Cách làm bò tiềm thuốc bắc bổ dưỡng chuẩn vị đơn giản hấp dẫn
Bò tiềm thuốc bắc là món canh thơm ngon, hấp dẫn và rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là với người vừa ốm dậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ chậm lớn.
Nguyên liệu làm Bò tiềm thuốc bắc
Thịt nạm bò 500 gr
Chân gà 500 gr
Củ sen 200 gr
Hạt sen tươi 30 gr
Gừng 20 gr
Kỷ tử 5 gr
Táo tàu 10 trái
Hoài sơn 4 miếng
Đẳng sâm 2 gr
Đỗ trọng 2 gr
Hoàng kỳ 1 miếng
Bạch chỉ 1 miếng
Ngọc trúc 1 miếng
Xuyên khung 2 gr
Thục địa 1 miếng
Thảo quả 2 quả
Hoa hồi 4 miếng
Đường phèn 2.5 muỗng canh
Bột ngọt 1/2 muỗng canh
Nước tương 1 muỗng canh
Muối 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt bò tươi ngon
Bạn nên chọn thịt có màu đỏ tươi, phần mỡ thịt có màu vàng với gân trắng, khi ấn tay vào thấy cứng, thịt có mùi đặc trưng của bò.Chọn thịt có thớ thịt nhỏ và mịn, khi dùng tay ấn vào thịt có độ đàn hồi. Không nên chọn thịt có thớ to, màu đỏ sậm, mỡ vàng đậm.Tuyệt đối không chọn thịt có màu tái xanh, thớ thịt có nốt tròn trắng, mùi lạ, bị nhớt, dùng tay ấn vào bị lõm, mềm.
Cách chọn mua chân gà ngon
Chân gà nên được mua tại các cửa hàng uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Nên mua chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, trên da không có các đốm màu sắc khác lạ như: xanh, đỏ, vàng.Khi dùng tay sờ vào thấy nhơn nhớt, có dịch lạ chảy ra thì không nên mua.Chân gà độn nước có bề ngoài đều và đẹp, mập mạp, phần ngón căng phồng, dùng tay bóp sẽ thấy mềm. Chân gà bình thường nhỏ và xấu, 4 ngón cong và gập vào trong.Chân gà có 2 loại: chân gà ta và chân gà công nghiệp, chân gà công nghiệp được ưa chuộng hơn vì có nhiều thịt, tiện lợi để thực hiện món chân gà rút xương.
Cách chọn mua củ sen ngon
Nên chọn những đốt củ sen vừa to vừa ngắn vì sẽ có độ chín và mùi vị ngon hơn.Bề ngoài củ sen đầy đặn, không có vết lồi lõm bất thường.Vỏ củ sen nên có màu vàng, tránh chọn củ sen vỏ trắng vì có thể bị tẩy hóa chất.Phần lỗ khí bên trong củ sen càng to, chứng tỏ củ sen chứa nhiều nước và có mùi vị ngon.
Cách chọn mua hạt sen ngon, bùi
Bạn nên mua hạt sen vẫn còn vỏ về và tách. Cách này tuy mất chút thời gian nhưng bạn sẽ có được hạt sen tươi, an tâm hơn khi sử dụng.Khi mua hạt sen tươi đã tách vỏ, nên mua những hạt sen đã già, căng tròn, phía ngoài có màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Khi nấu những loại hạt sen này lên sẽ có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, những hạt sen này cũng không bị sượng ăn rất thơm ngon.
Đối với các nguyên liệu thuốc bắc
Video đang HOT
Gia vị hầm thuốc bắc (bao gồm kỷ tử, hoài sơn, đẳng sâm, đỗ trọng, hoàng kỳ, bạch chỉ, ngọc trúc, xuyên khung, thục địa, thảo quả khô, hoa hồi) bạn có thể tìm mua ở những cửa hàng đông y hoặc các siêu thị, cửa hàng bách hóa hoặc các trang thương mại điện tử uy tín,…Tùy vào sở thích mà bạn có thể gia giảm số lượng các loại gia vị theo ý thích.
Cách chế biến Bò tiềm thuốc bắc
1
Sơ chế chân gà và thịt bò
Chân gà mua về, các bạn lột bỏ phần màng phía bên ngoài, mang chà sạch với muối, sau đó xả sạch lại với nước, để ráo. Dùng dao cắt bỏ phần móng chân, rồi chặt chân gà làm đôi theo chiều ngang.
Thịt bò, sau khi mua về các bạn dùng dao cắt bớt phần mỡ thừa (nếu có), đem chà sạch với 1 ít muối. Sau đó rửa sạch lại với vài lần nước rồi để ráo.
