Cách làm bún giả cầy chuẩn vị
Bún giả cầy có thịt mềm đậm vị nhưng bì vẫn còn chút giòn, nước sóng sánh vàng, dậy mùi thơm của mắm tôm, riềng mẻ. Món này ăn cùng bún rất ngon nhất,
Nguyên liệu
700 g móng giò
500 g thịt chân giò
1 nhánh riềng bánh tẻ (không già, không non)
1 nhánh nghệ tươi
2 nhánh sả
Gia vị: Mắm, muối, mắm tôm, hạt nêm (hoặc mì chính), mẻ chua,, tương bần (tùy chọn, nấu theo cách xưa là có thêm tương)
Rau thơm ăn kèm: Rau răm, hành lá, rau ngổ
Cách làm
Móng giò, thịt chân giò thui bằng bã mía hoặc rơm sẽ cho vị chuẩn và màu đẹp nhất. Nếu không có thì khò ga hoặc bọc giấy đốt cho tới khi ngả màu nâu sậm là được. Cạo hết bụi tro, rửa sạch, chặt/thái miếng vừa ăn.
Riềng bánh tẻ (không non quá hay già quá) giã nhỏ; nghệ tươi giã nhỏ cho thêm chút nước cốt chanh hoặc giấm lọc lấy nước nghệ vàng ươm; mẻ lọc mịn, sả cắt nhỏ. Rau thơm (hành lá, rau răm, rau ngổ) rửa sạch, vẩy ráo nước.
Ướp móng giò, thịt chân giò với với riềng xay, nước cốt nghệ tươi, sả cùng 3 thìa canh mẻ, 2 thìa canh mắm tôm, 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa canh , 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm (hoặc mì chính), trộn đều ướp tối thiểu trong 1 giờ hoặc có thời gian bọc màng bọc thực phẩm để tủ lạnh ướp lâu sẽ thấm vị ngon hơn.
Nấu lửa 1: Xào săn thịt móng giò, chân giò đã ướp cho thấm gia vị trong 5 – 7 phút. Sau đó, cho nước ngập mặt thịt, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ vừa ninh trong 25 – 30 phút. Tắt bếp cho thịt nguội.
Video đang HOT
Nấu tiếp lửa 2 trước khi ăn từ 20 – 25 phút (tùy ý thích ăn mềm hay gần mềm), nước sóng sánh, nêm nếm lại gia vị phù hợp, thêm hành lá, rau răm, rau ngổ, tắt bếp, múc ra thưởng thức nóng cùng bún rất ngon.
Yêu cầu thành phẩm: Thịt mềm đậm vị nhưng bì vẫn còn chút giòn sần sật, nước sóng sánh vàng rượi, dậy mùi thơm của mắm tôm, riềng mẻ, rau thơm. Món này ăn cùng bún vào tiết trời lạnh rất phù hợp.
Chú ý:
Nấu giả cầy ăn kèm bún thì cần lượng nước nhiều hơn, bạn điều chỉnh cho phù hợp số người ăn.
“Già riềng non mẻ” và thêm chút tương bần là bí kíp nấu giả cầy ngon của các bà các mẹ ngày xưa. Tùy theo khẩu vị mà bạn điều chỉnh cho phù hợp.
Để nấu móng đủ mềm, thịt chân giò không nhừ quá thì cho móng giò ninh trước, sau 15 phút mới cho thịt chân giò vào sau.
Một số nơi thay nghệ bằng tiết loãng cho vào gần cuối làm món ăn có vị như rựa mận.
Cách nấu bún giò heo thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa sáng
Bữa sáng được thưởng thức món bún giò heo với nước dùng ngọt thơm, móng giò béo giòn, quyện lẫn với các gia vị khác rất hấp dẫn. Cách nấu bún giò heo không khó!
Bún giò heo là món ăn sáng rất nhiều người ưa chuộng. Bún móng giò đặc biệt ngon khi phần nước dùng ngon ngọt, chua dịu thanh mát, móng giò thơm mềm, thịt chân giò heo được thái miếng chấm kèm với mắm cay cay thì thật là tuyệt.
Còn gì vui hơn khi tự tay chuẩn bị bữa sáng với bún giò heo cho cả nhà, giúp cả nhà có thêm năng lượng cho một ngày mới bắt đầu.
