Cách làm chính sách ‘có vấn đề’, chỉ lo xử phạt
Để 70% mũ bảo hiểm giả hoành hành hàng gần chục năm trời, thay vì xử lý nghiêm các ngành, cá nhân có trách nhiệm thì một số bộ lại đề xuất giải pháp phạt người tiêu dùng khi họ đang tham gia giao thông nếu đội mũ bảo hiểm giả.
&’Cách làm này thể hiện các quy định chưa bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh, khó thực thi. Hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ nào bị thôi việc hay giáng chức, bồi thường do ban hành văn bản bất hợp lý’, ĐBQH Lê Thị Nga bày tỏ sự bức xúc trên diễn đàn QH sáng 30/5 trong phiên thảo luận hội trường về kinh tế xã hội.
Quá coi trọng xử phạt, lỗi hoạch định chính sách
Dẫn ví dụ về quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm bà Nga nói, chính quy định nếu không đội sẽ xử phạt nặng đã biến mũ bảo hiểm thành mặt hàng thiết yếu của người dân. Thế nhưng suốt 6 năm qua các cơ quan có trách nhiệm đã buông lỏng quản lý chất lượng và quản lý thị trường ngay từ khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh.
Khi UB An toàn giao thông quốc gia vào cuộc mới phát hiện số mũ không đảm bảo chất lượng chiếm tới 70% vẫn lưu hành phổ biến. Điều này nói lên chủ trương đội mũ bảo hiểm chưa thành công tới 2/3.
&’Đây có lỗi của khâu hoạch định chính sách, quá coi trọng xử phạt trước khi cung ứng đủ mũ chất lượng cho dân’, bà Nga nói.
Các ngành chức năng để 70% mũ bảo hiểm đang lưu hành là giả, không đạt chất lượng nhưng lại đề xuất xử phạt người tiêu dùng
Video đang HOT
Theo bà Nga, ở khâu tổ chức thực hiện có trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, tiêu chuẩn chất lượng nhưng thay vì xử lý nghiêm các cá nhân có trách nhiệm thì một số bộ lại đề xuất giải pháp phạt người tiêu dùng khi họ đang tham gia giao thông. &’Một giải pháp vừa thiếu nghiêm khắc với cán bộ thực thi công vụ, thiếu công bằng với người sản xuất và người tiêu dùng, bà Nga nhấn mạnh.
Bà Nga diễn giải quy định chế tài xử phạt là cần thiết, nhưng cách xây dựng chính sách lại làm cho người dân có cảm giác như chỉ thiên về xử phạt nhiều hơn, trong khi đây là biện pháp cuối cùng để chính sách đi vào cuộc sống. Đặc biệt là chỉ nên áp dụng sau khi Nhà nước đã đảm bảo đủ điều kiện cho người dân tự giác chấp hành.
&’Có nghị định mới ký năm 2012 , trong khi chưa quy định người dân phải làm gì thì đã đưa ra mức phạt tiền cụ thể nếu không chấp hành. Như vậy là đi ngược hoàn toàn với nguyên lý chung, bởi chế tài đưa ra là để nhằm cho quy định được thực hiện nên không thể đưa ra chế tài khi chưa có quy định, bà Nga bức xúc.
Lọt lưới những văn bản trên trời, QH giám sát chưa đạt yêu cầu
Theo bà Nga, nhiều bộ ngành đã đề xuất hoặc trực tiếp ban hành các quy định xa rời thực tế, thiếu khả thi, cá biệt còn trái luật như báo chí đã nêu. Những văn bản như vậy gây bức xúc dư luận, mất lòng tin trong dân, mất uy tín nhà nước, giảm hiệu lực quản lý. “Do không khả thi nên nhiều quy định có cũng như không, tạo tình trạng nhờn pháp luật của cả người dân và cán bộ thực thi”, bà Nga nói.
Có những quy định bất hợp lý dù mới chỉ dưới dạng dự thảo nhưng đã gây xáo trộn tâm lý, đời sống người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh vì DN và người dân thường đón đầu những động thái, xu hướng thay đổi chính sách để điều chỉnh tiêu dùng, định hướng sản xuất kinh doanh. Gây lãng phí về tiền của, thời gian của nhà nước và nhân dân.
Nguyên nhân của hiện tượng trên, theo bà Nga, một phần do các quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa được chấp hành nghiêm. Trong đó, một phần do chất lượng của công tác thẩm định và kiểm tra văn bản.
