Cách làm bún lá ngon từ bún tươi và bún khô tại nhà ngon, bổ, rẻ!
Bún là một loại thực phẩm được yêu thích và ưa chuộng hiện nay. Bạn có thể dùng bún chả, bún đậu mắm tôm, bún chấm…
Những món ăn này đều có bún – món ăn từ gạo tẻ, tinh túy của ẩm thực Việt. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay cách làm bún lá từ bún tươi và bún khô tại nhà vừa ngon, vừa rẻ lại chẳng sợ hóa chất.
Bún lá là gì
Bún lá được mệnh danh là tinh túy của ẩm thực Việt do được làm từ tinh bôt gạo tẻ. Bún lá được tạo thành từ các sợi bún mỏng, mềm và trắng. Bún lá có đường kính khoảng 6 – 8 cm, dạng dẹt và khi ăn được cắt đôi hoặc dùng cả lá bún để chấm. Bún lá được dùng chung với đậu và mắm tôm, tạo nên món bún đậu mắm tôm vô cùng hấp dẫn, ngoài ra bún lá còn để chấm và ăn với chả…
Bún lá được nhiều người ưa chuộng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Các loại bún được bán trên thị trường hiện nay rất nhiều nhưng để tìm được nơi mua uy tín thì rất khó. Vậy thì tại sao bạn không chuẩn bị nguyên liệu và tự tay làm bún lá. Nguyên liệu làm bún lá gồm:
Bột gạo tẻ ngon: 200 gram
Bột năng: 35 gram
Muối: 1/3 thìa cà phê
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Nước lọc: 500 ml
Khuôn làm bún, màng bọc thực phẩm và nồi nấu
Video đang HOT
Nguyên liệu làm bún lá
Để có những miếng bún lá ngon thì trước hết bạn phải tạo ra những sợi bún vừa mềm, vừa dẻo thơm, sau đó mới tiến hành làm thành từng lá bún. Đầu tiên bạn cho bột gạo tẻ ngon đã chuẩn bị vào một bát tô sạch rồi trộn một chút muối. Lúc này đảo đều bột với muối để chúng đều nhau.
Sau đó bạn rót nước lọc vào hỗn hợp muối và bột gạo vừa trộn, khuấy đều cho bột sệt lại rồi bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc bột lại để bột nghỉ khoảng 2 giờ đồng hồ.
Đến khâu nhào bột bạn cho một chiếc chảo lên bếp, sau đó cho một chút dầu ăn vào, lấy bột đã nghỉ cho vào chảo rồi cho lửa thật nhỏ để khoảng 3 phút. Lúc này bột đã mịn hơn và khi nhào thì không bị dính tay. Bạn cho bột ra mâm hoặc khay to rồi tiến hành nhào.
Nhào bột làm bún lá
Cho bột năng cùng bột sau đó nhồi khoảng 10 phút, sau đó để bột tiếp tục nghỉ khoảng 30 phút để chuẩn bị đến công đoạn ép bún.
Dùng một chiếc nồi và đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó bạn cho nửa thìa dầu ăn vào nồi nước. Cho khối bột đã nhào vào khuôn ép bún rồi để sợi bún vào nồi nước có dầu ăn đang sôi.
Bạn luộc bún khi sợi chín trong và mềm là dùng được. Tuy nhiên đây mới hoàn thành xong công đoạn làm bún sợi, còn để tạo thành bún lá thì bạn phải cuốn và ép thì mới thành hình được.
Với cách ép bún lá ngon và làm thủ công thì bạn lấy bún rồi cuốn quanh ngón tay giữa, sau đó để lỏng rồi cho bún ra thành dạng dẹt. Cuốn xong thì bạn dùng đĩa ép bún xuống, để cho bún nguội và ráo khoảng 3 tiếng thì sẽ có bún lá vừa ngon, vừa mềm lại sạch.
Khi đã làm thành công bún lá rồi, bạn có thể tham khảo cách nấu bún xương heo ngon và bún thái hải sản để làm phong phú thực đơn của gia đình mình.
Dùng máy làm bún để tạo sợi bún
Lưu ý khi làm bún lá
Với cách làm bún lá tại nhà này thời gian làm rất lâu, do đó bạn nên chủ động làm trước để kịp thời gian ăn của gia đình. Do đó bạn nên chú ý một số điểm sau khi làm bún lá.