Bắc một nồi nước lên bếp và đun sôi, sau đó thêm vào nồi 1 trái thảo quả khô, 2 miếng hoa hồi vào nấu thêm khoảng 5 phút nữa. Sau đó, cho phần thịt bò và chân gà vào, chần sơ đến khi nước sôi trở lại thì vớt ra ngoài, xả sơ lại với nước lạnh và để ráo.
Cách sơ chế chân gà sạch, bớt hôi:
Để khử mùi hôi tanh của chân gà, sau khi mua về bạn có thể bóp với muối, sau đó xả thật sạch với nước lạnh.Chân gà sau khi làm sạch, bạn cũng có thể ngâm với nước chanh loãng để chân gà không còn mùi hôi tanh.Ngoài cách trên, bạn có thể ngâm ngập trong nước hòa với 15 gram baking soda và 15ml dấm gạo khoảng 15 – 20 phút. Việc ngâm như vậy sẽ loại bỏ nốt những chất bẩn còn bám lại và giúp chân gà mềm nhanh hơn khi nấu.
Cách sơ chế thịt bò sạch, bớt hôi
Cách 1: Ngâm thịt bò ngập trong rượu trắng 15 rồi rửa lại bằng nước sạch.
Cách 2: Đun nóng nồi nước khoảng 50 độ, sau đó cho thì vào nồi nước khoảng 3 – 5 phút rồi vớt ra.
Cách 3: Dùng chanh hoặc giấm chà xát lên miếng thịt 5 – 7 phút rồi xả lại bằng nước sạch.
Cách 4: Dùng 1 củ gừng đã nướng, giã nát, chà xát lên miếng thịt bò rồi rửa lại bằng nước sạch.
2
Luộc thịt bò
Bắc nồi lên bếp, cho 1 lít nước lọc, 1 trái thảo quả khô, 2 miếng hoa hồi khi nãy vớt ra và thịt bò vào nồi. Tiến hành luộc thịt bò ở lửa lớn cho nước sôi.
Sau khi nước đã sôi, các bạn hạ nhỏ lửa và hớt bọt. Nêm tiếp vào nồi 1 muỗng canh muối rồi đậy nắp và hầm khoảng 1 giờ – 1 giờ 30 phút cho thịt bò mềm.
Mách nhỏ:
Các bạn nên thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong và đẹp mắt hơn.Bạn có thể dùng một chiếc đũa xiên thử vào miếng thịt, nếu xiên qua dễ dàng thì thịt đã chín mềm đạt chuẩn, có thể tiến hành nấu món ăn.
3
Sơ chế các nguyên liệu khác
Để loại sạch bụi bẩn, củ sen khi mua về các bạn dùng bàn chải chà sạch phần vỏ bên ngoài, sau đó rửa lại với nước.
Dùng dao cắt củ sen thành các lát mỏng dày khoảng 1/2 lóng tay. Để củ sen không bị thâm, sau khi cắt bạn cần cho ngay vào nước muối và ngâm cho đến lúc chế biến mới vớt củ sen ra.
Cách sơ chế củ sen không bị thâm đen
Ngoài việc ngâm bằng nước muối, bạn cũng có thể thực hiện các cách khác như sau:
Cách 1: Ngâm củ sen vào nước vo gạo, vì tinh bột của nước vo gạo có thể giúp hấp thụ chất bẩn và loại bỏ bùn, nhựa từ củ sen.
Cách 2: Ngâm vào nước có pha chút giấm.
Cách 3: Ngâm vào nước cốt chanh.
Về phần hạt sen, các bạn tách vỏ, tách bỏ tâm sen, rửa sạch tránh làm đắng hạt nếu còn tâm sen vương lại. Đối với hạt sen tươi các bạn không nên ngâm với nước, sẽ khiến hạt sen bị chai, cứng ăn không ngon.
Mách nhỏ: Bạn có thể sử dụng hạt sen khô tùy ý nhưng trước khi chế biến cần ngâm nước tầm 7 – 8 tiếng để hạt sen nở đều, không bị cứng, sau đó xả sạch với nước.
Kỷ tử, táo tàu, hoài sơn mang đi ngâm nước khoảng 15 – 20 phút cho nở mềm.
4
Nấu món ăn
Vớt toàn bộ thảo quả và hoa hồi trong nồi nước luộc bò ra ngoài.
Sau đó thêm tiếp 1 lít nước lọc, chân gà, củ sen, táo tàu, hạt sen và toàn bộ gia vị hầm thuốc bắc trừ kỷ tử (bao gồm: 4 miếng hoài sơn, 2gr đẳng sâm, 2gr đỗ trọng, 1 miếng hoàng kỳ, 1 miếng bạch chỉ, 1 miếng ngọc trúc, 2gr xuyên khung, 1 miếng thục địa) vào nồi và tiến hành đun sôi.
