Cách làm bánh trôi nước trà gừng tráng miệng tuyệt hảo
Một chút thơm cay của gừng cùng vị ngọt lịm của nước đường sẽ khiến bạn “mê mệt” món bánh trôi nước. Cùng học cách làm bánh trôi nước trà gừng dưới đây nhé.
Bánh trôi nước luôn là một trong những món ăn đắt hàng nhất không chỉ trong mùa lạnh mà cả mùa hè cũng rất được ưa chuộng. Với nước đường ngọt lịm và thơm mùi gừng, bánh trôi nhân đậu xanh thơm lừng khiến bao người mê mẩn rồi phải lòng.
Nguyên liệu:
- Bột nếp: 400gr
- Đậu xanh không vỏ: 200gr
- Đường hoa mai: 300gr
- Hành tím
- Gừng: 1 củ
- Vừng rang: 20gr
Nếu có thể nên sử dụng đường thốt nốt thay thế đường hoa mai, bởi đường thốt nốt ngọt mát và tốt hơn cho sức khỏe.
Cách làm bánh trôi nước trà gừng:
Bước 1: Phần nước trà gừng
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ và đập dập
- Đường thốt nốt hoặc đường hoa mai cắt nhỏ để khi đun tan nhanh hơn.
- Bắc nồi lên bếp, cho vào 500ml nước lọc cùng phần gừng và đường vào. Bật bếp ở lửa vừa, khuấy đều tay cho đường tan hết và cho vào thêm thìa café muối. Sau đó vặn lửa to đun đến khi sôi.
- Nước đường sôi vặn nhỏ lửa và để khoảng 10 – 15 phút để gừng dậy mùi thơm và phần nước đường hơi sệt lại một chút.
Video đang HOT
Bước 2: Phần nhân bánh
- Rửa đậu xanh nhiều lần cho đến khi nước trong. Sau đó cho tất cả đậu xanh vào một tô lớn, ngâm cùng 500ml nước ấm trong 30 phút.
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ rồi phi thơm vàng
- Sau khi ngâm xong cho đậu xanh vào nồi, cho nước sâm sấp ngang mặt. Đặt lên bếp nấu chín.
- Khi đậu xanh đã chín mềm thì vớt ra một tô lớn, ngay khi đậu còn nóng dùng thìa đánh nhuyễn cho mềm, mịn.
- Đậu xanh đã tán nhuyễn xong cho thêm vào 1 thìa canh đường và hành tím phi vàng, trộn cho các nguyên liệu hòa quyện đều.
- Rửa sạch tay và viên đậu xanh thành từng viên tròn, nhỏ. Phụ thuộc vào kích thước bánh mà ước lượng nhân
Bước 3: Phần vỏ bánh
- Cho từ từ 300ml nước sôi cùng 4 thìa canh dầu ăn vào 350gr bột nếp (giữ lại 50gr làm bột áo). Vừa cho từ từ vừa trộn đều tay bột nếp. Khuấy cho đến khi nào hỗn hợp bột rất dính và ướt. Đậy kín trong 15-30 phút.
- Rắc một ít bột áo lên mặt bàn, cho bột đã nhào lên trên. Nhào một thành một thanh dài khoảng 20cm. Khi đã thành hình, cắt thanh bột ra thành 8 phần bằng nhau.
- Nắn viên bột đã chia thành hình tròn sau đó ấn dẹt viên bột sao cho có đường kính gấp đôi viên nhân đậu xanh.
- Đặt phần nhân đậu xanh đã làm ở giữa miếng bột tròn đã cán. Sau đó khéo léo bọc kín lại. Phần nhân và bột phải khít sát nhau không có chỗ hở hay chỗ không khí có thể tràn vào. Như vậy thì khi nấu bánh sẽ không bị vỡ ra.
- Dùng hai bàn tay lăn tròn lại những viên bánh đã nặn ở bước trên sao cho tròn xoe và mịn.
- Lót tấm bọc thực phẩm lên trên đĩa. Xếp nhẹ nhàng từng viên bột lên trên, cách một khoảng để các viên không bị dính vào nhau.
- Đun sôi 500ml nước, để lửa to. Cho nhẹ nhàng từng viên bột vào nồi nước đang sôi. Dùng muôi khuấy nhẹ nhàng để chúng không dính vào nhau. Đun đến khi viên bột nổi lên bề mặt nước, để khoảng 2-3 phút là chín.
- Nhân bánh chín, vớt chúng vào một tô nước lạnh để sẵn. Để 1-2 phút, vớt ra cho ráo nước rồi thả vào tô nước đường đã đun sôi. Rắc nhẹ chút vừng lên trước khi ăn.