Cách nấu bún giò heo không khó chị em hãy tham khảo dưới đây.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
Móng giò: 2 cái cỡ vừa
Thịt chân giò: 200gr (nếu thích)
Cà chua: 3 quả
Sấu: 3-4 quả
Nấm hương: 5-7 cái
Giá đỗ
Bún: 300gr
Hành khô: 2 củ
Hành, răm, mùi, rau sống ăn kèm, ớt kiểm
Gia vị: bột nêm, bột canh, nước mắm, mì chính.
Lưu ý khi chọn nguyên liệu:
Cách chọn chân giò ngon:
Nên chọn mua chân sau, nhỏ xương nhiều thịt, da bì mỏng.
Chọn những chân thịt chắc không bèo nhèo nặng khoảng 500 - 600gr là chân giò lợn còn non.
Lưu ý, chân giò to, lợn gầy nấu lâu chín, ăn kém ngon thì không nên chọn.
Khử mùi hôi móng giò
Móng giò sau khi mua về rửa sạch với nước muối pha loãng, nướng sém phần bì, sau đó chặt miếng vừa ăn.
Cho móng giò vào nồi luộc sơ sau đó rửa lại lần nữa cho sạch mùi hôi.
PHẦN 2: CÁCH NẤU BÚN GIÒ HEO
Bước 1: Sơ chế giò heo
Móng giò heo đem cạo sạch lông rồi rửa lại cho thật sạch với chút nước muối loãng.
Sau đó, móng giò chặt miếng vừa ăn. Luộc qua nước sôi rồi rửa lại với muối cho sạch.
Phần thịt chân giò: Sau khi lọc phần thịt để riêng, cuộn tròn phần thịt lại dùng dây buộc chặt.
Bước 2: Ninh móng giò, luộc thịt chân giò
Cho móng giò vào nồi áp suất, thêm 1 bát tô nước, 1 chút bột canh rồi ninh chí.
Lưu ý, món bún giò heo ngon ở chỗ móng giò còn giữ được độ dai dai, giòn giòn vì thế không nên để móng giò chín quá. Chỉ chín mềm và còn giữ được độ dai, giòn là được.
Thịt chân giò cho vào một nồi đem luộc chín, không nên luộc lâu vì thịt chân giò sẽ mềm nhũn không ngon. Vớt thịt chân giò ra để ráo đợi nguội sau đó thái mỏng. Thịt chân giò chấm mắm cay cay hoặc muối ớt thêm chút cốt chanh chấm kèm thì rất ngon.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
Trong lúc ninh móng giò, đem sơ chế các nguyên liệu còn lại.
Cà chua rửa sạch bổ múi cau.
Hành răm rửa sạch thái nhỏ.
Nấm hương rửa sạch ngâm nở.
Rau thơm các loại, giá đỗ rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
Bước 4: Xào cà chua
Phi thơm hành với chút dầu ăn, cho cà chua vào xào sơ rồi thêm sấu, nấm hương vào xào rồi tắt bếp để riêng.
Bước 5: Làm nước dùng
Nồi móng giò sau khi hầm chín cho ra nồi nhỏ
Thịt chân giò heo sau khi luộc chín để khô thái mỏng, cho cà chua vừa xào vào đun nhỏ lửa, nêm nếm cho vừa miệng. Khi nồi canh sôi, hớt bớt bọt bỏ đi.
Bước 6: Thưởng thức
Bún chần nước nóng, cho vào bát tô, xếp móng giò, thịt heo thái mỏng, giá đỗ chần lên trên.
Thêm ít hành trẻ, hành, răm thái nhỏ rồi từ từ chan nước dùng lên trên và dùng nóng.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món bún móng giò heo tuyệt ngon cho bữa sáng!
Như vậy bạn đã hoàn thành xong món bún giò heo thơm ngon, hấp dẫn cho ngày mới rồi. Cùng cả nhà quây quần bên nhau, thưởng thức bát bún giò heo thơm phức, nóng hổi, dai dai, giòn giòn thì còn gì bằng.
Cách làm bún giả cầy thơm ngon tại nhà Bún giả cầy có thịt mềm đậm vị nhưng bì vẫn còn chút giòn, nước sóng sánh vàng, dậy mùi thơm của mắm tôm, riềng mẻ. Món này ăn cùng bún rất ngon nhất là trong tiết trời lạnh. Nguyên liệu 700 g móng giò 500 g thịt chân giò 1 nhánh riềng bánh tẻ (không già, không non) 1 nhánh nghệ tươi...