Cách làm bột ăn dặm cho bé ngon và nhiều chất
Giai đoạn ăn dặm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bé vì trẻ sẽ được bổ sung các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Vì thế, việc chế biến bột ăn dặm cho bé đúng cách là hết sức cần thiết.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam
Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam
1. Khi nào thì cho bé ăn dặm?
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Lúc đó hệ tiêu hóa của bé đã được phát triển tương đối hoàn chỉnh, có thể hấp thu những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Nếu để ý thì có thể thấy trước khi tròn 6 tháng, trẻ sẽ có một vài những dấu hiệu để sẵn sàng ăn dặm như sau:
- Khoảng cách giữa những lần ăn của trẻ sẽ thưa dần và lượng thức ăn sẽ nhiều lên. Trẻ sẽ khóc và đòi ăn đêm nhiều hơn.
- Trẻ sẽ chú ý mỗi khi nhìn người lớn ăn uống. Ngoài ra, bé sẽ bắt chước động tác nhai như đang ăn của người lớn.
- Khi đưa thìa vào gần miệng trẻ, bé sẽ mở miệng thay vì đẩy ra.
- Bé có khả năng ngồi vững, kiểm soát đầu và cổ tốt.
- Thường xuyên thấy trẻ với lấy những đồ trước mặt và cho vào miệng, cho dù có bị ngăn cản.
2. Cách chọn bột ăn dặm cho bé
- Tùy theo giai đoạn phát triển: Nếu trẻ đang trong giai đoạn mới tập ăn dặm thì chỉ nên cho bé ăn các loại bột ăn dặm với các thành phần cơ bản như: ngũ cốc, rau củ và sữa. Khi trẻ đã quen dần sau 2-3 tháng, có thể cho bé ăn bột mặn có thành phần dễ tiêu, dễ hấp thụ.
- Giá trị dinh dưỡng:
Vì trẻ có nhu cầu về dinh dưỡng rất cao trong thời kỳ ăn dặm nên cần đảm bảo loại bột được lựa chọn đáp ứng đủ cho bé.
Lưu ý chọn các loại bột ăn dặm cho bé có đầy đủ các loại: vitamin A,B,K, chất khoáng như canxi, phốt pho, magie, chất xơ, các loại acid amin thiết yếu để giúp bé ăn ngon miệng hơn, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng và hỗ trợ khả năng hấp thụ canxi nếu cơ thể bé không thể tự tổng hợp.
- Nguyên liệu tự nhiên, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ:
Cần đặc biệt chú ý tới tiêu chí này vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương nếu như trong thức ăn còn dư lượng thuốc trừ sâu hoặc chất bảo quản.
Nếu chọn bột ăn dặm ăn liền: ưu tiên chọn những nhãn hàng lâu đời, thương hiệu uy tín và lâu năm. Ngoài ra, nên chọn các sản phẩm áp dụng công nghệ thủy phân tinh bột vì công nghệ tiên tiến này giúp bé dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn.
Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. (Ảnh minh họa)
3. Cách tự làm bột ăn dặm cho bé
Đây là cách lựa chọn của nhiều người mẹ vì bột gạo có thể tự xay tại nhà và an toàn cho trẻ. Ngoài ra khi nấu ăn dặm cho trẻ có thể thêm các loại rau củ khác một cách dễ dàng. Để làm bột gạo ăn dặm cho trẻ thì khá đơn giản, thực hiện không mất nhiều thời gian.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 1kg (chọn loại gạo ngon, trắng, thơm và có hạt tròn, to), thông thường các mẹ hay trộn thêm gạo nếp, đậu xanh, đậu nành…
- Muối tinh: 1 thìa cafe
- Dụng cụ cần thiết: máy xay sinh tố (hoặc máy nghiền), rây lọc (hoặc bao lọc bằng vải), đĩa.
Cách làm bột gạo ăn dặm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nhặt sạch gạo để loại bỏ hết trấu, thóc và sạn.
Pha muối tinh với nước thành dung dịch muối pha loãng.
Cho gạo vào nước muối đã pha loãng để loại bỏ hết cặn bẩn.
