Cách làm các món mì, bún nước ngon đổi vị bữa ăn hàng ngày
Xen kẽ các mâm cơm ngày thường, bạn có thể chuẩn bị một nồi nước dùng đậm đà ăn cùng bún hoặc mì, vừa đơn giản tiết kiệm thời gian, vừa thay đổi hương vị bữa ăn nhà.
Mì gạo lứt vịt quay nước dùng rau củ: Nguyên liệu: 500 g củ cải tươi, 5 tai nấm hương, 2 miếng phổ tai to, một củ hành tây, mì gạo (gạo lứt), thịt vịt quay, mùi tàu, húng quế. Cho các nguyên liệu gồm củ cải, nấm hương, hành tây, phổ tai vào nồi áp suất cùng 2 lít nước. Vặn nồi nấu trong khoảng 30 phút. Nước dùng bỏ bã, sau đó thêm muối và cho mì vào luộc. Cuối cùng, vớt mì ra bát, xếp vịt quay, mùi tàu, húng quế lên trên và chan nước dùng. Ảnh: Cookpad.
Mì thịt băm: Đầu tiên, ướp thịt băm với tỏi, hạt tiêu và nước tương trong 15 phút, sau đó đem xào chín. Nấu nước dùng với phần gia vị gồm muối, bột gà, nước tương, đun sôi và cho rau cải vào. Luộc mì bằng một nồi nước khác, sau đó xả nước lạnh cho mì ráo. Tiếp theo, cho mì vào nồi nước dùng đang sôi, đun tiếp khoảng 3 phút. Vớt mì, rau cải ra bát, cho thịt băm lên trên, chan nước dùng và thưởng thức. Ảnh: Kenbi.jung.
Cháo canh: Bạn có thể tự làm phần bánh canh hoặc mua sẵn. Về nước dùng, trần xương lợn hoặc xương bò cho hết mùi hôi và ninh nhừ. Khi ninh xương, bạn hớt hết bọt nổi lên để nước dùng trong và ngọt, sau đó cho gia vị nêm vừa ăn. Thả bánh canh vào nước sôi và khuấy để sợi mì chín đều. Vớt mì và nhúng vào nước lạnh để các sợi không dính vào nhau, sau đó cho ra rổ cho ráo nước. Đặt bánh canh vào bát, chan nước dùng, cho thêm rau thơm, giò, chả, thịt bò hoặc thịt lợn. Ảnh: Pigandthelady.
Video đang HOT
Phở bò: Với món phở quen thuộc, điều quan trọng là phải nấu nồi nước dùng đậm đà mà thanh vị. Ninh nhừ đuôi bò với hoa hồi và quế, thêm hành tây và nêm gia vị để có nồi nước dùng ngon ngọt đúng chất. Cho vào bát bánh phở, thịt bò nhúng tái, hành lá băm nhỏ và nước dùng là bạn có thể thưởng thức hương vị của món ăn biểu tượng của ẩm thực Việt. Ảnh: Mauyeeyee.
Bún cá: Cá rô phi lọc lấy phần thịt, ướp gia vị khoảng 15 phút và chiên vàng. Phần đầu và xương cá cho vào nồi đun với gừng đập dập, cà chua và dứa. Khi chuẩn bị ăn bún, có thể thêm giấm bỗng hoặc giấm trắng để tạo độ chua. Cuối cùng, cho bún vào bát, chan nước dùng kèm cá chiên, hành lá, ngò, rắc thêm chút tiêu và ăn kèm rau sống. Ảnh: Ducchanvlog.
Bún riêu cua: Sơ chế cua đồng, tách mai lấy gạch, phần còn lại đem giã hoặc xay. Lấy một bát nước lạnh, thêm muối và lọc nước cua qua 3 lần nước. Thêm hạt nêm vào nước cua, bắc lên bếp và đun đến khi nước cua đóng tảng rồi vớt gạch cua ra để riêng. Phi hành tím vàng ươm thì đổ gạch cua vào, đảo nhanh tay rồi tắt bếp. Với phần nước dùng, xào sơ cà chua sau đó đổ vào nồi nước dùng cua, thêm giấm bỗng, chút mắm tôm, gia vị vừa ăn và đun nhỏ lửa. Chuẩn bị thêm các topping ăn cùng như giò tai, giò lụa, đậu phụ chiên. Ảnh: Tran_tran_restauracja.