Dù với cách làm bún lá từ bún tươi hay cách làm bún lá từ bún khô thì thời gian làm bún và cho bột nghỉ khá lâu nên bạn phải bố trí thời gian chế biến cho hợp lý. Bún tự làm có sợi nhỏ, mềm và màu sẽ không trắng như bún ở hàng quán thường bán vì không chứa chất bảo quản và hàn the.Tùy từng món ăn mà bạn có thể chỉnh kích thước sợi bún ở khuôn làm. Với bún bò Huế bạn có thể để sợi bún to, nếu làm bún lá, bún cá… thì bạn để sợi bún nhỏ thì sẽ ngon hơn. Khi nấu bún thì chỉ đảo nhẹ tay để sợi bún không dính vào với nhau nhưng chú ý không để bún bị nát. Bạn chú ý nhào bột cho dẻo bởi bột càng dẻo thì sợi bún càng dai, không bị đứt gãy.
Sử dụng bún hợp lí nhất để bảo vệ sức khỏe
Nên dùng bún như thế nào?
Bún được chế biến từ bột gạo tẻ, do đó trong bún có chứa các thành phần dinh dưỡng cũng tương tự gạo tẻ.Trong bún có chứa calo, đạm và tinh bột, do đó bạn có thể ăn bún thay thế cơm. Tuy nhiên bún ở ngoài hàng chứa nhiều chất không đảm bảo, khi dùng bạn hết sức chú ý. Bún có chứa chất làm chua, thậm chí có nhiều cơ sở còn có chất tẩy trắng, hàn the… các chất này gây hại cho dạ dày, thậm chí gây ung thư. Khi ăn bún bạn chọn nơi uy tín hoặc tự làm để đảm bảo an toàn cho gia đình mình. Trẻ nhỏ không nên ăn bún bởi các chất phụ gia trong bún gây rối loạn tiêu hóa hoặc bị đi ngoài. Với phụ nữ có bầu và cho con bú thì cũng không nên ăn bún vì bún ngoài hàng có các phụ gia và chất không tốt gây hại cho cơ thể dẫn đến không tốt cho em bé. Người bị bệnh dạ dày hoặc đại tràng cũng nên hạn chế sử dụng bún bởi có thể làm bệnh nặng hơn.
Hi vọng bới những thông tin mà chúng tôi chia sẻ thì bạn đã sẵn sàng làm bún lá để cả gia đình thưởng thức vừa ngon bổ lại đảm bảo vệ sinh. Hãy cùng chúng tôi lưu giữ lại những hình ảnh về món ăn bạn thực hiện nhé. Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm bún lá tại nhà ngon!
Theo Giadinh
Cuối tuần chiêu đãi cả nhà món tôm hấp bún ngọt lịm bất ngờ nhờ một bí quyết
Món ăn này có mùi thơm ngậy nhưng lại thanh mát, không hề ngấy.
Bí quyết nằm ở cách căn thời gian, chỉ cần đúng 5 phút với một vài thao tác là bạn có thể hoàn thiện xong món tôm hấp tỏi ngọt lịm lại mềm thơm, ăn cùng bún khô rất hợp thời tiết.
Nguyên liệu:
- 10 con tôm to
- Bún khô
- Nước tương, tỏi, đầu hành trắng, hạt tiêu
Cách làm:
- Bún khô rửa sạch rồi ngâm trong nước nóng khoảng 30 phút cho thật nở.
- Sau đó vớt bún đổ vào rổ cho ráo, rồi bày lên đĩa. Lưu ý, xếp bún sao cho phần ở giữa cao hơn một chút.
- Tôm rửa sạch, cắt bỏ chân, bổ dọc lưng và bỏ đi phần chỉ tôm.
- Xếp tôm lên đĩa theo hình tròn sao cho thật đẹp mắt.
- Chuẩn bị nước sốt tỏi: Hỗn hợp gồm tỏi băm nhuyễn, đầu hành trắng băm, 2 thìa nước tương, tiêu,1 ít nước lọc và trộn đều. Nếu thích đậm đà hơn, bạn có thể thêm chút muối.
- Rưới sốt tỏi lên tôm. Cho một chút sốt vào phần đỉnh tôm và bún.
- Cho đĩa tôm bún vào xửng hấp trong vòng 5 phút. Không nên hấp quá lâu vì tôm sẽ bị cong không đẹp mắt, tôm bị cứng, không còn giữ được vị ngọt. Khi ăn, bạn trộn bún với nước sốt tôm ăn kèm cho đậm đà.
Theo Khampha
"Hà Nội, cái gì cũng rẻ!" Người ta hay nói "ăn Bắc, mặc Nam", vậy muốn biết món ăn miền Bắc ngon và cầu kỳ thế nào phải nhắc đến món ngon Hà Nội. Và nếu biết cách, thì "Hà Nội, cái gì cũng rẻ!" Cốm Nhà văn Vũ Bằng đã từng viết hẳn một tuyệt tác: " Một thức quà của lúa non: Cốm". Đối với tôi, đây...