Ngâm gạo với nước sạch qua đêm để gạo nở. Lưu ý đổ nước ngập mặt gạo.
- Bước 2: Xay gạo
Sau khi gạo đã được ngâm qua đêm thì vớt ra, rửa lại rồi đổ gạo vào chậu và cho nước ngập bề mặt gạo.
Xay nhuyễn gạo bằng máy xay. Nên xay gạo 2 lần để có hỗn hợp gạo nhuyễn như mong muốn.
- Bước 3: Hoàn thành bột gạo
Để bột mịn và nhuyễn, dùng rây lọc để lọc bột sạch một lần nữa.
Video đang HOT
Cho bột gạo đem phơi 2 nắng. Để tiết kiệm thời gian và công sức thì có thể sử dụng máy sấy để sấy khô bột rồi để nơi khô thoáng. Điều này sẽ giúp bảo quản gạo được lâu và không bị mốc.
Khi gạo đã khô thì cho vào hộp đậy kín để bảo quản, hạn chế để bột tiếp xúc với không khí.
Bột gạo ăn dặm cho bé sau khi đã hoàn thành. (Ảnh minh họa)
4. Gợi ý cách nấu bột gạo ăn dặm cho bé
* Bột gạo ăn dặm nấu bí đỏ
- Nguyên liệu:
Bí đỏ: 30g
Bột gạo: 20g
Sữa bột: 15g
Dầu ăn, nước
- Cách nấu:
Bí đỏ gọt vỏ rồi rửa sạch. Sau đó cho vào luộc (hoặc hấp chín) rồi xay nhuyễn.
Hòa tan 200g bột gạo với 200ml nước lạnh. Cho thêm 3 thìa bí đỏ đã xay nhuyễn và 2 thìa cafe đường vào, khuấy đều.
Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ. Lưu ý vừa đun vừa khuấy đều để bột không bị cháy.
Khi bột đã chín cho thêm 1 thìa cafe dầu ăn rồi 4 thìa canh sữa bột và trộn đều múc bột ra bát là bé có thể ăn được.
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ không nên cho đường vì bí đỏ và sữa bột đã đủ vị cho trẻ.
Bột ăn dặm nấu bí đỏ bổ dưỡng cho trẻ. (Ảnh minh họa)
* Bột gạo ăn dặm nấu thịt gà và cà rốt
- Nguyên liệu:
Thịt ức gà: 10g
Bột gạo: 10g
Cà rốt: củ
Nước: 200ml
- Cách nấu:
Rửa sạch ức gà, luộc lên để lấy nước dùng. Khi thịt gà chín thì vớt ra, để cho nguội và dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó cho vào luộc cùng thịt gà rồi mới đem xay nguyễn chứ không xay sống.
Hòa bột gạo với nước và đun trên lửa nhỏ, khuấy liên tục.
Đổ thịt gà và cà rốt đã xay nhuyễn vào hỗn hợp bột gạo rồi tiếp tục khuấy đều. Nếu cảm thấy bột quá đặc thì có thể cho thêm nước. Khi chín thì đổ ra bát để nguội rồi cho trẻ ăn.
Bột thịt gà cà rốt thơm ngon, hấp dẫn. (Ảnh minh họa)
* Bột gạo ăn dặm nấu tôm, khoai mỡ
- Nguyên liệu:
Khoai mỡ, tôm, bột gạo
- Cách làm:
Khoai mỡ sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì đem luộc chín mềm, xay nhuyễn.
Hòa tan bột gạo với nước.
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn rồi nấu chín. Tiếp tục cho khoai và bột gạo vào nấu đến khi bột chín.
Múc bột ra bát, cho thêm vài thìa cafe dầu ăn vào trộn đều rồi cho bé ăn.
Ngoài ra các mẹ có thể làm khoai và tôm nấu kỹ, xay nhuyễn rồi quấy bột.
* Bột gạo ăn dặm nấu lòng đỏ trứng, rau cải ngọt
- Nguyên liệu:
Trứng, rau cải ngọt, bột gạo
- Cách làm:
Tách lấy lòng đỏ trứng rồi đánh tan.
Rửa sạch rau cải ngọt, cắt nhỏ và băm nhuyễn.