Mách nhỏ: Vì kỷ tử rất nhanh chín và mau nhừ, các bạn nên cho chúng vào công đoạn sau cùng để tránh kỷ tử bị nát, ăn không ngon.
Sau khi nước dùng sôi, thêm vào nồi 2 muỗng canh đường phèn. Vặn nhỏ lửa và tiếp tục hầm thêm khoảng 30 phút nữa cho các nguyên liệu chín mềm. Kế đến, cho kỷ tử vào và tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa.
Sau đó thêm vào nồi 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh đường phèn, 1 muỗng canh nước tương sau đó nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
5
Thành phẩm
Vớt thịt bò ra ngoài, để nguội rồi cắt miếng vừa ăn. Xếp thịt bò, chân gà, củ sen và các gia vị thuốc bắc ra tô, sau đó cho nước dùng vào, trang trí lại cho đẹp mắt là hoàn thành.
Bò tiềm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng với nước dùng thanh ngọt, thịt bò mềm ngọt, thấm vị, chân gà dai giòn ăn cùng với củ sen, hạt sen bùi bùi kích thích vị giác vô cùng. Với cách nấu đơn giản, không một chút cầu kì, nhưng lại vô cùng bổ dưỡng phù hợp cho các bà bầu và trẻ nhỏ. Hãy thử trổ tài làm ngay món này cho các thành viên trong gia đình cùng thưởng thức nhé!
Cách nấu chân giò hầm ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng dễ làm tại nhà
Chân giò hầm ngải cứu không chỉ đơn thuần được xem là một món ăn thông thường mà nó là một bài thuốc vừa bổ vừa ngon. Cách chế biến món chân giò hầm ngải cứu không quá phức tạp, cùng Điện máy XANH vào bếp để thực hiện món canh thơm ngon bổ dưỡng này nhé!
Nguyên liệu làm Chân giò hầm ngải cứu
Thịt chân giò 500 gr
Ngải cứu 100 gr
Táo tàu 10 quả
Hạt kỷ tử 1/2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm/ tiêu)
Cách chọn mua chân giò tươi ngon
Chọn mua khối thịt giò rắn chắc, các thớ thịt đều có đường cắt khô ráo, phần móng còn nguyên vẹn không bị long ra thì giò heo mới tươi ngon.Thịt có màu hồng tươi, không có mùi hôi tanh và khi ấn tay xuống có độ đàn hồi.Ngoài ra, nên chọn chân giò trước vì phần thịt mỏng, mềm, ngọt và có nhiều gân hơn vì vậy mà khi chế biến món hầm sẽ mềm, thấm gia vị và ngon hơn.
Lưu ý: Táo tàu và hạt kỷ tử, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các tiệm thuốc đông y hoặc tại các trang thương mại điện tử.
Cách chế biến Chân giò hầm ngải cứu
1
Sơ chế các nguyên liệu
Chân giò khi mua về bạn dùng dao cạo sạch phần lông còn sót lại (nếu có), đem rửa sạch với nước muối rồi chặt thành khúc vừa ăn.
Để khử mùi hôi của chân giò, bạn chuẩn bị một nồi nước sôi và cho chân giò vào chần qua trong 2 - 3 phút ở lửa lớn, sau đó vớt ra và rửa sạch lại với nước.
Ngải cứu loại bỏ những lá sâu, héo (nếu có), sau đó rửa sạch và để ráo.
2
Hầm món ăn
Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào ninh chân giò trong 30 phút ở lửa vừa.
Mách nhỏ: Trong quá trình hầm chân giò, nếu thấy có nổi bọt thì dùng thìa vớt bọt bỏ đi cho món canh nước trong và ngon hơn.
Tiếp đến, cho ngải cứu, táo tàu và hạt kỷ tử vào. Nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê đường và đảo đều cho thấm gi vị.
Đậy nắp lại và ninh thêm 15 - 20 phút tới khi chân giò chín mềm thì tắt bếp.
3
Thành phẩm
Món chân giò hầm xong có mùi vị thơm của lá ngải cùng táo tàu và hạt kỷ tử. Từng miếng chân giò mềm, thấm đều gia vị. Phần nước dùng ngọt thanh, đậm vị khi chan vào ăn cùng cơm trắng sẽ rất hấp dẫn đấy.
Đảm bảo đây sẽ là món ăn thơm ngon khó cưỡng cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Cách làm gà hầm baeksuk phong cách Hàn Quốc thơm ngon, hấp dẫn Baesuk được ví von như một "liều thuốc tâm hồn" của người Hàn Quốc mỗi khi tiết trời oi bức. Món ăn có vị ngọt thanh từ xương, thịt thì dai mềm ăn kèm cùng kim chi, cháo mè nên cực kỳ bổ dưỡng. Hãy cùng vào bếp thực hiện ngay món canh thơm ngon này nhé! Nguyên liệu làm Gà hầm baeksuk...