Cách làm bún chả nướng thơm ngon tại nhà
Cùng học cách chế biến món bún chả nướng thơm ngon để gia đình bạn thưởng thức ngay tại nhà bạn nhé.
Cách 1
Nguyên liệu:
Từng miếng chả thịt mềm, thơm chấm với vị chua cay của mắm, vị giòn giòn của rau muống chẻ sẽ làm bữa ăn trở nên hấp dẫn.
- Thịt nạc vai băm nhỏ: 300g
- Thịt ba chỉ thái mỏng: 300g
- Bún tươi: 500g
- Rau sống ăn kèm
- Cà rốt: 1 củ
- Dưa chuột: 1 củ; Tỏi: 1 củ; Chanh: 1-2 quả; Ớt: 1-2 quả
- Gia vị: Đường, mắm, mì chính, dầu hào
- Hành khô băm nhỏ
- Hạt tiêu
- Mật ong
- Ngũ vị hương: 1 gói.
Cách làm:
Bước 1: Ướp thịt băm nhỏ với 2 thìa hành băm nhỏ, 2 thìa tỏi băm nhỏ, 2 thìa canh dầu hào, 1 thìa mắm ngon, 1 chút hạt tiêu, 1 thìa canh mật ong và 1 gói vị hương. Ướp gia vị tương tự với thịt ba ba chỉ. Trộn đều hỗn hợp và ướp hỗn hợp khoảng 1h để thịt ngấm gia vị.
Video đang HOT
Bước 2: Trong lúc đợi thịt ngấm gia vị, rửa rau sạch ngâm nước muối loãng.
Bước 3: Pha mắm chấm: 1 chút nước đun sôi để nguội, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa nước cốt chanh, 1,5 thìa đường vào hòa tan, rồi thêm ớt và tỏi băm nhỏ. Công thức có thể xê dịch để bát nước chấm có vị ngọt, chua hài hòa theo sở thích của mỗi gia đình. Cà rốt, dưa chuột rửa sạch, tỉa hoa, thái mỏng ăn kèm.
Bước 4: Viên từng viên chả lại và ấn dẹt ra cho đến hết phần nguyên liệu.
Bước 5: Dùng vỉ nướng sạch và lần lượt rải mỏng từng lớp thịt sau đó nướng trên than hoa cho đều và nướng cho hết phần nguyên liệu.
Bước 6: Xếp thịt lên đĩa, thả từng viên chả vào bát mắm ăn kèm với bún, rau muống chẻ.
Từng miếng chả thịt mềm, thơm chấm với vị chua cay của mắm, vị giòn giòn của rau muống chẻ sẽ làm bữa ăn trở nên hấp dẫn.
Cách 2
Nguyên liệu:
Món bún chả là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu và gia vị vô cùng ngon.
Thịt nạc vai: khoảng 500g
Thịt ba chỉ: khoảng 500g
Rau sống, cà rốt, su hào hoặc đu đủ xanh
Chanh, tỏi, ớt, hành khô
Nước mắm, hạt nêm, đường, dầu hào, mật ong (nếu có)
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên các bạn cần làm 1 ít nước hàng để ướp thịt cho thịt khi nướng có màu đẹp. Cho khoảng 3 thìa đường vào chảo đun nóng, đảo đều liên tục đến khi đường chảy ra có màu cánh gián thì cho 1 chút nước vào rồi đun sôi cho nước và nước đường tan vào nhau là được.
Rau sống bao gồm: tía tô, xà lách, rau húng, kinh giới, giá đỗ ngâm vào chậu nước muối khoảng 5p rồi đem rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước.
Hành khô,tỏi bóc vỏ rồi băm nhỏ
Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng hoặc bạn có thể tỉa thành hình hoa cho đẹp.
Bước 2: Thịt ba chỉ rửa sạch rồi thái miếng hơi mỏng, bản to.
Sau đó ướp thịt với hạt nêm, đường, nước mắm, dầu hào, nước hàng vừa chưng và 1 ít hành, tỏi băm nhỏ rồi trộn đều. Nếu có mật ong thì bạn cho 1 ít vào ướp cùng để khi nướng miếng thịt sẽ thơm và màu đẹp hơn.
Bước 3: Thịt nạc vai rửa sạch rồi băm nhỏ, hoặc bạn có thể sử dụng bằng máy xay cho ra 1 bát riêng rồi ướp thịt với cái nguyên liệu như ướp thịt ba chỉ.
Bọc kín 2 bát thịt đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, để khoảng 2-3 tiếng. Có thể ướp thịt từ sáng đến trưa hoặc là qua đêm vì ướp thịt lâu thì thịt sẽ ngấm gia vị, khi nướng miếng chả sẽ mềm và ăn ngon hơn.
Bước 4: Trong khi ướp thịt thì các bạn pha nước chấm. Món ăn ngon hay không cũng 1 phần phụ thuộc vào nước chấm và dưa góp ăn kèm.
Nước chấm:
- Cà rốt, su hào sau khi thái mỏng thì cho 1 ít muối vào trộn đều cho ra bớt nước. Sau đó rửa lại và vắt kiệt nước rồi cho ra 1 bát khác trộn với 1 chút dấm, đường và ít tỏi băm.
Lấy 1 lượng nước lọc vừa đủ để pha nước chấm, rồi cho đường, dấm, mỳ chính, nước cốt chanh và 1 ít nước mắm ngon khuấy đều sau đó nêm nếm cho hỗn hợp chua ngọt tương đối. Rồi cho thêm 1 ít tỏi băm vài lát ớt và 1 ít su hào, cà rốt chua ngọt vào bát nước chấm vừa pha.