Hòa tan bột gạo với nước. Cho lòng đỏ trứng vào khuấy đều.
Đun nước sôi và cho rau vào nấu. Tiếp theo, đổ hỗn hợp bột gạo và trứng vào khuấy đều, nấu đến khi chín.
Múc bột ra bát, cho thêm 1-2 thìa cafe dầu ăn rồi khuấy đều là bé có thể ăn được.
Lưu ý: Rau xay nhỏ dung quấy bột chứ không băm trước, rau băm trước khi nấu là dung cho giai đoạn sau của ăn dặm, khi trẻ đã đủ lớn và quen ăn dặm.
5. Cách pha bột ăn dặm ăn liền không bị vón cục
Ngoài việc lựa chọn tự xay bột ăn dặm cho bé thì còn một cách khác là cho trẻ ăn bột ăn dặm ăn liền. Khi sử dụng bột ăn dặm ăn liền cho bé thì cần lưu ý phải pha đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng cũng như không để lãng phí bột. Thực hiện pha bột theo các bước sau đây:
- Bước 1: Đun sôi nước trong 5 phút và chờ đến khi nước nguội ở nhiệt độ pha bột tiêu chuẩn (40-50 độ C).
- Bước 2: Đong bột ăn dặm với số lượng nước cần thiết vào bát ăn dặm theo bảng sau:
Độ tuổi
Lượng bột cần thiết (g)
Lượng nước (ml)
6 tháng trở lên
45g (khoảng 4 thìa đầy)
120
8 tháng trở lên
50g (4-5 thìa)
150
- Bước 3: Khuấy đều bột và nước cho đến khi hòa tan hoàn toàn.
Pha bột ăn dặm ăn liền cho bé cần phải đúng liều lượng. (Ảnh minh họa)
- Bước 4: Chờ trong vòng 1 phút để bột nở đều và trở nên sánh mịn. Trước khi cho trẻ ăn thì nên kiểm tra nhiệt độ, tránh cho trẻ bị bỏng.
Một vài lưu ý khi sử dụng bột ăn dặm ăn liền:
- Nên dùng thìa múc bột có đường kính là 4,5cm, không sâu lòng để đảm bảo đúng chính xác lượng bột cần thiết theo tiêu chuẩn.
- Không nên làm nóng bột ăn dặm ăn liền bằng lò vi sóng, dễ làm bột bị vón cục.
- Có thể kết hợp bột ăn dặm ăn liền với sữa công thức để bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng với những trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng và trong vòng vài tuần.
- Bảo quản bột ăn dặm ở nơi khô ráo, thoáng mát và không cho vào tủ lạnh.
- Mỗi lần sử dụng xong cần đậy chặt nắp hộp. Khi đã mở hộp thì chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tháng để đảm bảo chất lượng của bột.
Hy vọng các thông tin hữu ích về bột ăn dặm cho bé trên đây sẽ giúp người mẹ sẽ có thể chuẩn bị các món ăn dặm cho con vừa ngon lại đầy đủ chất dinh dưỡng.
Theo Khám phá
Lo lắng về heo bò, người Trung Quốc chuyển sang món giả thịt
Với lo ngại về nguồn gốc và chất lượng thịt gia tăng, người Trung Quốc đang dần chuyển sang ăn những món giả thịt có truyền thống từ hàng nghìn năm nay.
Khi anh Wang Jianguang còn bé, gia đình anh thi thoảng sẽ mua cho anh cánh gà với nước tương như một phần thưởng.
Những cái cánh này rất ngon ngoại trừ việc nó không thực sự làm bằng thịt gà. Chúng là sự kết hợp phức tạp của đậu nành và đậu phộng. "Chúng trông giống như cánh gà," chàng trai 29 tuổi lớn lên trong một khu phố nghèo tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc nói với CNN.
Anh Wang trong căn bếp của Baihe Vegetarian. Ảnh: CNN.
Đó là lần đầu tiên anh tiếp xúc với các món giả thịt có truyền thống hàng thế kỷ của Trung Quốc.
