Cách làm canh dưa leo nhồi thịt đổi vị cho bữa trưa ngon miệng
Vị ngọt thanh mát lành của canh dưa leo nhồi thịt sẽ giúp bữa cơm trưa nhà bạn thêm hương vị.
Nguyên liệu làm canh dưa leo nhồi thịt
- Thịt heo: 100gr muối, tiêu, hạt nêm, bột ngọt
- Giò sống: 50gr
- Dưa leo: 3 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Bún tàu ngâm nở: 1 lọn
- Nấm mèo ngâm nở: 3 tai
- Hành tím băm
- Hành lá, rau mùi
- Muối, tiêu, hạt nêm, bột ngọt
Món canh dưa leo nhồi thịt mang đến hương vị mới cho bữa cơm của gia đình bạn (Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Các bước làm canh dưa leo nhồi thịt
Trước tiên bạn đem dưa leo rửa sạch, bào sơ vỏ, cắt khúc 3cm, khoét bỏ ruột dưa. Cà rốt tỉa hoa, cắt lát. Bún tàu, nấm mèo cắt nhỏ. Hành lá cắt khúc 3cm. Rau mùi cắt nhỏ.
Tiếp theo bạn trộn đều hỗn hợp: Thịt heo, giò sống, bún tàu, nấm mèo, 1 muỗng hành tím băm, 1/2 muỗng hạt nêm và 1/2 muỗng tiêu.
Nhồi hỗn hợp thịt vào trong dưa leo.
Bạn đun sôi 1.2 lít nước, nêm 1/2 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng muối và 1 muỗng bột ngọt, cho cà rốt và dưa leo vào nấu chín, tắt lửa.
Cho canh ra tô, cho tiêu và hành ngò lên trên, dùng với cơm.
Chúc bạn thành công!
Phương Vũ
Trời mưa lạnh, vợ 9x làm ngay lẩu cua cho cả nhà vừa ăn vừa xuýt xoa khen
Vị ngọt thanh mát của cua, vị chua nhẹ của giấm kết hợp cùng nồi nước dùng đậm đà sẽ kích thích vị giác một cách hoàn hảo nhất khiến người ăn khó lòng cưỡng lại.
Vợ đảm Trần Thị Phương Thùy (sinh năm 1992) hiện đang sinh sống và làm việc ở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh cùng gia đình. Phương Thùy kể, cô bắt đầu nấu ăn từ khi học cấp 3 và chưa học qua bất kỳ trường lớp nấu ăn nào. Cô chỉ thường xuyên lên mạng xem các chuyên mục nấu ăn trên báo chí, youtube và tham gia các hội nhóm để học hỏi thêm kinh nghiệm. Dù công việc bận rộn nhưng Phương Thùy vẫn cố gắng đều đặn vào bếp nấu ăn mỗi tối và 2 ngày nghỉ cuối tuần cho chồng con thưởng thức.
"Vấn đề bếp núc theo quan điểm của em là vô cùng quan trọng. Bếp núc chính là chìa khóa để người phụ nữ giữ lửa hạnh phúc gia đình, là sợi dây kết nối tất cả các thành viên trong gia đình lại với nhau. Dù được ăn những món ngon trong các nhà hàng sang trọng thì mọi người ai ai cũng sẽ vẫn nhớ về những bữa cơm gia đình đơn giản nhưng ấm cúng", Phương Thùy chia sẻ suy nghĩ.
Vợ đảm Phương Thùy.
Trong những ngày mưa lạnh thế này mà cả nhà có nồi lẩu để ngồi quây quần xì xụp thật chẳng còn gì bằng. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với món lẩu hải sản, lẩu bò, lẩu gà hay hương vị lẩu thái quen thuộc thì hãy thử qua món lẩu cua lạ miệng! Đó món ăn mang đậm chất làng quê Việt Nam, giản dị là vậy nhưng nó lại mang một vị ngon khó cưỡng, khiến ai từng một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên. Hôm nay chúng ta hãy cùng vào bếp làm món lẩu cua theo công thức của Phương Thùy nhé!
Phương Thùy cho biết món lẩu cua được cả nhà đều yêu thích: "Vì mình sinh sống ở vùng biển Quảng Ninh nên nguyên liệu chính cho món lẩu cua của mình chính là cua biển xay. Theo cảm nhận của mình thì cua biển sẽ mang lại vị ngọt đậm đà, thanh thanh cho nồi nước lẩu (cua đồng xay cũng rất ngon, mỗi loại sẽ mang lại một hương vị riêng). Khi mua cua xay các bạn nhớ xin cả phần mai cua về lấy gạch để phi lên cùng hành khô tăng độ thơm ngon cho món lẩu cua nhé!".
Nguyên liệu (6 người ăn):
- Nguyên liệu nước lẩu:
Cua biển xay: 500gr
Gạch mai cua
Hành khô thái lát: 4 củ to
Cà chua thái múi cau: 5 quả
Đậu rán
Hạt nêm, nước mắm
- Đồ nhúng ăn kèm:
Tôm, mực, lòng non, sụn non, bò, ngao 2 cùi... (đồ nhúng tùy theo vùng miền và theo sở thích)
Rau xà lách, hoa chuối, tía tô (thái nhỏ)
Rau mồng tơi, rau cần...
Bún hoặc bánh đa đỏ
Cách làm:
- Cua xay lọc với lượng nước vừa ăn sau đó cho lên bếp đun nhỏ lửa, khi gạch cua bắt đầu nổi lên thì lấy đũa khuấy nhẹ cho gạch nổi nhiều không bị bám đáy nồi. Tiếp tục đun lửa nhỏ cho đến khi gạch nổi toàn bộ (nên chú ý bước này vì lửa to sẽ làm gạch cua bị vỡ không đẹp mắt), nêm nếm gia vị hạt nêm, nước mắm cho vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp, phi hành khô chuyển sang màu vàng với dầu ăn sau đó cho phần gạch ở mai cua vào đảo cho thơm. Tiếp tục cho cà chua thái múi cau vào đảo khoảng 2 phút thì trút toàn bộ vào phần nước cua trên và thêm đậu phụ rán vào là ta đã hoàn thành xong phần nước lẩu đậm đà, thơm ngon. Nếu thích có vị chua cho nước lẩu có thể cho sấu hoặc giấm bỗng.
- Khi ăn nhúng thêm ngao, mực, bò, rau... đã chuẩn bị vào ăn chung. Nước lẩu sau khi nhúng các loại hải sản, thịt bò lại càng đậm đà. Cuối cùng thưởng thức một bát bún hay bánh đa chan cùng nước lẩu thì còn gì tuyệt hơn!
Chúc các bạn thành công!
Theo Khampha
Quà tết ê hề, tôi nhớ hoài bát cơm cá khô ăn kèm dưa hấu Má không còn bận rộn với những buổi chiều cuối năm hái rau, xẻ cá. Anh Hai gửi cho ba má ít tiền, chị Ba thuê xe dịch vụ chở vào tận nhà cả một thùng đồ ăn, ngập mặt suốt Tết chưa chắc đã hết kèm với lời nhắn hứa hẹn ra Giêng sẽ về. Ngày nhỏ, cỗ tết của tôi là...