Cách làm bánh trôi ngũ sắc cho Rằm tháng Giêng Canh Tý 2020
Vào Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên tiêu, mọi người thường ăn bánh trôi ngũ sắc với mong muốn mọi chuyện cả năm sẽ trôi chảy, suôn sẻ. Dưới dây là hướng dẫn cách làm bánh trôi ngũ sắc.
Cách làm bánh trôi ngũ sắc
Nguyên liệu
- Bột gạo nếp (chọn mua bột của Thái Lan, khoảng 400gr)
- Bột ngô
- Đường viên để làm nhân bánh
- Đường cát trắng
- Hạt vừng đã tách vỏ và rang chín vàng
- Dừa nao (không bắt buộc)
- Cơm gấc (ruột gấc): 100gr, thêm chút nước và chút rượu trắng để gấc được đỏ hơn
- Hạt dành dành: một thìa cà phê, nếu không có, thay bằng 50gr bí đỏ
- 50gr lá cẩm tím, nếu không có, dùng bắp cải tím nhưng có mùi hơi hăng
- 8gr bột matcha trà xanh, nếu không có, thay bằng 50gr lá nếp hay lá dứa (nhưng màu của lá dứa sẽ không lên màu đậm như trà xanh)
- 4gr bột ca cao để làm màu nâu
- 50gr củ dền để tạo màu hồng
Video đang HOT
Cách làm
- Tạo bột màu đỏ từ gấc: cho 100gr bột nếp vào âu, thêm 40gr đường cát trắng, 30gr bột bắp, gấc sau khi ngâm chút rượu và chút nước thì bóp nhuyễn lấy phần thịt tiết ra.
Đổ vào âu bột, nhào qua thấy bột còn khô thì thêm 60-70ml nước ấm khoảng 40 độ.
Đổ từ từ, vừa đổ vừa nhào, không nên đổ hết một lần. Nếu bột đủ nước thì dừng lại lấy tay nhào, còn bột ướt thì thêm chút bột khô vào nhào đến khi bột dẻo mịn không dính tay là được. Sau đó bọc bột vào màng bọc thực phẩm tránh bột bị khô.
- Tạo bột màu xanh từ bột trà xanh: cho bột trà xanh vào bát thêm 50ml nước nóng hoà tan bột trà xanh, lọc qua một lần rây để bỏ bớt cặn trà xanh.
Đổ 100gr bột nếp ra âu, thêm 30gr bột bắp, 40grđường cát trắng trộn đều các nguyên liệu rồi từ từ đổ nước trà xanh vào.
Vừa đổ vừa dùng thìa khuấy nếu đủ nước dừng lại. Thiếu nước thì thêm chút nước ấm khoảng 40 độ vào nhào đến khi bột dẻo mịn không bị dính tay là được. Nếu khô thì thêm nước, nhão thêm bột. Sau đó bọc bột vào màng bọc thực phẩm tránh bột bị khô.
- Tạo bột màu nâu từ ca cao cũng tương tự như trà xanh. Đổ bột ca cao ra bát nhỏ, thêm 50ml nước nóng hoà tan ca cao rồi đổ vào bột, tỉ lệ như các màu khác. Sau đó bọc bột vào màng bọc thực phẩm tránh bột bị khô.
- Tạo màu hồng từ củ dền: củ dền gọt vỏ, rửa sạch thái miếng nhỏ thêm chút nước cho vào máy xay nhuyễn, lọc qua rây lấy phần nước cốt.
Nếu muốn đậm thì thêm ít nước,còn muốn nhạt hơn thì hoà thêm nước cho màu nhạt bớt. Nước củ dền khi đun sôi và chưa đun cho hai màu khác nhau.
Cho 100gr bột nếp vào âu, thêm 30gr bột bắp, 40gr đường, trộn đều các nguyên liệu rồi đổ từ từ nước củ dền vào, nhào bột đến khi mịn dẻo rồi bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, cách làm và lượng bột giống như các màu khác.
- Tạo màu từ hạt dành dành: Hạt dành cho ra bát thêm chút nước nóng để một lúc cho hạt ra màu vàng như ý muốn, rồi đổ vào phần bột nhào đến khi dẻo mịn không dính tay, bọc màng bọc thực phẩm để tránh bột khô.
Nếu không có hạt dành dành thì thay bằng bí đỏ. Xay sống bí đỏ, thêm chút nước để dễ xay, sau đó lọc qua rây thu được phần nước cốt bí đỏ sẽ cho ra màu vàng nhưng với điều kiện là phải lọc hết phần bã bỏ đi.
- Tạo màu tím từ lá cẩm: lá cẩm rửa sạch, cho nước và lá cẩm vào nồi đun khoảng 15 phút cho ra màu thì tắt bếp, chắt phần nước màu bỏ phần lá, cẩn thận lọc qua rây.