Hàng chục năm nay chưa thấy một cán bộ lãnh đạo ngành nào, công chức nào bị giáng chức, buộc thôi việc hay bồi thường do lỗi đề xuất thẩm định, ban hành văn bản sai trái – ĐB Lê Thị Nga
Sở dĩ có tình trạng văn bản trên trời bà Nga cho rằng chất lượng công tác thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ ngành theo thẩm quyền chưa thật tốt. Giữ vai trò gác cổng như để lọt lưới khá nhiều văn bản không đảm bảo. Công tác kiểm tra văn bản theo điều 90 chưa được Chính phủ quan tâm đúng mức.
Việc lấy ý kiến khi soạn thảo văn bản chỉ được thực hiện mang tính chiếu lệ.
Nhiều văn bản sai nhưng phản ứng của bộ có trách nhiệm còn chậm, thậm chí phải đẩy lên tới Thủ tướng quyết định như việc ghi tên cha mẹ trên chứng minh thư.
Theo bà Nga, có chuyện lợi ích cục bộ ở đây, tức là tạo thuận lợi cho quản lý của mình, đẩy khó khăn cho người dân hoặc cho bộ khác. “Thế nhưng một số công chức chịu trách nhiệm tham mưu soạn thảo thẩm định văn bản có dấu hiệu quam liêu, năng lực hạn chế, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm bồi thường do sai phạm không nghiêm. Hàng chục năm nay chưa thấy một cán bộ lãnh đạo ngành nào, công chức nào bị giáng chức, buộc thôi việc hay bồi thường do lỗi đề xuất thẩm định, ban hành văn bản sai trái”, bà Nga nói.
Bà Nga cũng khẳng định công tác giám sát ban hành văn bản của Quốc hội chưa đạt yêu cầu.
Theo vietbao
Chưa thể phạt đội mũ bảo hiểm kém chất lượng
Sau nhiều tranh cãi của dư luận và "trầy trật" về thủ tục ban hành, cuối cùng Thông tư 06/2013 cũng được Bộ Khoa học, Công an và Giao thông ký ban hành.
Lãnh đạo cục QLTT hướng dẫn dân nhận biết MBH đảm bảo chất lượng
Nội dung trong Thông tư được nhiều người quan tâm là qui định về trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy đối với chiếc mũ trên đầu của mình.
Thông tư qui định các đối tượng này phải đội mũ theo đúng qui định của pháp luật, tức là mũ phải có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm bảo vệ và quai đeo; đã được chứng nhận hợp quy, công bố phù hợp qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2: 2008/BKHCN; được gắn dấu hợp qui CR, ghi nhãn hàng hóa theo qui định.
Ngoài ra, mũ của người điều khiển, người ngồi trên xe còn phải cài quai mũ theo đúng qui định: " Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm. Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu".
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trước khi đưa mũ bảo hiểm ra lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR trên vỏ mũ và ghi nhãn mũ theo qui định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy CR. Các dấu hiệu, hành vi trái với các quy định này sẽ bị xử lý hành chính.
Có thể nói, qui định hướng dẫn xử phạt các hành vi cụ thể nêu trên đã giải đáp đòi hỏi của dư luận thời gian qua về việc phải xử lý hành vi của những người sản xuất, bán mũ bảo hiểm kém chất lượng, chứ không phải xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Như vậy, theo hướng dẫn trên thì hành vi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng mà dư luận quan tâm thời gian qua chưa bị phạt sau khi thông tư có hiệu lực vào 15/5/2013 tới đây. Bởi vì, qui định đang có hiệu lực của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông (Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012) chưa hề quy định hành vi này.
Tại điểm i, khoản 3 Điều 9 Nghị định 71 mới chỉ quy định xử phạt hai hành vi: không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy định. "Sẽ phải chờ sửa đổi Nghị định 71, xem có bổ sung hành vi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng không thì mới phạt được", một thành viên soạn thảo văn bản này giải thích.
Theo xahoi
Trợ giá MBH: Chờ 3 tiếng mới mua được mũ Để đổi được mũ bảo hiểm cũ lấy mũ bảo hiểm mới có trợ giá, nhiều người dân trên địa bàn Hà Nội đã phải "dài cổ" đứng chờ gần 3 tiếng đồng hồ. Sáng 23/3, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia bắt đầu chương trình đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mũ bảo hiểm mới ở 12 điểm trên địa...