Cách làm bánh ướt cực ngon đặc sản Bến Tre
Với cách làm bánh ướt sau, các bạn sẽ không phải đến tận Bến Tre vẫn có thể thưởng thức món bánh ướt cực ngon ngay tại nhà
Bánh cuốn ngọt hay còn được gọi là bánh ướt có thể xem là “đặc sản” Bến Tre. Cách làm bánh ướt ngọt không khó nhưng đòi hỏi khéo léo để tráng bột, cuốn bánh sao cho đẹp mắt.
Bánh ướt ngọt thực chất là bánh tráng dừa khi mới tráng xong, chưa đem phơi, còn ướt, cuốn thêm ít nhân đậu xanh, dừa bào để cho ra món ăn chơi thú vị. Do đó, ban đầu, các lò bánh tráng là nơi “khởi xướng” món ăn này. Lâu dần, bánh được người ta làm tại nhà, không chỉ ăn mà còn bán ở chợ sáng. Bánh ngọt ngọt béo béo, chấm với muối mè hay đậu phộng, chỉ vài cuốn là đủ cho một bữa sáng ở vùng quê.
Cách làm bánh ướt ngọt như sau
Các bước thực hiện cách làm bánh ướt
Phần vỏ
Nguyên liệu: Bột gạo, nước cốt dừa, đường, muối, nước lạnh và mè rang (Tùy muốn làm nhiều hay ít bánh mà bạn điều chỉnh lượng nguyên liệu hợp lý).
Cách thực hiện:
Bước 1: Trộn tất cả các nguyên liệu trên với nhau, tỷ lệ là 1 bột: 1,5 nước: 0.5 nước cốt dừa. Đường, muối và mè rang thì định lượng tùy sở thích.
Video đang HOT
Bước 2: Khi pha bột, nếm thử có vị ngọt nhẹ là được. Nếu các bạn muốn bánh hơi dẻo, có thể pha thêm chút bột nếp hoặc bột năng. Nếu muốn bánh có thêm màu sắc thì cho thêm nước cốt lá dứa (màu xanh), nước lá cẩm (màu tím) hoặc nước củ dền (màu hồng).
Các bước thực hiện cách làm bánh ướt
Bước 3: Tráng bánh: Nếu các bạn không có nồi tráng bánh chuyên dụng thì có thể tráng bánh theo cách thủ công.
Bạn chuẩn bị nồi hấp sâu lòng, đường kính khoảng 30cm là vừa, cho nước vào. Sau đó, lấy tấm vải mỏng (loại vải katê trắng) phủ lên miệng nồi, dùng dây buộc chặt cố định xung quanh, rồi kéo cho vải thật căng.
Đun nước sôi cho hơi nóng bốc lên sau đó dùng vá múc bột, lật phần lưng vá xuống, tráng đều. Mẻ bột đầu tiên các bạn nên tráng một ít để thử trước, đồng thời làm vải mềm. Bánh nên tráng hơi dầy sẽ ngon, dầy hơn gấp 4, 5 lần so với kiểu bánh cuốn nóng. Sau khi tráng xong, các bạn dùng nắp có chóp cao đậy lại, khoảng vài phút mở nắp ra, mở nhanh tay, không để nước đọng mặt bánh. Bánh chín, để lên mâm có thoa dầu. Cứ thực hiện các thao tác cách làm bánh ướt liên tục đến khi nào hết bột.
Có thể sử dụng thêm màu sắc để thực hiện cách làm bánh ướt
Phần nhân
Bước 1: Đậu xanh cà vỏ, ngâm nở, nấu nhừ với ít nước, nếu thích béo bạn có thể nấu thêm nước cốt dừa.
Bước 2: Đậu xanh chín, hơi cạn nước thì tán nhuyễn, cho thêm chút ít đường, bột vani cho thơm. Dùng dụng cụ cạo cơm dừa thành sợi (có thể dùng nắp chai bia, có các khía xung quanh).
Bước 3: Với cách làm bánh ướt này các bạn cho nhân vào giữa bánh đã tráng xong, tản ra cho đều, cuốn lại thành những cuốn dài. Nếu muốn bánh ngắn thì cuốn xong rồi cắt đôi. Bánh không cần ăn lúc nóng, để nguội ăn vẫn ngon. Khi ăn, chấm với muối mè hoặc muối đậu phộng rang rất ngon (gồm đường, muối, mè rang hoặc đậu phộng rang giã nhỏ).
Thành phẩm của cách làm bánh ướt
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh ướt trên nhé!
Món đặc sản Bến Tre khiến du khách "mê mẩn" vì vừa ngon vừa đã mắt
Cơm dừa là một món ăn độc đáo của "xứ dừa" Bến Tre. Cơm dừa tuy mang nét dân dã, bình dị, đậm chất thôn quê nhưng để có được món cơm dừa ngon thì các công đoạn từ lựa chọn nguyên liệu đến chế biến đòi hỏi một sự tỉ mỉ, cầu kỳ nhất định.
Cơm dừa của người dân Bến Tre không khác nhiều với cơm lam của đồng bào Tây Bắc. Gạo dùng để nấu cơm phải chọn loại gạo dẻo, thơm, ngon được vo kỹ dưới vòi nước rồi để ráo. Nhưng thay vì sử dụng ống tre, thì người dân nơi đây lại dùng trái dừa xiêm để nấu.
Một món đặc sản Bến Tre từ dừa hấp dẫn phải kể đến chính là cơm dừa. Ảnh: now.vn
Sau khi chọn được trái vừa ý, người ta không đả động gì đến phần bên trong quả dừa mà chỉ cắt ngang một phần trên quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy "nồi cơm dừa". Cuối cùng cho gạo vào trái dừa rồi đổ nước dừa tươi vừa đủ và đậy nắp lại nấu chừng một giờ đồng hồ.
Cơm dừa được nấu bằng cách hấp cách thủy để cơm giữ được độ ngọt
Món đặc sản Bến Tre từ dừa này phải ăn nóng mới ngon. Ảnh: baomoi
Cơm dừa phải ăn nóng mới ngon vì nếu để lâu, hạt cơm trắng bị thấm thêm hơi dầu từ dừa sẽ ngả sang màu vàng nhạt. Cơm dừa có vị béo nên ăn nóng mới ngon, đặc biệt món này ăn cùng tôm đất rang nước cốt dừa mới đúng điệu.
Tép rang dừa Bến Tre Tép rang dừa là món ăn đặc sản của đất Bến Tre. Món ăn thường được ăn cùng với cơm trắng hoặc biến tấu với xôi. Món ăn dân dã này có mặt ở hầu hết các quán ăn ở Bến Tre và trong thực đơn những nhà hàng, điểm du lịch trong tỉnh. Du khách đến Bến Tre, tham quan những điểm...