Món ăn có truyền thống lâu đời
Trong vài năm qua, nhu cầu sử dụng các sản phẩm giả thịt đã tăng mạnh ở phương Tây khi người ta tìm kiếm các nguồn thực phẩm thay thế cho thịt đỏ, lành mạnh hơn và ít gây hại cho môi trường hơn.
Hai trong số các công ty thực phẩm lớn nhất của Mỹ, Impossible Foods và Beyond Meat, đã kiếm được hàng triệu USD từ nhu cầu ăn bánh burger không có thịt của người tiêu dùng. Vào giữa năm 2019, có quá nhiều đơn đặt hàng cho Impossible Meat đến nỗi công ty này thừa nhận họ đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tuy nhiên, rất lâu trước khi những miếng thịt giả nguồn gốc thực vật đầu tiên xuất hiện ở phương Tây, người Trung Quốc đã tạo hình và nêm nếm cho các món giả thịt truyền thống từ hạt, nấm và các loại rau.
Món thịt lợn chua ngọt làm từ thực vật tại nhà hàng Green Veggie ở Sheung Wan, Hong Kong. Ảnh: South China Morning Post.
"Nó luôn song hành với nền ẩm thực Trung Quốc. Các món giả thịt này vô cùng đa dạng và ở mỗi miền đất nước bạn sẽ có một phiên bản khác nhau", nhà phê bình ẩm thực Fuschia Dunlop nói với CNN.
Người ta đã tìm thấy một số ghi chép từ thời nhà Tống vào thế kỷ thứ 10 mô tả các nhà sư ăn "thịt chay" bằng đậu phụ. Món ăn này được gọi là "fanghun cai", nghĩa là "món thịt giả".
Anh Wang hiện làm việc tại một nhà hàng chay tên là Baihe Vegetarian trong một con hẻm truyền thống của quận Đông Thành, Bắc Kinh. Tại đây, họ phục vụ nhiều món giả thịt như sườn heo, bánh bao, gà kung pao.
Chủ nhà hàng, cô Liu Hongyan, cho biết mỗi ngày Baihe phục vụ khoảng 80 đến 100 thực khách và con số này vẫn đang tăng lên.
"Tôi nghĩ ngày càng có nhiều người đón nhận văn hóa ăn chay. Mọi người đang chú ý tới sức khỏe nhiều hơn", cô Liu nói với CNN. "Có quá nhiều chất béo và dầu mỡ trong thịt đỏ".
Sự mô phỏng hoàn hảo
Việc các sản phẩm thịt giả xuất hiện sớm ở Trung Quốc có liên quan chặt chẽ đến Phật giáo.
Phật giáo đã được truyền bá ở Trung Quốc vào thời nhà Hán, khoảng 2.000 năm trước. Ngày nay, có khoảng 250 triệu người Trung Quốc theo đạo Phật, chiếm 20% dân số nước này.
Một trong những nguyên lý trung tâm của đạo Phật là tôn trọng tất cả các sinh vật sống. Vì vậy, việc ăn chay rất phổ biến đối với các tín đồ Phật giáo. Mặc dù các tu viện của Trung Quốc tuân theo chế độ ăn chay nghiêm ngặt, họ thường sẽ phải biến đổi các món ăn để phù hợp nhu cầu ăn chay của khách hành hương, cô Dunlop cho biết.
Một món ăn có cá giả làm từ thực vật ở Trung Quốc. Ảnh: CNN.
"Khách tham quan sẽ mong đợi một bữa ăn có món thịt và đây là lý do truyền thống này ra đời. Bạn có thể ăn các món ăn như trong một bữa tiệc bình thường, chỉ khác ở chỗ chúng được làm từ nguyên liệu chay", cô Dunlop nói.
Cũng theo nhà văn Dunlop, thức ăn chay của Phật giáo ở Trung Quốc đã trở nên "cực kỳ công phu" từ sau thời nhà Hán.
"Trong các tu viện lớn hơn, người ta có thể dùng bữa với những món ăn như vây cá mập, bào ngư và các món ngon khác được chế biến khéo léo từ các nguyên liệu thực vật", Dunlop viết trong cuốn sách Ẩm thực Tứ Xuyên.