7 món ngon từ bánh phở có thể làm tại nhà
Phở là món ăn được yêu thích bởi hương vị hấp dẫn và có thể chế biến nhiều cách. Các gợi ý dưới đây giúp bạn có thế tự tay làm những món ngon từ nguyên liệu này ngay tại nhà.
Phở cuốn: Đây là một trong những biến tấu từ phở dễ chế biến và không tốn nhiều thời gian. Bánh phở để cuốn bên ngoài phải dùng khổ vuông tráng mỏng, có thể tìm thấy dễ dàng ở ngoài chợ. Bên cạnh thịt bò, nhiều người chọn các nguyên liệu đa dạng khác làm nhân như giò, trứng, rau củ... Ảnh: Ẩm thực cuộc sống.
Phở chiên phồng: Mặc dù phải sử dụng nhiều dầu mỡ trong lúc chế biến, phở chiên phồng vẫn hấp dẫn mọi người bởi hương vị đậm đà. Sau khi cắt khối vuông dày khoảng 1 cm, bánh phở được chiên đến khi phồng to và giòn rụm. Món ăn dùng kèm thịt bò xào rau cải, chấm cùng nước mắm chua ngọt để giải ngấy. Ảnh: Savoury days.
Phở bò: Một trong những linh hồn của ẩm thực Việt Nam không thể quên nhắc tới phở bò. Món ăn hấp dẫn bởi sợi phở dai, hòa quyện với nước dùng ngọt thanh từ xương ống. Ngoài ra, phở gà hay phở sốt vang cũng được nhiều người lựa chọn để thay đổi thực đơn ở nhà của mình. Ảnh: Radio sức khỏe.
Phở chiên trứng: Khác với phở chiên phồng, bánh phở được để nguyên từng sợi và rán giòn thành miếng lớn. Nhiều người thêm trứng trong lúc chế biến, giúp hương vị trở nên béo ngậy và màu sắc bắt mắt hơn. Món ăn dùng kèm nước sốt từ rau cải xào cùng một số nguyên liệu như tim cật, thịt bò... Ảnh: Savoury days.
Phở xào: Nằm trong danh sách những món ăn dễ chế biến, đây là lựa chọn được nhiều bà nội trợ chế biến tại nhà. Món ăn ngon nhất khi bánh phở không bị nát hoặc nhũn, thơm mùi tiêu cùng các nguyên liệu đi kèm. Bánh phở được nêm nếm đậm đà, vị ngọt của rau củ và thịt bò sẽ giúp bữa ăn của bạn trở nên lạ miệng hơn. Ảnh: Wiki.
Phở chấm xì dầu: Mặc dù vẫn còn xa lạ với nhiều người, phở chấm là cách biến tấu thú vị với nguyên liệu này. Bánh phở được cắt thành từng đoạn vừa ăn, bên trên phủ thịt gà xé, lá chanh và các loại rau thơm. Bát nước chấm hoàn hảo dùng kèm không thể thiếu các loại gia vị như nước tương, tỏi ớt, đường...
Chả tôm: Đây là một trong những món ăn nổi tiếng của Thanh Hóa. Tôm và thịt xay nhuyễn, tẩm ướp gia vị vừa miệng rồi cuộn cùng bánh phở. Sau đó, bạn kẹp vào vỉ tre và nướng trực tiếp trên bếp than. Món ăn thích hợp để thưởng thức cùng bạn bè và gia đình, quây quần trong tiết trời mát mẻ. Ảnh: Chả mực Hạ Long.
Kỳ lạ quán phở không vắng khách ngày nào, bán vài tiếng là hết Vừa qua, ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19, chủng mới (nCoV) khiến nhiều hàng quán ở Hà Nội vắng teo, riêng quán phở của bà Thành chưa nghỉ một ngày nào và vẫn duy trì theo lịch... bán vài tiếng buổi sáng là nghỉ. Quán phở bà Thành luôn đông khách chờ đợi ăn phở suốt mùa dịch Conora....