Bước 5: Thịt đã ướp xong thì lấy ra để nướng. Nướng thịt bạn có thể nướng bằng lò nướng, nhưng tốt nhất là nên nướng bằng bếp than hoa thịt sẽ thơm và ngon hơn.
Phần thịt nạc vai băm nhỏ thì các bạn viên thành từng viên nhỏ, xếp vào vỉ nướng rồi cho lên bếp nướng cho vàng hai mặt.
Phần thịt ba chỉ cũng vậy xếp đều vào vỉ nướng rồi cho lên bếp nướng cho vàng đều 2 mặt.
Bạn cần chú ý trước khi nướng bạn nên phết qua 1 lớp dầu ăn lên bề mặt của vỉ nướng cho thịt không bị dính, phần chả miếng và chả viên thì nướng riêng để thịt chín đều. Trong khi nướng thì cần lật vỉ thịt nướng liên tục để thịt được chín đều, không bị khô hoặc cháy.
Khi thịt chín bày ra đĩa cùng bún, rau sống và bát nước chấm cùng dưa góp ăn kèm.
Món bún chả là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu và gia vị, để làm món bún chả thơm ngon cũng là cả 1 quá trình với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bàn tay khéo léo phải không nào.
Chúc các bạn thành công nhé!
Đến Hà Nội nhất định phải đi ăn ở những quán bún chả này
Bún chả là một trong những món đặc trưng của người Hà Nội, có mặt ở khắp các con phố. Tuy nhiên nhiều người sành ăn không thể bỏ quan món bún chả kẹp que tre ở ngõ Đồng Xuân hay bún chả bọc lá chuối nướng ở phố Nguyễn Biểu.
Bún chả que dấm sấu, dấm me ngõ Đồng Xuân
Những khách du lịch đến Hà Nội rất thích tìm đến quán bún chả này bởi đây là một trong những quán bún chả que tre ít ỏi còn sót lại ở đất Hà thành. Quán bún chả giản dị, nằm khuất trong ngõ Đồng Xuân nhưng lại là điểm đông vui nhộn nhịp nhất khu phố cổ.
Bún chả kẹp que tre ở Hà Nội rất được lòng thực khách. Ảnh: traveltimes
Để chế biến món ăn này, thịt dùng để nướng chả phải loại thịt ba chỉ ngon, thái mỏng, ướp nước mắm, đường, hạt tiêu rồi kẹp vào những que tre nhỏ, trông rất hấp dẫn. Phần chả viên còn có lá xương sông hoặc lá lốt bọc bên ngoài.
Điểm đặc biệt thú vị ở quán là thứ gia vị độc đáo mà ít quán nào có được, đó là bún chả ăn với nước dấm sấu, dấm me tự làm. Thêm chút nước này vào bát nước chấm cũng mang vị khác lạ, chua dịu, thơm thơm. Mỗi suất bún chả ngõ Đồng Xuân gồm 2 que chả miếng, 2 que chả băm lá lốt, có giá 30.000 đồng
Bún chả phố Nguyễn Biểu
Quán bún chả nhỏ nằm trên con phố Nguyễn Biểu khá đông khách vào mỗi buổi trưa mặc dù món bún chả ở đây nước chấm không pha bằng mắm nhưng lại có vị khác lạ, khiến nhiều thực khách muốn "đổi gió" tìm đến thưởng thức.
Bún chả là một trong những món ăn đặc trưng ở Hà Nội. Ảnh: lamchame
Chủ quán sử dụng muối để pha nước chấm nên bát nước chấm trong hơn, ít màu hơn nhưng bù lại chủ quán cho rất nhiều tỏi cùng cà rốt băm nhỏ. Điểm đặc biệt ở đây là miếng chả băm viên hay chả miếng đều dậy mùi hơn hẳn. Chả nướng còn có một mùi thơm là lạ.
Để có được vị là lạ này, bí quyết nằm ở những miếng thịt được bọc qua một lớp một lá chuối rồi mới nướng trên than hoa, khiến nó trở nên độc đáo và khác biệt. Giá bún chả ở đây cũng hợp lý, khoảng 30.000 đồng cho một suất khá đầy đặn.
Bún chả phố Hàng Than
Nếu như bạn qua phố Hàng Than vào mỗi trưa thì sẽ thấy được cảnh tấp nập ở đây. Quán bún chả nổi tiếng đông khách trên con phố này khoảng mấy năm trở lại đây.
Khách ngồi ăn thành một dãy dài dằng dặc, thẳng tắp, tạo nên bức tranh ăn uống thú vị ở con phố này mỗi buổi trưa. Ảnh: Zing
Một suất bún chả giá bán 35.000 đồng, có lẽ đắt hơn ở quán khác nhưng thực khách đều có vẻ rất hài lòng vì độ đầy đặn. Mỗi suất được dọn ra chả đầy ngập bát. Chả miếng dày dặn, thịt mềm, không hề bèo nhèo mỡ như nhiều nơi, bảo đảm "đả" hết suất bạn cũng no căng bụng. Nước mắm chủ quán pha vừa miệng, khách ít khi phải gia giảm thêm. Ngon rẻ, phong cách phục vụ lại nhanh nhẹn, đó là những ưu điểm khiến quán lúc nào cũng đông khách.
Bún chả Hà Nội Bún chả có lẽ là món ăn duy nhất ở Hà Nội tồn tại vượt qua cả những ngày đói khổ. Những năm chiến tranh bao cấp, hàng phở hàng bánh cuốn hàng cháo hầu như đóng cửa vì vi phạm đến chính sách lương thực. Riêng bún chả vẫn còn. Dĩ nhiên bún là do Nhà nước sản xuất. Có thể mang...