Tầm ảnh hưởng của món giả thịt có thể được nhìn thấy trong thực đơn của các nhà hàng khác nhau. Tại Thượng Hải, bạn có thể ăn thịt cua xào làm từ khoai tây nghiền và cà rốt. Ở Tứ Xuyên, các nhà hàng phục vụ món thịt heo nấu 2 lần truyền thống mà không thực sự có mẩu thịt nào.
"Mọi người ở Thượng Hải đều ăn chay vịt quay hoặc ngỗng quay chay được làm từ các lớp đậu phụ mỏng, ướp hương vị và sau đó chiên giòn để có lớp da vàng như thịt thật", cô Dunlop cho biết.
Hiện có hơn 300 nhà hàng phục vụ món giả thịt ở Bắc Kinh, theo China Daily. Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là quốc gia ăn chay. Số lượng thịt được tiêu thụ tại đây vẫn còn rất lớn.
Trong 60 năm qua, nhu cầu thịt lợn tăng cao đã dẫn đến số lượng lợn bị giết mổ trên đầu người tăng gấp 10 lần. Khi người dân Trung Quốc trở nên giàu có hơn, nhu cầu ăn thịt của họ cũng cao hơn.
Mặt khác, việc tiêu thụ thịt gia tăng phần nào đã thúc đẩy người dân ăn chay nhiều hơn. Năm 2014, thịt thối, hư hỏng được in lại hạn sử dụng bị phát hiện tại các cơ sở chế biến thực phẩm lớn nhất của Trung Quốc.
"Một số người lo lắng về nguồn gốc của thịt, nhưng họ không muốn đánh mất hương vị của các món thịt", cô Dunlop giải thích.
Đậu phộng, sen và khoai mỡ
Anh Wang rất tự hào về những món giả thịt anh tạo ra tại nhà hàng Baihe.
Trong nhà bếp, anh Wang đang cẩn thận định hình một cái nấm sò lớn thành những khối nhỏ hơn. Những khối này sẽ trở thành thịt gà trong món "gà kung pao".
Sau đó, anh thêm bột mì, dầu, hạt điều, đường và các thành phần khác rồi cho hỗn hợp vào chảo nóng đang sôi. Thành phẩm cuối cùng là một món ăn có hương vị ngọt ngào nhưng thơm ngon đặc trưng và độ dai hệt như thịt gà.
Anh Wang chế biến món gà kung pao từ nấm. Ảnh: CNN.
Theo anh Wang, trong những năm gần đây, công nghiệp hóa phát triển, vì vậy, phần lớn món ăn giả thịt của Trung Quốc đến từ các nhà máy thay vì được sản xuất trong nhà bếp. Tuy nhiên, anh Wang vẫn làm tất cả các món ăn của mình thủ công.
"Ví dụ như món sườn heo, xương sẽ được làm từ củ sen và thịt được làm từ khoai tây, nấm và protein đậu phộng", anh Wang mô tả. Anh cũng cho biết món xương sườn này cần phải để qua đêm trước khi chúng sẵn sàng đem ra phục vụ.
Cả anh Wang và chủ sở hữu nhà hàng Liu đều biết về xu hướng làm thịt giả của phương Tây. Tuy nhiên, họ không hứng thú với xu hướng này. Đối với họ, món giả thịt phiên bản gốc của Trung Quốc tinh vi hơn.
"Thực phẩm chay Trung Quốc phức tạp hơn phiên bản phương Tây. Nó có nhiều hình thức hơn, nhiều hương vị hơn. Phiên bản phương Tây rất đơn giản", anh Wang nói. "Tôi cảm thấy như phương Tây chỉ ăn bánh mì kẹp thịt và bít tết."
Theo Zing
Cách làm Bánh Khoai Mỡ Chiên Giòn bên ngoài Dẻo bên trong cực ngon Bánh khoai mỡ chiên giòn lá món ăn khá được nhiều người yêu thích. Hôm nay xin giới thiệu đến các bạn Cách làm Bánh Khoai Mỡ Chiên Giòn bên ngoài Dẻo bên trong cực ngon nhé! Nguồn: sưu tầm