Vậy là món bánh trôi nước trà gừng đã hoàn thành rồi đó. Nếu không thích ăn nóng bạn có thể cho vài viên đá nhỏ vào thưởng thức cùng, rất tuyệt đấy nha. Chúc các bạn thành công và ăn thật ngon miệng cùng gia đình nhé!
Ngon quên sầu với thịt ngâm 9 vị hương làm cầu kỳ nhưng đáng để thử
Món thịt ngâm 9 vị hương có thành phẩm chắc, giòn, phần bì có độ trong, màu vàng sậm, các hương vị hòa quyện...
Món thịt ngâm 9 vị hương sẽ cho bạn dư vị khó quên trên đầu lưỡi.
Nguyên liệu làm thịt ngâm 9 vị hương:
- Thịt có thể là ba chỉ (ba rọi).
- Đường hoa mai (đường vàng)
- Nước mắm, nên dùng nước mắm 42 độ đạm trở lên.
- Dấm
- Nước lọc
- Hành, gừng, tỏi, ớt, tiêu
- Hoa hồi.
- Hũ hay bát to để ngâm. (Nên ngâm đồ sứ hay thủy tinh)
Cách làm thịt ngâm 9 vị hương:
- Đo thử xem đồ ngâm đủ để ngâm ngập thịt của mình dung tích bao nhiêu, thì sẽ tính lượng mắm đường nước dấm. Và tỷ lệ hỗn hợp mắm đường nước dấm: 1 1 4 0,3 (1 mắm 1 đường 4 nước 0,3 dấm).
- Đồ để ngâm tráng nước sôi, để khô ráo. Hành, tỏi, ớt, gừng thái lát (không đập dập, tùy muốn cay bao nhiêu thì cho bấy nhiêu ớt )
- Hồi, tiêu rang lên cho thơm Bước tiếp theo, đun hỗn hợp mắm đường dấm nước ở trên, nhớ canh lửa, kẻo lớn quá là sôi trào ra ngoài.
- Đun sôi lừa vừa phải chừng 8 - 10 phút. Khi thấy hỗn hợp trên hòa quyện với nhau, tiến hành cho các gia vị: hành, tỏi, gừng, tiêu, hồi, ớt vào. Đun sôi hỗn hợp thêm chừng 5 phút nữa. Tắt bếp và để nguội.
- Khi hỗn hợp mắm, đường, nước, dấm các gia vị và thịt đã nguội hoàn toàn, xếp thịt vào trong đồ ngâm, rồi đổ hỗn hợp dung dịch vào, dùng đồ chèn cho thịt được ngập trong dung dịch, đậy kín và sau 3 ngày là ăn được.
*Luộc thịt:
- Tùy lượng thịt, canh thời gian luộc sao cho vừa chín tới.
- Sau đó để nguội, lau khô ráo miếng thịt.
- Nếu nhiều, có thể pha miếng thịt ra thành các dải thịt, sao cho sau này, thái miếng vừa ăn.
*Yêu cầu thành phẩm của thịt ngâm 9 vị hương:
- Cảm quan thị giác: phần bì có độ trong, màu vàng sậm đẹp mắt.
- Khi thái ra, mỡ giòn, trong, không bị trắng đục.
- Cảm quan vị giác: khi ăn, thịt phải có độ đanh, chắc và giòn. Không bị nhũn. Các hương vị hòa quyện, không quá nặng mùi mắm, các gia vị ngấm đầy đủ vào miếng thịt.
* Lưu ý để thịt không bị hỏng:
- Thịt luộc phải chín, không được sống.
- Lau thịt khô ráo.
- Hũ ngâm cần được rửa sạch, tráng nước sôi, lau khô ráo. Cẩn thận, các bạn có thể tráng lại bằng chính dung dịch gia vị ở trên khi nó đang sôi.
- Món này ăn kèm với rau củ sống rất ngon, đặc biệt là ăn với mướp đắng.
Chúc các bạn thành công với món thịt ngâm 9 vị hương.
Chân gà xào sa tế Chân gà xào sa tế cay cay, đậm đà, càng ăn càng thèm, thích hợp dùng làm món nhắm nhâm nhi cùng bia. Nguyên liệu: - 500 gr chân gà tươi - 1 nhánh gừng - Tỏi, hành tím, ớt băm - Sa tế Cách làm: Bước 1: Chân gà rửa thật sạch, cắt bỏ móng và các phần da bị chai. Chặt...