Nếu không có lá cẩm tím thì thay thế bằng lá bắp cải tím nhưng mùi hơi hăng,khắc phục cho thêm vani, cho bắp cải tím vào máy xay sinh tố, thêm chút nước rồi xay nhuyễn lọc qua rây thu được phần nước cốt.
Cho 100gr bột nếp, 40gr đường cát, 30 gr bột bắp trộn đều các nguyên liệu rồi từ từ đổ nước cốt lá cẩm tím hoặc nước cốt bắp cải tím vào, vừa đổ vừa dùng thìa khuấy đến khi đủ nước dừng lại, tiếp tục nhào đến khi bột dẻo mịn. Nếu bột khô thêm nước, ướt thì thêm một nếp. Sau đó bọc vào màng bọc thực phẩm tránh bột bị khô.
- Nếu muốn màu trắng thì chỉ cần nhào bột với nước trắng ấm.
- Chuẩn bị một nồi nước và một âu nước lạnh. Đun sôi nồi nước.
Lấy từng màu. Cho lượng bột nhỏ ra tay, vê tròn rồi ấn dẹt miếng bột đặt viên đường vào giữa, nhẹ nhàng gấp các mép bao viên đường lại rồi lại vê tròn thả vào nồi nước đang sôi.
Lần lượt làm đến hết bột. Sau khi bánh chín nổi lên trên thì dùng muôi thủng vớt ra âu nước lạnh. Lưu ý vì làm bột khô, bánh sẽ lâu chín hơn bột tươi.
- Sau khi luộc bánh xong, xếp lẫn lộn các màu ra đĩa, nhẹ nhàng chấm nhẹ ngón tay trỏ vào nước rồi lại chấm vào vừng rang chín, tiếp tục chấm nhẹ vào bánh là bánh sẽ đều vừng. Vừng bám chặt vào bánh làm cho bánh đẹp hơn là ta rắc. Nếu thích ăn thêm dừa nạo ta rắc lên trên nha.
Theo Thoidai
Mùa đông ấm với khúc biến tấu bánh trôi.
Với khí trời se lanh, người miền Bắc rất thích ăn bánh trôi. Từng viên bánh trôi thấm vị ngọt, bùi béo của lạc vừng, thơm hương bột gạo nếp.
Nguyên liệu:
- 160g bột gạo nếp
- 40g bột gạo tẻ
- 130g nước
- 50g đường nâu
- 30g đường kính
- 3 lát gừng tươi
- 50g nước xi rô
- 50g lạc rang chín
- Một ít vừng trắng và vừng đen rang chín
Cách làm:
Trộn đều gạo nếp và gạo tẻ, từ từ châm nước nhào bột thành hỗn hợp dẻo mịn, hơi dính tay. Sau đó chia bột thành những viên bột tròn nhỏ như viên bánh trôi.
Đun sôi nồi nước (chừng 1 lít nước), thả từng viên bột vào luộc cho đến khi bột nổi lên. Vớt bột ra bát nước nguội có thả vài lát gừng tươi cho viên bột khỏi dính. Sau đó mới vớt viên bột ra riêng từng bát.
Làm si rô mật:
Bắc chảo hoặc nồi nhỏ lên bếp, thêm 50 g đường nâu và 50 g nước vào, từ từ khuấy cho đến khi đường tan chảy, thêm 3 lát gừng tươi vào, tiếp tục đun nhỏ lửa.
Trong lúc chờ đường sôi, bạn trộn đều lạc rang giã dập, đường kính, vừng đen và trắng trong một bát nhỏ
Khi hỗn hợp đường sôi, thả từng viên bánh trôi vào chảo, đun nhỏ lửa một lúc. Lưu ý là đôi khi lắc nhẹ chảo để cho mật đường bọc đều từng viên bánh. Khi thấy viên bánh đều màu, phần mật đường cũng hơi sánh lại thì tắt bếp. Gắp viên bánh ra đĩa, rắc phần vừng lạc đã trộn ở bước 2 lên trên mặt bánh.
Bát bánh trôi nóng hổi, sóng sánh nước mật vàng óng lôi cuốn. Từng viên bánh đẫm ngọt, lẫn trong cái bùi béo của lạc vừng, thơm cái thơm đặc thù của bột gạo nếp, và thoảng vị cay ấm của gừng. Những ngày rét mướt, bưng bát bánh thơm ngọt đậm đà mà nghi ngút hương tỏa thế này thì thấy ấm lòng biết mấy. Tùy sở thích cá nhân, bạn có thể làm mật đường thật ngọt và thêm gừng tươi thật nhiều cho ấm sực và cay nồng.
Theo Internet
Bánh hotteok Hàn Quốc món ngon ẩm thực đường phố Bên cạnh vô vàn những món ngon đến từ Hàn Quốc như kimbap, tokbokki, chả cá xiên... thì có thể món bánh hotteok ít người biết hơn nhưng không hề kém phần ngon miệng đâu nhé. Góc ẩm thực nhà hàng buffet Hương Sen hôm nay xin giới thiệu đến quý bạn đọc yêu ẩm thực nói chung và những tín đồ của...