp ba ba có thể bò ra ngoài, trên mặt ao ông thả bèo tây với mục đích làm mát về mùa hè và giữ ấm về mùa đông. Toàn bộ ao nuôi ba ba của gia đình ông đều có hệ thống dẫn và thoát nước nhằm lưu thông và không để nguồn nước bị ô nhiễm dễ lây bệnh cho ba ba.
Cạnh đó, công việc cho ba ba ăn cũng phải đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận, bởi ba ba chủ yếu ăn vào mùa hè, buổi sáng mát và chiều tối, mùa đông hầu như ba ba không ăn. Thức ăn cho ba ba là các loại giun, dế, cá tạp. Để tránh bị ô nhiễm cho ba ba, ông Hiền nuôi thêm cá chuối tận dụng nguồn thức ăn dư thừa trong ao.
Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi ba ba dẫn đến thành công hôm nay, ông Hiền chia sẻ: Để có được thành quả trong bất cứ lĩnh vực gì cũng cần có sự đam mê, yêu thích, bởi có ham thì người ta mới say được. Còn trong chăn nuôi ba ba cần chú ý đến vấn đề vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Hiền còn là hội viên gương mẫu, nhiệt tình tham gia các phong trào hoạt động của địa phương. Trải qua các chức danh phó thôn, trưởng thôn, chi hội nông dân, ông luôn động viên gia đình và bà con lối xóm chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.
Ông Vũ Văn Nhẫn - Phó Chủ tịch hội CCB xã Việt Hùng nhận xét: với bản tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm cộng với tinh thần ham học hỏi, CCB Phạm Duy Hiền đã phát triển kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu, ông luôn đi đầu trong hoạt động của thôn, của xã
Quyết tâm không cam chịu đói nghèo, với sự nhạy bén, năng động đã giúp CCB Phạm Duy Hiền vươn lên từ một gia đình nghèo khó trở thành một điển hình về tinh thần vượt khó, làm giàu ở địa phương. Nhiều năm liền, ông được các cấp, các ngành khen thưởng vì có nhiều thành tích trong lao động sản xuất và các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng cho mọi người học tập, noi theo.
Kim Anh
Trên sân uốn "sâm người nghèo", dưới ao thả cá Koi, kiếm bộn tiền Nhiều năm nay nhờ nuôi cá Koi và trồng đinh lăng bonsai, gia đình ông Trần Đức Sao (59 tuổi, ở xóm 2, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) có nguồn thu nhập ổn định lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm mô hình trồng đinh lăng bonsai, ông Sao...